BỘ KẾ
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2025/TT-BKHĐT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2025 |
QUY ĐỊNH BỘ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VÀ BỘ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ QUỐC GIA BIỂN MẠNH
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12 tháng 11 năm 2021;
Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;
Căn cứ Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ qu0219y định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2024 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều, phụ lục của Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê và Nghị định số 94/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước, chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Căn cứ Nghị định số 89/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê;
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư quy định bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh.
Thông tư này quy định bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh của Việt Nam.
Bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh là bộ chỉ tiêu thống kê liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên kết vùng về kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến biển nhằm cung cấp số liệu, đánh giá tình hình phát triển bền vững kinh tế biển của Việt Nam.
Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin thống kê, sản xuất thông tin thống kê và sử dụng thông tin thống kê về biển và hải đảo và đánh giá quốc gia biển mạnh.
Điều 3. Bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh
Bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh gồm:
1. Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo gồm 53 chỉ tiêu thống kê quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh gồm 28 chỉ tiêu thống kê được đánh dấu tích tại cột “chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh” quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
3. Nội dung chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan:
a) Thu thập thông tin thống kê đối với các chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh được phân công, bảo đảm cung cấp số liệu thống kê đầy đủ, chính xác, kịp thời và đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế;
b) Xây dựng và hoàn thiện các hình thức thu thập thông tin của các chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình lưu trữ, khai thác số liệu thống kê về biển và hải đảo và đánh giá quốc gia biển mạnh;
d) Tổng hợp thông tin thống kê thuộc bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh; theo dõi, hướng dẫn, báo cáo tình hình thực hiện Thông tư này.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan căn cứ vào bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh thực hiện lồng ghép, thu thập, tổng hợp những chỉ tiêu được phân công, cung cấp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để tổng hợp, biên soạn.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2025.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi ý kiến về Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để kịp thời có hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VÀ
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ QUỐC GIA BIỂN MẠNH
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 01/2025/TT-BKHĐT ngày 02 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Stt |
Mã số |
Mã số chỉ tiêu thống kê quốc gia |
Nhóm, tên chỉ tiêu |
Lộ trình thực hiện |
Chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh |
01. Chỉ tiêu tổng hợp |
|
||||
01 |
0101 |
|
Chỉ số tổng hợp quản trị biển và hải đảo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển |
B |
x |
02 |
0102 |
|
Chỉ số phát triển con người (HDI) của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển |
A |
x |
02. Kinh tế biển |
|
||||
03 |
0201 |
|
Số hộ khai thác, nuôi trồng thủy sản biển |
A |
|
04 |
0202 |
|
Số lượng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá |
A |
|
05 |
0203 |
|
Thể tích lồng, bè nuôi trồng thủy sản biển |
A |
|
06 |
0204 |
0811 |
Số lượng tàu khai thác thủy sản biển có động cơ |
A |
|
07 |
0205 |
|
Số lượng trung tâm kinh tế biển |
B |
|
08 |
0206 |
|
Số lượng tàu biển |
A |
|
09 |
0207 |
1207 |
Số lượng, năng lực bốc xếp hiện có và mới tăng của cảng biển |
A |
|
10 |
0208 |
|
Số cơ sở lưu trú du lịch biển |
A |
|
11 |
0209 |
|
Số buồng của cơ sở lưu trú du lịch biển |
A |
|
12 |
0210 |
|
Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam qua đường biển |
A |
x |
13 |
0211 |
|
Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển đường biển |
A |
x |
14 |
0212 |
|
Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển đường biển |
A |
x |
15 |
0213 |
|
Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển |
A |
x |
16 |
0214 |
|
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản biển |
A |
|
17 |
0215 |
|
Diện tích thu hoạch thủy sản nuôi trồng biển |
A |
|
18 |
0216 |
|
Diện tích khu vực phân bố san hô, cỏ biển |
A |
|
19 |
0217 |
|
Diện tích nuôi trồng thủy sản biển được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và tương đương |
A |
|
20 |
0218 |
|
Sản lượng thủy sản khai thác biển |
A |
x |
21 |
0219 |
|
Sản lượng thủy sản nuôi trồng biển |
A |
x |
22 |
0220 |
|
Sản lượng khai thác dầu, khí |
A |
x |
23 |
0221 |
|
Trị giá xuất khẩu thuỷ sản biển |
A |
x |
24 |
0222 |
|
Doanh thu vận tải đường biển, kho bãi biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường biển |
A |
x |
25 |
0223 |
|
Doanh thu từ điện gió, điện thủy triều |
A |
x |
26 |
0224 |
|
Công suất lắp đặt và sản lượng điện từ năng lượng gió, thuỷ triều |
A |
|
27 |
0225 |
|
Tỷ lệ năng lượng từ gió, thuỷ triều trong tổng cung năng lượng sơ cấp |
A |
x |
28 |
0226 |
|
Tỷ trọng sản lượng điện từ năng lượng gió, thuỷ triều trên tổng sản lượng điện sản xuất |
A |
x |
29 |
0227 |
|
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế biển trong tổng sản phẩm trong nước |
B |
x |
30 |
0228 |
|
Tỷ lệ đóng góp tổng sản phẩm trên địa bàn của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong tổng sản phẩm trong nước |
A |
x |
03. Xã hội |
|
||||
31 |
0301 |
|
Thu nhập bình quân đầu người 01 tháng của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển |
A |
x |
32 |
0302 |
|
Số lao động có việc làm trong các ngành kinh tế biển |
B |
|
33 |
0303 |
|
Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế biển |
B |
|
34 |
0304 |
|
Tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng II |
B |
x |
35 |
0305 |
|
Tỷ lệ xã đảo đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã |
B |
x |
36 |
0306 |
|
Tỷ lệ tàu vận tải biển thực hiện đầy đủ các quy định về y tế |
A |
x |
37 |
0307 |
|
Số lượng thuyền viên có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn đang làm việc trên tàu vận tải biển |
A |
|
38 |
0308 |
|
Số học viên, sinh viên tốt nghiệp các ngành học liên quan đến kinh tế biển trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp |
A |
|
04. Môi trường |
|
||||
39 |
0401 |
|
Số lượng giấy phép nhận chìm ở biển được cấp |
A |
|
40 |
0402 |
|
Số vụ, số lượng dầu tràn và hóa chất rò rỉ trên biển, diện tích bị ảnh hưởng |
A |
|
41 |
0403 |
|
Chiều dài bờ biển và diện tích vùng bờ được áp dụng quản lý tổng hợp |
A |
|
42 |
0404 |
|
Số lượng loài thủy sản trong Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được sinh sản nhân tạo, ương nuôi thành công |
A |
x |
43 |
0405 |
|
Số lượng loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được lập hồ sơ, giám sát, đánh giá liên quan đến môi trường, nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển |
A |
x |
44 |
0406 |
|
Số khu, diện tích và tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển so với diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia |
A |
x |
45 |
0407 |
|
Số khu, diện tích và tỷ lệ diện tích các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển |
A |
x |
46 |
0408 |
|
Số khu, diện tích và tỷ lệ diện tích các khu vực cấm khai thác có thời hạn ở vùng biển |
A |
|
47 |
0409 |
|
Số khu, diện tích và tỷ lệ diện tích khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản ở biển |
A |
|
48 |
0410 |
|
Diện tích rừng ngập mặn ven biển |
A |
|
49 |
0411 |
|
Diện tích các khu vực biển được giao, cho thuê đang khai thác, sử dụng |
A |
|
50 |
0412 |
|
Tỷ lệ diện tích vùng biển được điều tra cơ bản theo tỷ lệ bản đồ 1:500.000 |
B |
x |
51 |
0413 |
|
Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái biển được phục hồi |
B |
x |
52 |
0414 |
|
Tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển |
A |
x |
53 |
0415 |
|
Tỷ lệ khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững |
A |
x |
Ghi chú:
- Lộ trình A: Áp dụng đối với các chỉ tiêu có thể thực hiện ngay từ khi Thông tư có hiệu lực do đã có sẵn hoặc có nguồn thông tin để tính toán, tổng hợp.
- Lộ trình B: Áp dụng đối với các chỉ tiêu chưa thể thực hiện ngay do chưa có nguồn thông tin hoặc đang nghiên cứu dự kiến có thể thực hiện từ năm 2026.
NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ QUỐC GIA VỀ BIỂN VÀ HẢI ĐẢO VÀ
CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ QUỐC GIA BIỂN MẠNH
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 01/2025/TT-BKHĐT ngày 02 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
0101. Chỉ số tổng hợp quản trị biển và hải đảo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Chỉ số tổng hợp quản trị biển và hải đảo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển là một thước đo tổng hợp phản ánh thực trạng của biển và hải đảo theo 06 nhóm nội dung chính: (1) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hành động cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển; (2) Quản lý môi trường kinh doanh ven biển; (3) Quản lý chất lượng nước ven biển; (4) Quản lý khoáng sản, năng lượng và vận tải ven biển; (5) Quản lý đất ven biển và (6) Quản lý tài nguyên sinh vật ven biển.
Phương pháp tính: Chỉ số tổng hợp quản trị biển và hải đảo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển được tính theo phương pháp tổng hợp trung bình cộng của các chỉ số thành phần.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành;
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0102. Chỉ số phát triển con người (HDI) của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
1.1. Phương pháp tính chỉ số tổng hợp HDI
Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: Sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người).
Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức:
Trong đó:
HDI |
: Chỉ số phát triển con người; |
Isức khỏe |
: Chỉ số sức khỏe, được tính thông qua chỉ tiêu tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh; còn được gọi là tuổi thọ bình quân hay triển vọng sống trung bình khi sinh; |
Igiáo dục |
: Chỉ số giáo dục, được tính thông qua 02 chỉ tiêu: Số năm đi học bình quân của những người từ 25 tuổi trở lên và số năm đi học kỳ vọng của trẻ em trong độ tuổi đi học; |
Ithu nhập |
: Chỉ số thu nhập, được tính thông qua chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP). |
HDI nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 (0 ≤ HDI ≤ 1). HDI đạt tối đa bằng 1, thể hiện trình độ phát triển con người ở mức lý tưởng; HDI tối thiểu bằng 0, thể hiện xã hội không có sự phát triển mang tính nhân văn. Căn cứ giá trị HDI, UNDP đã đưa ra Bảng xếp hạng phát triển con người của các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc các vùng, miền, địa phương, bộ phận dân cư trên địa bàn của một quốc gia, vùng lãnh thổ theo 04 nhóm:
- Nhóm 1: Đạt mức rất cao với HDI ≥ 0,800;
- Nhóm 2: Đạt mức cao với 0,700 ≤ HDI < 0,800;
- Nhóm 3: Đạt mức trung bình với 0,550 ≤ HDI < 0,700;
- Nhóm 4: Đạt mức thấp với HDI < 0,550.
1.2. Phương pháp tính chỉ số thành phần
a) Chỉ số sức khỏe
Trong đó:
Isức khỏe |
: Chỉ số sức khỏe; |
|
: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh thực tế đã đạt được; |
|
: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh tối thiểu với mức cố định là 20 năm; |
|
: Tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh tối đa với mức cố định là 85 năm. |
b) Chỉ số giáo dục
Chỉ số giáo dục được tính thông qua 02 chỉ tiêu:
- Số năm đi học bình quân của những người từ 25 tuổi trở lên;
- Số năm đi học kỳ vọng của trẻ em trong độ tuổi đi học.
Tương ứng với hai chỉ tiêu có hai chỉ số cần tính toán. Do để xác định giá trị của chỉ số giáo dục cấu thành HDI phải tiến hành qua 03 bước:
Bước 1: Tính chỉ số số năm đi học bình quân của những người từ 25 tuổi trở lên (sau đây gọi tắt là số năm đi học bình quân) theo công thức:
Trong đó:
Ibình quân |
: Chỉ số số năm đi học bình quân; |
|
: Số năm đi học bình quân thực tế đã đạt được; |
|
: Số năm đi học bình quân tối thiểu với mức cố định là 0; |
|
: Số năm đi học bình quân tối đa với mức cố định là 15 năm. |
Bước 2: Tính chỉ số số năm đi học kỳ vọng của trẻ em trong độ tuổi đi học (sau đây gọi tắt là số năm đi học kỳ vọng) theo công thức:
Trong đó:
Ikỳ vọng |
: Chỉ số số năm đi học kỳ vọng; |
|
: Số năm đi học kỳ vọng thực tế đã đạt được; |
|
: Số năm đi học kỳ vọng tối thiểu với mức cố định là 0; |
|
: Số năm đi học kỳ vọng tối đa với mức cố định là 18 năm. |
Bước 3: Tính chỉ số giáo dục:
Trong đó:
Igiáo dục : Chỉ số giáo dục;
Ibình quân: Chỉ số số năm đi học bình quân;
Ikỳ vọng : Chỉ số số năm đi học kỳ vọng.
