BỘ NỘI VỤ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2014/TT-BNV |
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2014 |
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của kiểm ngư;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2566/BNN-TCTS ngày 02 tháng 8 năm 2013 về việc quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn các ngạch công chức kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư;
Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn các ngạch công chức kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư như sau:
Thông tư này quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn các ngạch công chức kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư.
Thông tư này áp dụng đối với công chức thực hiện nghiệp vụ kiểm ngư thuộc Cục Kiểm ngư và các Chi cục Kiểm ngư Vùng.
CHỨC DANH, MÃ SỐ NGẠCH CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC KIỂM NGƯ VIÊN, THUYỀN VIÊN TÀU KIỂM NGƯ
Điều 3. Chức danh, mã số ngạch công chức kiểm ngư viên
1. Kiểm ngư viên chính 2. Kiểm ngư viên 3. Kiểm ngư viên trung cấp |
- Mã số ngạch 25.309 - Mã số ngạch 25.310 - Mã số ngạch 25.311 |
Điều 4. Chức danh, mã số ngạch công chức thuyền viên tàu kiểm ngư
1. Thuyền viên kiểm ngư chính 2. Thuyền viên kiểm ngư 3. Thuyền viên kiểm ngư trung cấp |
- Mã số ngạch 25.312 - Mã số ngạch 25.313 - Mã số ngạch 25.314 |
TIÊU CHUẨN CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC KIỂM NGƯ VIÊN, THUYỀN VIÊN TÀU KIỂM NGƯ
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư tổ chức thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Nhiệm vụ
a) Chủ trì tổ chức triển khai và thực hiện một số lĩnh vực trong công tác chuyên môn về kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản.
b) Tham gia xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.
c) Chủ trì và tổ chức thực hiện việc tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với những vụ việc có quy mô lớn và có tính chất phức tạp.
d) Chủ trì tổ chức và hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ về kiểm ngư; đề xuất các biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao hiệu quả quản lý và công tác của lực lượng kiểm ngư.
đ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.
e) Tham gia hoặc chủ trì tổ chức nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
g) Tham gia hoặc chủ trì biên soạn tài liệu giảng dạy và tài liệu hướng dẫn, đồng thời tổ chức bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm cho kiểm ngư viên và thuyền viên tàu kiểm ngư.
3. Phẩm chất
a) Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.
b) Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
c) Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
d) Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
đ) Thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
e) Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
g) Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ; có thái độ tôn trọng khi tiếp xúc với nhân dân.
4. Năng lực
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm vững phương hướng phát triển của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan.
b) Chủ trì và triển khai có hiệu quả các hoạt động nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.
c) Tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
d) Thực hiện được việc hướng dẫn và kiểm tra công tác nghiệp vụ kiểm ngư cho các thành viên khác trong lực lượng kiểm ngư.
đ) Nắm chắc kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.
e) Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn để đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm ngư.
g) Có khả năng độc lập nghiên cứu khoa học phục vụ công tác kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản.
5. Trình độ
a) Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
b) Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch kiểm ngư viên chính.
c) Có ngoại ngữ trình độ B.
d) Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
đ) Chủ trì hoặc tham gia công trình, đề tài, đề án liên quan đến lĩnh vực kiểm ngư được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
e) Công chức dự thi nâng ngạch kiểm ngư viên chính phải có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên hoặc tương đương tối thiểu là 9 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên tối thiểu là 3 năm.
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản theo lĩnh vực nghiệp vụ được phân công.
2. Nhiệm vụ
a) Tham gia xây dựng phương án, kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
b) Tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn thuộc lĩnh vực công tác được giao.
c) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản theo nhiệm vụ được phân công.
d) Tham gia thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế về thủy sản, hướng dẫn ngư dân và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thủy sản.
đ) Phối hợp với các cơ quan có liên quan khi triển khai thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản.
e) Tham gia nghiên cứu, áp dụng, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
3. Phẩm chất
a) Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.
b) Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
c) Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
d) Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
đ) Thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
e) Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
g) Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ; có thái độ tôn trọng khi tiếp xúc với nhân dân.
4. Năng lực
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm được phương hướng phát triển của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan.
b) Nắm được quy trình các bước thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản.
c) Triển khai phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao.
d) Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.
đ) Có khả năng giao tiếp, ứng xử khi tiếp xúc với cá nhân và tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
e) Tổ chức và phối hợp để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản theo đúng quy trình, thủ tục pháp luật.
5. Trình độ
a) Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
b) Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch kiểm ngư viên.
c) Có ngoại ngữ trình độ B.
d) Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
đ) Công chức dự thi nâng ngạch kiểm ngư viên phải có thời gian giữ ngạch kiểm ngư viên trung cấp tối thiểu là 3 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Điều 7. Kiểm ngư viên trung cấp
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn trong cơ quan kiểm ngư, tham gia thực hiện một số công việc thuộc lĩnh vực nghiệp vụ kiểm ngư.
2. Nhiệm vụ
a) Tham gia góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực công tác được giao.
b) Tham gia thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên vùng biển được phân công theo quy định của pháp luật.
c) Thu thập tình hình và báo cáo kịp thời về các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hoạt động thủy sản trên vùng biển được phân công.
d) Tham gia tuyên truyền, vận động ngư dân tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động thủy sản.
đ) Tham gia phối hợp với các lực lượng tuần tra, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các Bộ, ngành và địa phương trong việc phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
3. Phẩm chất
a) Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.
b) Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
c) Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
d) Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
đ) Thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
e) Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
g) Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ; có thái độ tôn trọng khi tiếp xúc với nhân dân.
4. Năng lực
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm được phương hướng phát triển của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan.
b) Nắm được quy trình thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản.
c) Có khả năng tham gia phối hợp với các cơ quan có liên quan xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản theo đúng quy trình, thủ tục của pháp luật.
d) Nắm được kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.
