BỘ KHOA HỌC
VÀ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2021/TT-BKHCN |
Hà Nội, ngày 10 tháng 3 năm 2021 |
Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;
Căn cứ Nghị đinh số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Thông tư này quy định tiêu chí cụ thể phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây viết tắt là bộ), gồm:
a1) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc bộ;
a2) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ;
a3) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc cục, trực thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ;
a4) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc văn phòng thuộc bộ;
a5) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc cục thuộc tổng cục thuộc bộ;
b) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài);
c) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập;
d) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), gồm:
d1) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
d2) Tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở);
d3) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc chi cục và tương đương thuộc sở;
d4) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập được quy định từ điểm a đến điểm đ khoản này.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập do cơ sở giáo dục đại học, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập và đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư này hoặc các quy định pháp luật khác liên quan.
3. Thông tư này không áp dụng đối với:
a) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học;
b) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc phạm vi quản lý của chính quyền đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thực hiện theo quy định pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành đối với đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, có chức năng chủ yếu quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của đơn vị là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu ứng dụng, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm, phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định pháp luật.
2. Sáp nhập tổ chức khoa học và công nghệ công lập là việc toàn bộ một hoặc một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập sáp nhập (sau đây viết tắt là tổ chức bị sáp nhập) vào một tổ chức khoa học và công nghệ khác (sau đây viết tắt là tổ chức nhận sáp nhập), hoặc một phần của một tổ chức bị sáp nhập vào một tổ chức khoa học và công nghệ khác, bằng cách chuyển toàn bộ hoặc một phần chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cùng với toàn bộ hoặc một phần nhân lực, tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp tương ứng sang tổ chức nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại tư cách pháp nhân và xóa tên trong sổ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đối với tổ chức bị sáp nhập.
3. Hợp nhất tổ chức khoa học và công nghệ công lập là việc một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập hợp nhất với nhau (sau đây viết tắt là tổ chức được hợp nhất) để hình thành một tổ chức khoa học và công nghệ công lập mới (sau đây viết tắt là tổ chức hình thành sau hợp nhất) bằng cách chuyển giao toàn bộ nhân lực, tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp được hợp nhất sang tổ chức hình thành sau hợp nhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại tư cách pháp nhân và xóa tên trong sổ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đối với các tổ chức được hợp nhất.
4. Giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập là việc chấm dứt sự tồn tại tư cách pháp nhân của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và xóa tên tổ chức trong sổ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ; toàn bộ nhân lực, tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức do cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định pháp luật.
1. Thực hiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập bảo đảm đúng quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ và các quy định pháp luật liên quan.
2. Kết quả hoạt động sáp nhập, hợp nhất, giải thể phải bảo đảm cho tổ chức hoạt động được tinh gọn, hiệu quả, đồng thời duy trì chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu.
3. Tổ chức khoa học và công nghệ công lập hình thành sau khi sắp xếp, kiện toàn tổ chức dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất phải có một phần hoặc toàn bộ chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chủ quản.
4. Việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập ở nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP; Nghị định số 08/2014/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này, đồng thời bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 5. Tiêu chí phân loại tổ chức khoa học và công nghệ công lập
1. Phân loại theo chức năng, nhiệm vụ
a) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ quản lý nhà nước
Tại điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức có chức năng nghiên cứu ứng dụng phục vụ một trong các nhiệm vụ sau: xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và định mức kinh tế-kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực.
b) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập cung cấp dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu
Tại điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức có chức năng, nhiệm vụ cung cấp ít nhất một dịch vụ trong Danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu về khoa học và công nghệ hoặc Danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.
c) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ công ích của nhà nước
Tại điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức có một trong các chức năng, nhiệm vụ sau:
c1) Thực hiện nghiên cứu cơ bản theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Khoa học và công nghệ. Thực hiện một số nghiên cứu ứng dụng, dịch vụ khoa học và công nghệ (nếu có) không trùng với quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
c2) Thực hiện nghiên cứu ứng dụng, dịch vụ khoa học và công nghệ không trùng với quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
2. Phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Cụ thể:
a) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
b) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm chi thường xuyên;
c) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
d) Tổ chức khoa học và công nghệ công lập do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Điều 6. Điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập
Đáp ứng đồng thời các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 4 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP và quy định về số lượng người làm việc tối thiểu tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
1. Tổ chức bị sáp nhập
Không đáp ứng được một trong các điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điều 6 Thông tư này.