c) Chỉ số thu nhập
Chỉ số thu nhập được xác định bằng phép toán logarit tự nhiên chỉ tiêu tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) (thường được quy về đô la Mỹ (USD - PPP)).
Trong đó:
Ithu nhập |
: Chỉ số thu nhập; |
ln |
: Phép toán logarit tự nhiên; |
|
: GNI bình quân đầu người thực tế đạt được, tính theo USD - PPP; |
|
: GNI bình quân đầu người tối thiểu với mức cố định là 100 USD - PPP; |
|
: GNI bình quân đầu người tối đa với mức cố định là 75000 USD - PPP. |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra dân số và nhà ở;
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ;
- Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình;
- Kết quả các cuộc điều tra thống kê trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia;
- Báo cáo hành chính;
- Chương trình so sánh quốc tế (ICP).
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Cục Thống kê; Sở, ngành các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
0201. Số hộ khai thác, nuôi trồng thủy sản biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số hộ khai thác, nuôi trồng thuỷ sản biển là tổng số hộ có toàn bộ hoặc phần lớn lao động của hộ tham gia hoạt động khai thác, nuôi trồng thuỷ sản biển. Các thành viên của hộ tự tổ chức sản xuất, tự quyết định mọi vấn đề về sản xuất của hộ.
Khai thác thủy sản biển là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt thủy sản trên biển.
Khu vực biển để nuôi trồng thủy sản là khu vực biển bao gồm khối nước, đáy biển; có ranh giới xác định tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm trở ra để nuôi trồng thủy sản (Khoản 17 Điều 3 Luật Thủy sản).
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0202. Số lượng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá là những cơ sở sản xuất, kinh doanh các ngành nghề phục vụ cho khai thác, chế biến, bảo quản, đảm bảo lưu thông phân phối hàng thủy sản (như: Cung cấp nhiên liệu, nước đá, vật tư ngư cụ cho tàu thuyền, cảng cá, bến cá, kho bảo quản hàng hóa thủy sản, đóng mới và cải hoán tàu cá, thông tin liên lạc...); khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
Phương pháp tính: Thống kê cộng dồn số lượng cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá theo từng loại hình dịch vụ trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại hình dịch vụ;
- Quy mô, năng lực;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0203. Thể tích lồng, bè nuôi trồng thủy sản biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thể tích lồng, bè nuôi trồng thủy sản biển là phần thể tích của hình khối lồng, bè được bao quanh để nuôi trồng thủy sản biển.
Công thức tính:
Thể tích lồng, bè = Chiều dài x Chiều rộng x Chiều sâu ngập nước
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thủy sản biển chủ yếu;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thủy sản;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành thống kê.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0204. Số lượng tàu khai thác thủy sản biển có động cơ
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng tàu khai thác thủy sản biển có động cơ là số lượng tàu (bao gồm cả thuyền) có động cơ chuyên dùng khai thác thủy sản biển, tính cả tàu đang sửa chữa lớn, sửa chữa nhỏ. Số lượng tàu bao gồm tàu đã đăng ký, đăng kiểm và chưa đăng ký, đăng kiểm.
Số lượng tàu khai thác thủy sản biển có động cơ không bao gồm tàu dịch vụ hậu cần nghề biển có động cơ.
Số lượng tàu khai thác thủy sản biển có động cơ được tính tại thời điểm quan sát.