5. Trình độ
a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
b) Đã qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ ngạch kiểm ngư viên trung cấp.
c) Có ngoại ngữ trình độ A.
d) Biết sử dụng tin học văn phòng.
Điều 8. Thuyền viên kiểm ngư chính
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam và thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả.
2. Nhiệm vụ
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả.
b) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
c) Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu.
d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu.
đ) Tham gia công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
e) Biên soạn hoặc tham gia biên soạn tài liệu, giáo trình nghiệp vụ liên quan về tàu kiểm ngư, tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho thuyền viên tàu kiểm ngư.
3. Phẩm chất
a) Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.
b) Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
c) Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
d) Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
đ) Thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
e) Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
g) Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ; có thái độ tôn trọng khi tiếp xúc với nhân dân.
4. Năng lực
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm vững phương hướng phát triển của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan.
b) Nắm vững nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản.
c) Nắm vững kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.
d) Nắm vững hoạt động của tàu thuyền, nghề nghiệp trên vùng biển làm nhiệm vụ kiểm tra.
đ) Nắm vững toàn bộ các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư và sử dụng hiệu quả các trang thiết bị hiện đại được trang bị cho tàu.
e) Có kinh nghiệm đi biển; biết phân tích, đánh giá tình hình thời tiết và khí tượng thủy văn phục vụ công tác chuyên môn.
5. Trình độ
a) Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
b) Đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ thuyền viên kiểm ngư chính.
c) Có ngoại ngữ trình độ B.
d) Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
đ) Chủ trì hoặc tham gia công trình, sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc đề tài, đề án liên quan đến lĩnh vực kiểm ngư được áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
e) Công chức dự thi nâng ngạch thuyền viên kiểm ngư chính phải có thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư hoặc tương đương tối thiểu là 9 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc), trong đó có thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư tối thiểu là 3 năm.
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản và thực hiện nhiệm vụ sử dụng tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn, hiệu quả.
2. Nhiệm vụ
a) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả.
b) Tham gia thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
c) Điều hành tàu kiểm ngư đảm bảo an toàn và hiệu quả; quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu.
d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu.
đ) Tham gia công tác phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.
3. Phẩm chất
a) Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.
b) Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ.
c) Không lợi dụng danh nghĩa, chức vụ, quyền hạn để mưu cầu lợi ích cá nhân.
d) Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
đ) Thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
e) Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật, gương mẫu, đi đầu trong công tác; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
g) Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ; có thái độ tôn trọng khi tiếp xúc với nhân dân.
4. Năng lực
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm vững phương hướng phát triển của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan.
b) Nắm được nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về thủy sản.
c) Nắm được kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên của cấp có thẩm quyền.
d) Nắm vững hoạt động của tàu thuyền, nghề nghiệp trên vùng biển làm nhiệm vụ kiểm tra.
đ) Nắm vững toàn bộ các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư.
e) Có kinh nghiệm đi biển; biết phân tích, đánh giá tình hình thời tiết và khí tượng thủy văn phục vụ công tác chuyên môn.
5. Trình độ
a) Tốt nghiệp đại học trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
b) Đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ thuyền viên kiểm ngư.
c) Có ngoại ngữ trình độ B.
d) Sử dụng thành thạo tin học văn phòng.
đ) Công chức dự thi nâng ngạch thuyền viên kiểm ngư phải có thời gian giữ ngạch thuyền viên kiểm ngư trung cấp tối thiểu là 3 năm (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Điều 10. Thuyền viên kiểm ngư trung cấp
1. Chức trách
Là công chức chuyên môn, nghiệp vụ trong cơ quan kiểm ngư, giúp lãnh đạo cơ quan kiểm ngư thực hiện một số nghiệp vụ trong quá trình vận hành tàu kiểm ngư tham gia tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản trên các vùng biển Việt Nam.
2. Nhiệm vụ
a) Thi hành mệnh lệnh của lãnh đạo trực tiếp.
b) Tham gia thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, thanh tra chuyên ngành về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
c) Tham gia công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.
d) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào công tác vận hành tàu.
đ) Sử dụng, bảo dưỡng đúng quy trình kỹ thuật đối với các trang thiết bị trên tàu.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công.
3. Phẩm chất
a) Bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thử thách, luôn kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân.
b) Có tinh thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ pháp luật và thận trọng trong thực thi công vụ; chấp nhận hy sinh cá nhân, chịu đựng vất vả, nhiệt tình, toàn tâm, toàn ý trong công việc.
c) Chấp hành nội quy của cơ quan, chấp hành sự phân công của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị; thường xuyên nghiên cứu, học tập để nâng cao hiểu biết, nhận thức để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
d) Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
đ) Trung thực, khách quan, công tâm, công bằng, dân chủ; có thái độ tôn trọng khi tiếp xúc với nhân dân.
4. Năng lực
a) Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nắm được phương hướng phát triển của ngành về lĩnh vực quản lý và các nghiệp vụ liên quan.
b) Nắm được quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra chuyên ngành thủy sản.
c) Có kiến thức về an ninh, quốc phòng trên biển liên quan đến hoạt động của tàu và thuyền viên.
d) Nắm vững các đặc tính hoạt động của tàu kiểm ngư.
đ) Có khả năng đi biển.
5. Trình độ
a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên, có chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm.
b) Đã qua lớp đào tạo nghiệp vụ thuyền viên kiểm ngư trung cấp.
c) Đã có thời gian làm việc trên tàu từ 06 tháng trở lên.
Chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức kiểm ngư viên, thuyền viên tàu kiểm ngư là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức kiểm ngư.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2014.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.