BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2002/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2002 |
Căn cứ Luật giáo dục đã được
Chủ tịch nước công bố tại Lệnh số 09L/CTN ngày 02-12-1998;
Căn cứ Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2002 của Ban bí thư Trung
ương Đảng về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.
Căn cứ nghị định số 43/2000/NĐ-CP ngày 30-8-2000 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Nghị quyết số 37-CP ngày 20-6-1996 của Chính phủ về định hướng chiến
lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 1996-2000 và tới
năm 2020;
Căn cứ quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19-3-2001 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001
2010;
Thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực để phục vụ sự nghiệp chăm sóc,
bảo vệ sức khoẻ nhân dân;
Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn tuyển sinh đào tạo Bác sĩ, Dược sĩ hệ tập
trung 4 năm cho các Trường Đại học Y, Dược năm 2002.
1- Để đảm bảo có đủ Bác sĩ, Dược sĩ làm việc ở tuyến y tế cơ sở, năm 2002 Bộ Y tế vẫn chủ trương ưu tiên tuyển sinh (dưới hai hình thức thi tuyển và cử tuyển) và tạo điều kiện thuận lợi cho các Y sĩ đang làm việc tại Trạm Y tế xã, Dược sĩ trung học đang làm việc tại cơ sở y tế tuyến huyện được đào tạo để sau khi tốt nghiệp trở về địa phương nơi đã cử đi học tiếp tục làm việc.
2- Đối với các xã, huyện vùng cao, vùng sâu, Bộ Y tế áp dụng hình thức cử tuyển để đáp ứng nhu cầu về nhân lực y tế. Học viên cử tuyển được bồi dưỡng văn hoá và chuyên môn 01 năm theo Chương trình được Bộ Y tế quy định, nếu thi đạt yêu cầu sẽ được học tiếp chương trình Bác sĩ, Dược sĩ hệ tập trung 4 năm.
3- Chỉ tiêu đào tạo Bác sĩ, Dược sĩ hệ 4 năm đã được các cơ quan có thẩm quyền giao cho các Trường đại học Y, Dược bao gồm chỉ tiêu đào tạo có ngân sách do Nhà nước cấp và chỉ tiêu đào tạo không thuộc ngân sách. Nguồn kinh phí không thuộc ngân sách Nhà nước sẽ được thu từ địa phương hoặc cơ quan cử cán bộ đi học đóng góp thông qua hợp đồng đào tạo giữa Trường đại học với Sở Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức. Bộ Y tế thống nhất quản lý chỉ tiêu đào tạo (cả chỉ tiêu có ngân sách Nhà nước và không có ngân sách Nhà nước), không có sự phân biệt trong chương trình, chất lượng đào tạo và việc phân công sau khi tốt nghiệp giữa hai loại chỉ tiêu đào tạo nói trên.
4- Các Bộ - Ngành khác nếu có nhu cầu đào tạo phải làm việc trước với Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch và Vụ Khoa học đào tạo) để phân bổ chỉ tiêu dự thi vào các trường trong tổng số chỉ tiêu được giao.
5- Kết thúc khoá học, các trường tổ chức bàn giao học viên kèm theo hồ sơ cho các tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ cử đi học để bố trí công tác tại tuyến y tế cơ sở. Những học viên không tốt nghiệp hoặc phải ngừng học tập trước khi tốt nghiệp cũng sẽ được trả về tỉnh hoặc cơ quan cử đi học để giải quyết.
Các cơ sở đào tạo không được cấp bất kỳ giấy tờ gì cho học viên tốt nghiệp để tự liên hệ công tác.
6- Một số quy định khác:
- Các khu vực tuyển sinh (KV1, KV2, KV3, KV1-VC, KV1-VS) thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Người làm công tác trong Đội y tế lưu động và đơn vị Y tế lưu động theo quy định trong Thông tư này là những người thường xuyên phải đến các địa phương để làm công tác chuyên môn của mình và phải được Sở Y tế xác nhận.