2. Phân tổ chủ yếu
- Nghề khai thác chính;
- Chiều dài tàu;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Vùng kinh tế - xã hội.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ;
- Điều tra thuỷ sản.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0205. Số lượng trung tâm kinh tế biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng trung tâm kinh tế biển là tổng số trung tâm kinh tế biển đạt các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng tàu biển hiện có là số lượng tàu biển các loại chạy bằng động cơ có đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo; bao gồm tàu đang hoạt động, đang sửa chữa, đang thuê (thời hạn trên 01 năm), chưa dùng đến, hết niên hạn sử dụng; không bao gồm tàu đang cho thuê (thời hạn trên 01 năm), tàu cá và tàu phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý.
- Tổng dung tích của đội tàu biển (GT) là tổng dung tích theo đăng ký của các tàu biển hiện có đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo; được tính bằng đơn vị GT.
- Tổng trọng tải của đội tàu biển (DWT) là tổng trọng tải theo đăng ký của các tàu biển hiện có đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo; được tính bằng đơn vị tấn.
- Tổng công suất máy của đội tàu biển là tổng công suất máy chính, máy phụ của các tàu biển hiện có đến ngày 31 tháng 12 năm báo cáo; được tính bằng đơn vị mã lực (CV).
2. Phân tổ chủ yếu
- Tuổi tàu;
- Công dụng;
- Cấp VR (cờ VN/NN).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giao thông vận tải.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giao thông vận tải.
0207. Số lượng, năng lực bốc xếp hiện có và mới tăng của cảng biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàu thuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng.
Năng lực bốc xếp hiện có là khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển theo công suất thiết kế trong kỳ báo cáo.
Năng lực mới tăng của cảng biển là khối lượng hàng hoá thông qua cảng biển tăng thêm về công suất thiết kế do hoạt động cải tạo, nâng cấp hoặc các bến cảng được hoàn thành đầu tư xây dựng và công bố mở cảng trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại cảng biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giao thông vận tải.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giao thông vận tải.
0208. Số cơ sở lưu trú du lịch biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Cơ sở lưu trú du lịch biển là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch ở biển và các xã, phường, thị trấn tiếp giáp với biển. Cơ sở lưu trú du lịch biển gồm khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch khác.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại, hạng;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Hệ thống cơ sở dữ liệu cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
0209. Số buồng của cơ sở lưu trú du lịch biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Buồng trong cơ sở lưu trú du lịch biển là một đơn vị lưu trú, thể hiện sức chứa của cơ sở lưu trú du lịch biển. Trong một buồng có thể có phòng ngủ và các loại phòng khác như: Phòng vệ sinh, phòng khách, phòng bếp... tùy theo từng loại hình cơ sở lưu trú du lịch biển.
Trường hợp nhà sàn hoặc cơ sở lưu trú du lịch biển có phòng ngủ tập thể thì tạm tính quy đổi sức chứa 04 người = 01 buồng.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Hệ thống cơ sở dữ liệu cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
0210. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam qua đường biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khách quốc tế đến Việt Nam qua đường biển là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến Việt Nam qua đường biển.
2. Phân tổ chủ yếu
- Quốc tịch;
- Mục đích đến.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra chỉ tiêu của khách du lịch, khách quốc tế đến Việt Nam.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
0211. Số lượt hành khách vận chuyển và luân chuyển đường biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Số lượt hành khách vận chuyển đường biển
Số lượt hành khách vận chuyển đường biển là số lượt hành khách được vận chuyển bởi các đơn vị chuyên vận tải và các đơn vị thuộc các ngành khác có hoạt động kinh doanh vận tải đường biển, không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển, số lượt hành khách vận chuyển đường biển là số lượt hành khách thực tế đã được vận chuyển đường biển.
b) Số lượt hành khách luân chuyển đường biển
Số lượt hành khách luân chuyển đường biển là số lượt hành khách được vận chuyển đường biển tính theo chiều dài của quãng đường biển vận chuyển.
Công thức tính:
Số lượt hành
khách |
= |
Số lượt hành
khách |
x |
Quãng đường |
Trong đó:
Quãng đường biển vận chuyển là quãng đường tính giá vé đã được cơ quan có thẩm quyền quy định.