2. Tổ chức nhận sáp nhập
a) Đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư này.
b) Ngoài ra tổ chức nhận sáp nhập cần đáp ứng các yêu cầu sau:
b1) Có chức năng, nhiệm vụ, hoặc đã được bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bị sáp nhập hoặc có lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ tương đồng với tổ chức bị sáp nhập;
b2) Có năng lực tiếp nhận toàn bộ hoặc một phần nhân lực, tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các tổ chức bị sáp nhập;
b3) Có phương án tiếp tục hoạt động với chức năng, nhiệm vụ sau khi sắp xếp kiện toàn tổ chức bảo đảm chất lượng, hiệu quả được cáp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Mức độ tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập sau sáp nhập
a) Sáp nhập các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập sau sáp nhập phải bảo đảm mức độ tự chủ về tài chính không thấp hơn mức độ tự chủ về tài chính cao nhất của các tổ chức thực hiện sáp nhập tại thời điểm bắt đầu tiến hành hoạt động sáp nhập.
b) Sáp nhập các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư này
Mức độ tự chủ về tài chính của tổ chức khoa học và công nghệ công lập sau sáp nhập thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
c) Sáp nhập các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này với các tổ chức thuộc quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư này
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập sau sáp nhập phải bảo đảm mức độ tự chủ về tài chính không thấp hơn mức độ tự chủ về tài chính cao nhất của các tổ chức thực hiện sáp nhập tại thời điểm bắt đầu tiến hành hoạt động sáp nhập.
1. Tổ chức được hợp nhất
Các tổ chức khoa học và công nghệ công lập được xem xét hợp nhất khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Không đáp ứng được một trong các điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điều 6 Thông tư này.
b) Có chức năng, nhiệm vụ tương đồng hoặc trùng lặp, chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức khác.
c) Có mức độ tự chủ gần tương đồng. Không hợp nhất các tổ chức có mức độ tự chủ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này với các tổ chức có mức độ tự chủ quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
2. Tổ chức hình thành sau quá trình hợp nhất
a) Có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm duy trì chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức được hợp nhất.
b) Đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư này.
3. Mức độ tự chủ của tổ chức hình thành sau quá trình hợp nhất
a) Hợp nhất các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 5 Thông tư này
Tổ chức hình thành sau quá trình hợp nhất phải bảo đảm mức độ tự chủ về tài chính không thấp hơn mức độ tự chủ về tài chính cao nhất của các tổ chức được hợp nhất tại thời điểm bắt đầu tiến hành hoạt động hợp nhất.
b) Hợp nhất các tổ chức khoa học và công nghệ công lập có mức độ tự chủ thuộc quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư này
Mức độ tự chủ về tài chính của tổ chức hình thành sau quá trình hợp nhất thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 9. Điều kiện và yêu cầu khi thực hiện giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập
1. Tổ chức bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP.
b) Theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
c) Không đáp ứng được một trong các điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điều 6 Thông tư này.
d) Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền; hoặc bị đánh giá hoạt động không hiệu quả trong 3 năm liên tiếp tại báo cáo đánh do tổ chức đánh giá độc lập thực hiện đánh giá theo quy định tại Điều 18 Luật Khoa học và công nghệ và Thông tư số 18/2019/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đánh giá hoạt động và chất lượng dịch vụ của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 4 năm 2021.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
1. Cơ quan chủ quản của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thành lập mới, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tiến hành đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trước ngày 15 tháng 11 năm tiếp theo.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định kỳ tổng hợp, báo cáo về tổ chức và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc thẩm quyền quản lý gửi Bộ Nội vụ và Bộ Khoa học và Công nghệ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu cơ quan do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn xử lý hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.