1- Đối tượng tuyển sinh Bác sĩ đa khoa:
1.1- Y sĩ đang công tác tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc KV1, và KV2 trong biên chế Nhà nước và hợp đồng trong định biên quy định tại Thông tư liên bộ số 08/TT-LB ngày 20-4-1995 của Liên Bộ Y tế - tài chính - Lao động Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (gọi tắt là hợp đồng trong định biên).
1.2- Y sĩ đang công tác trong biên chế tại các Phòng khám đa khoa khu vực, Đội y tế dự phòng, đội y tế lưu động của các huyện, thị xã KV1 và KV2.
1.3- Y sĩ đang công tác trong biên chế tại các đơn vị Y tế lưu động thuộc Sở Y tế các tỉnh KV1, KV2.
1.4- Y sĩ công tác tại các Trạm Y tế và bệnh xá của các Bộ, Ngành khác đóng trên địa bàn KV1, KV2.
1.5- Y sĩ đang công tác trong biên chế tại Bệnh viện Phong, Da liễu, khu điều trị Phong, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viên Lao, Trung tâm phòng chống Lao đóng trên địa bàn các tỉnh KV1, KV2, Bệnh viện các huyện vùng cao, vùng sâu.
1.6- Y sĩ đang công tác trên địa bàn KV3 làm đúng chuyên ngành đào tạo, có biên chế tại các cơ sở y tế như đã nêu tại mục 1.1 đến mục 1.5 có một trong các tiêu chuẩn sau: đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc đã kinh qua công tác liên tục tại miền núi, vùng cao, vùng sâu ít nhất 36 tháng.
2- Đối tượng tuyển sinh Bác sĩ Y học cổ truyền (YHCT):
2.1- Y sĩ Y học cổ truyền hoặc Y sĩ định hướng chuyên khoa Y học cổ truyền (gọi chung là Y sĩ Y học cổ truyền) đang công tác đúng ngành đào tạo và có biên chế hoặc hợp đồng trong định biên tại Trạm y tế xã như quy định tại mục 1.1.
2.2- Y sĩ Y học cổ truyền đang công tác đúng ngành đào tạo trong biên chế tại các cơ sở y tế tuyến huyện và tỉnh thuộc KV1 và tuyến huyện thuộc KV2.
2.3- Y sĩ Y học cổ truyền đang công tác đúng ngành đào tạo trong biên chế tại các Trạm y tế, các bệnh xá của các Bộ, ngành khác đóng trên địa bàn KV1, KV2.
2.4- Y sĩ Y học cổ truyền đang công tác trên địa bàn KV3 làm đúng chuyên ngành đào tạo, trong biên chế tại các cơ sở y tế như đã nêu tại mục từ 2.1 đến mục 2.3 có một trong các tiêu chuẩn sau: đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc đã kinh qua công tác liên tục tại miền núi, vùng cao, vùng sâu ít nhất 36 tháng.
3- Đối tượng tuyển sinh Dược sĩ đại học.
3.1- Dược sĩ trung học đang công tác đúng ngành đào tạo, trong biên chế tại các cơ sở y tế hành chính - sự nghiệp đóng trên địa bàn KV1 và KV2.
3.2- Dược sĩ trung học đang công tác đúng ngành đào tạo có biên chế hoặc hợp đồng dài hạn tại các doanh nghiệp Dược, Vật tư thiết bị y tế Nhà nước, các Công ty Dược cổ phần đóng trên địa bàn KV1, KV2.
3.3- Dược sĩ trung học của các Bộ - ngành khác đang công tác đúng ngành đào tạo và trong biên chế tại các cơ sở y tế đóng trên địa bàn KV1, KV2.
3.4- Dược sĩ trung học đang công tác trên địa bàn KV3 làm đúng chuyên ngành đào tạo tại các cơ sở y tế như đã nêu tại mục 3.1 đến mục 3.3 có một trong các tiêu chuẩn sau: đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự hoặc đã kinh qua công tác liên tục tại miền núi, vùng cao, vùng sâu ít nhất 36 tháng.
4- Đối tượng xét tuyển Bác sĩ đa khoa và Dược sĩ hệ cử tuyển:
4.1- Y sĩ là người dân tộc thiểu số đang công tác, có biên chế hoặc hợp đồng trong định biên tại tuyến y tế cơ sở vùng cao (KV1-VC) và vùng sâu (KV1-VS).
4.2- Y sĩ là người Kinh đang công tác, có biên chế hoặc hợp đồng trong định biên tại Trạm y tế xã vùng cao (KV1-VS) và vùng sâu (KV1-VS) có hộ khẩu và đã công tác liên tục ở khu vực nói trên ít nhất 36 tháng.
4.3- Dược sĩ trung học là người dân tộc thiểu số đang công tác tại các cơ sở y tế tỉnh, doanh nghiệp dược Nhà nước, Công ty cổ phần dược đóng trên địa bàn KV1-VC, KV1-VS, có hộ khẩu và đã công tác liên tục ở khu vực nói trên ít nhất 36 tháng.
1. Tiêu chuẩn chính trị:
Lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng, hoàn thành các nhiệm vụ được giao, phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Những người đang trong thời gian thi hành kỷ luật (từ khiển trách trở lên) không được xét tuyển.
2- Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và văn hoá:
2.1- Về chuyên môn:
- Thí sinh dự thi và cử tuyển vào các lớp Bác sĩ đa khoa phải có bằng tốt nghiệp Y sĩ đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
- Thí sinh dự thi vào các lớp Bác sĩ Y học cổ truyền phải có bằng tốt nghiệp Y sĩ Y học cổ truyền hoặc Y sĩ định hướng Y học cổ truyền đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
- Thí sinh dự thi và cử tuyển vào các lớp Dược sĩ đại học phải có bằng tốt nghiệp dược sĩ trung học đào tạo theo chương trình của Bộ Y tế.
Các thí sinh được đào tạo trong quân đội phải có bằng tốt nghiệp trung học Y, dược theo chương trình của Bộ Y tế do Trường Quân y 1 hoặc quân y 2 cấp.
2.2- Về văn hoá:
- Chung cho các đối tượng: phải có trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hoá.
- Các đối tượng cử tuyển: Tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc văn hoá hoặc đã học 01 năm văn hoá trong chương trình đào tạo trung học y - dược, được cơ sở đào tạo xác nhận.
3- Tiêu chuẩn về thâm niên chuyên môn:
Có hai đối tượng:
* Thâm niên chuyên môn là 3 năm (đủ 36 tháng) áp dụng cho các đối tượng:
- Y sĩ đang công tác trong biên chế hoặc được ký hợp đồng trong định biên của các Trạm Y tế xã KV1.
- Y sĩ là người dân tộc đang công tác ở miền núi và Dược sĩ trung học đang công tác trong biên chế của các cơ sở y tế tuyến huyện KV1.
* Thâm niên chuyên môn là 5 năm (đủ 60 tháng) áp dụng cho các đối tượng còn lại.
Thâm niên chuyên môn tính từ ngày có quyết định tuyển dụng vào biên chế, vào hợp đồng trong định biên, sau khi tốt nghiệp trung học y - dược, tính đến ngày 30-10-2002.
4- Tiêu chuẩn sức khỏe và tuổi:
4.1- Về sức khoẻ:
Phải có đủ sức khoẻ để học tập như quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế - Đại học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề số 10/TT-LB ngày 18-8-1989 và Công văn hướng dẫn số 2445/TS ngày 20-8-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.2- Về tuổi:
Không quá 45 tuổi đối với nam và 40 tuổi đối với nữ, tính đến ngày 30-10-2002.
Điểm tuyển vào trường được xét ưu tiên theo khu vực và trong mỗi khu vực có các ưu tiên cho các đối tượng theo chính sách:
1- Ưu tiên về khu vực:
Áp dụng theo "Bảng phân chia khu vực tuyển sinh", in trong quyển những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2002 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2- Ưu tiên về chính sách:
2.1- Nhóm ưu tiên 1:
- Anh hùng lao động, anh hùng các lực lượng vũ trang, chiến sĩ thi đua toàn quốc.
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu và đang công tác tại miền núi.
- Thương binh được xếp hạng
- Người trong biên chế hoặc hợp đồng trong định biên của trạm y tế xã miền núi đang công tác liên tục ở đó từ 36 tháng trở lên, tính đến ngày 30-10-2002.
2.2- Nhóm ưu tiên 2:
- Người được thưởng Huân chương, Huy chương kháng chiến, chiến thắng, huân chương lao động, chiến sĩ thi đua cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) 2 năm liền.
- Con liệt sĩ.
- Con thương binh được xếp hạng, con bệnh binh mất trên 81% sức lao động.
- Người đang công tác ở vùng cao, vùng sâu có đủ điều kiện về tuyển sinh như quy định tại Thông tư này.
- Người thuộc biên chế các Trạm y tế xã, bệnh viên phong, da liễu và khu điều trị phong, bệnh viên tâm thần, Bệnh viên lao, Trung tâm phòng chống lao có thâm niên công tác ít nhất 36 tháng.
- Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu và đang công tác tại cơ sở y tế thuộc KV2.
Mỗi đối tượng chỉ được hưởng 01 tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất về chính sách.
Hồ sơ dự tuyển gồm có:
1- Một phiếu dự tuyển do cơ quan sử dụng cán bộ, công chức cử đi dự tuyển và có ý kiến phê duyệt của Sở y tế. Thí sinh đang công tác trong các Bộ, Ngành khác và các doanh nghiệp phải có ý kiến phê duyệt của cơ quan quản lý cán bộ, công chức.
2- Bản sao bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bổ túc văn hoá (có công chứng Nhà nước). Khi đến học phải xuất trình bản chính. Những trường hợp cần thiết, nhà trường có thể yêu cầu thí sinh xuất trình học bạ khoá đào tạo trung học y tế.
3- Bản sao giấy khai sinh có công chứng Nhà nước.
4- Bản sao Quyết định tuyển dụng vào biên chế hoặc hợp đồng trong định biên của các cơ sở y tế hoặc Quyết định tuyển dụng làm việc tại các doanh nghiệp (có công chứng Nhà nước). Thí sinh thuộc khu vực 3 phải có thêm bản sao Quyết định phân công tác và giấy xác nhận thời gian làm việc tại miền núi, vùng cao, vùng sâu hoặc giấy xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự. Khi nhập học phải xuất trình bản chính.
5- Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên và khu vực ưu tiên tuyển sinh (như quy định tại Phần IV) của cơ quan sử dụng cán, bộ công chức và được Sở y tế tỉnh hoặc cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức xác nhận.
6- Quyết định cử cán bộ, công chức đi học do Sở y tế tỉnh ký, những thí sinh không thuộc Sở Y tế tỉnh quản lý phải có quyết định cử đi học của cơ quan quản lý cán bộ, công chức. Thí sinh thuộc diện cử tuyển phải có quyết định cử đi học của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
7- Một bản cam kết của thí sinh sau khi học tập sẽ trở về công tác tại tuyến y tế cơ sở theo sự phân công của tỉnh.
8- Bốn ảnh cỡ 4 x 6 (một ảnh dán vào phiếu dự tuyển, đóng dấu giáp lai).
Các giấy tờ khác: theo quy định của trường.
Thí sinh phải nộp đầy đủ hồ sơ dự thi về Ban tuyển sinh của các trường theo vùng tuyển sinh đúng thời hạn quy định.
1. Các môn thi
Thí sinh trong diện thi tuyển phải thi 3 môn: Toán, Hoá và chuyên môn.
1.1- Môn toán và môn Hoá:
Trình độ trung học phổ thông hay bổ túc văn hoá theo chương trình hiện hành.
1.2- Môn chuyên môn:
Theo chương trình đào tạo Y sĩ trung học (y sĩ đa khoa hoặc y sĩ Y học cổ truyền) hoặc Dược sĩ trung học hiện hành được Bộ Y tế duyệt.
2. Tổ chức thi:
Các trường tổ chức thi tuyển theo các quy định của Quy chế tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngày thi tuyển sinh do các trường quy định và đăng ký với Bộ Y tế (Vụ Khoa học đào tạo), Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời thông báo cho thí sinh.
Các môn thi về văn hoá: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo in trong tài liệu "Những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2002".
Các Sở Y tế có kế hoạch bồi dưỡng văn hoá và chuyên môn cho cán bộ được cử đi học để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Bộ Y tế khuyến khích các trường trong cùng khu vực, có cùng ngày thi, tập trung làm đề và sử dụng đề chung để tiết kiệm và đảm bảo mặt bằng kiến thức.
3. Điều kiện trúng tuyển:
Thí sinh trúng tuyển phải có đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh và đạt mức điểm tuyển của trường, trong đó:
a. Môn chuyên môn: Không dưới điểm 5.
b. Các môn văn hoá: Không có điểm 0.
Sau khi tổ chức thi các trường cần:
- Xác định điểm chuẩn theo tinh thần ưu tiên tuyển tối đa thí sinh ở các khu vực miền núi, vùng sâu và những tỉnh có tỷ lệ Bác sỹ xã còn thấp.
- Kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ để xác định tính hợp pháp các văn bản trong hồ sơ và báo cáo Bộ Y tế, mọi trường hợp khai man hồ sơ đều phải xử lý theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Người ký quyết định cử cán bộ đi học phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ người học.
4. Cử tuyển: Thí sinh không phải dự thi
Các trường chỉ tiếp nhận hồ sơ, triệu tập thí sinh trúng tuyển theo đúng đối tượng quy định, đúng chỉ tiêu đã được Bộ Y tế phân bổ cho các trường và địa phương.
VII- CHẾ ĐỘ SINH HOẠT PHÍ VÀ HỌC PHÍ:
1. Học viên trúng tuyển (do thi tuyển và cử tuyển) theo chỉ tiêu Nhà nước cấp ngân sách thì không phải đóng kinh phí đào tạo, nhưng phải đóng học phí theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2- Học viên trung tuyển (do thí tuyển và cử tuyển) Không thuộc diện chỉ tiêu ngân sách Nhà nước cấp và các đối tượng nêu ở các mục 1.3, 1.4, 1.6, 2.3, 2.4, 3.2, 3.3, 3.4 tại Phần II của Thông tư này phải đóng một phần kinh phí đào tạo gồm cả học phí và các khoản phí, lệ phí khác theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Mức đóng góp tương đương với định mức kinh phí đào tạo hàng năm do Nhà nước cấp, trong đó học viên đóng học phí; phần còn lại do cơ quan cử đi học đóng góp.
3- Trong thời gian học tập, lương và mọi chế độ của học viên do cơ quan cử người đi học giải quyết theo chế độ hiện hành.
Nhận được Thông tư này, các đơn vị, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện, xét cử cán bộ tham dự kỳ thi tuyển sinh và đi học theo đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn quy định trong thông tư.
Các Trường đại học thông báo rộng rãi cho thí sinh và thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng quy chế hiện hành để đảm bảo chất lượng đào tạo và công bằng xã hội.
|
Lê Ngọc Trọng (Đã ký) |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.