2. Phân tổ chủ yếu
- Trong nước/ngoài nước;
- Mục đích (du lịch, khác).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể;
- Điều tra hoạt động thương mại và dịch vụ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0212. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển đường biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường biển
Khối lượng hàng hoá vận chuyển đường biển là khối lượng hàng hoá đã được vận chuyển qua đường biển trong kỳ, không phân biệt độ dài quãng đường vận chuyển. Đơn vị tính khối lượng hàng hoá vận chuyển đường biển là tấn (T).
Khối lượng hàng hoá vận chuyển được tính theo trọng lượng thực tế của hàng hoá vận chuyển (kể cả bao bì nếu có). Khối lượng hàng hoá vận chuyển chỉ được tính sau khi kết thúc quá trình vận chuyển, đã vận chuyển đến nơi giao nhận theo quy định trong hợp đồng vận chuyển và làm xong thủ tục giao nhận.
b) Khối lượng hàng hóa luân chuyển đường biển
Khối lượng hàng hóa luân chuyển đường biển là khối lượng hàng hóa được vận chuyển đường biển tính theo chiều dài của quãng đường biển vận chuyển.
Công thức tính:
Khối lượng
hàng hóa |
= |
Khối lượng
hàng hóa |
x |
Quãng đường
biển |
2. Phân tổ chủ yếu: Trong nước/ngoài nước.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể;
- Điều tra hoạt động thương mại và dịch vụ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0213. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển là tổng khối lượng hàng hóa thực tế xuất, nhập cảng biển, hàng quá cảnh xếp dỡ trong kỳ báo cáo, bao gồm:
- Khối lượng hàng hóa xuất cảng biển là số tấn hàng hóa thực tế được bốc lên tàu thuyền trong phạm vi địa giới do cảng biển quản lý để vận chuyển đến các cảng khác trong nước và nước ngoài;
- Khối lượng hàng hóa nhập cảng biển là số tấn hàng hóa thực tế do tàu thuyền vận chuyển từ các cảng khác tới cập cảng biển và được xếp dỡ ra khỏi phương tiện đó;
- Hàng hoá quá cảnh là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam đi thẳng hoặc được xếp dỡ qua cảng biển Việt Nam hoặc nhập kho, bãi để đi tiếp, trong đó:
+ Hàng quá cảnh không xếp dỡ là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và đi thẳng không được xếp dỡ qua cảng biển Việt Nam;
+ Hàng quá cảnh xếp dỡ là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) và nơi nhận hàng (đích) ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và được xếp dỡ tạm thời qua cảng biển Việt Nam rồi đi tiếp (tính vào khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển).
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành giao thông vận tải.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giao thông vận tải.
0214. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản biển trong kỳ là diện tích mặt nước biển diễn ra hoạt động nuôi trồng (thả giống, chăm sóc, bảo vệ) và cho thu hoạch sản phẩm trong kỳ.
Lưu ý:
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chỉ tính 01 lần, không cộng dồn theo vụ.
- Phần mặt nước nuôi trồng thủy sản có xuống giống nhưng bị mất trắng vẫn tính vào diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản biển không gồm diện tích của các công trình phụ trợ phục vụ nuôi trồng thủy sản biển như: Khu vực làm biến thế điện, nhà làm việc, lán trại, nhà kho/nhà xưởng chứa/chế biến thức ăn... và phần diện tích mặt nước chưa thả nuôi.
Quy ước:
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản biển được tính cho loại nuôi chính. Loại nuôi chính được xác định theo mục đích ban đầu của người nuôi và thường là loại có giá trị hoặc sản lượng lớn nhất.
- Những nơi diện tích mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo thủy triều) chỉ tính ở mức trung bình và tương đối ổn định phần diện tích có nuôi trồng thủy sản trong kỳ báo cáo.
- Nếu trên cùng một diện tích có nuôi nhiều vụ mà loại thủy sản nuôi ở các vụ không giống nhau thì diện tích nuôi trồng trong kỳ được tính cho từng loại thủy sản.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thủy sản biển chủ yếu;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thủy sản;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành thống kê.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
0215. Diện tích thu hoạch thủy sản nuôi trồng biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích thu hoạch thuỷ sản nuôi trồng biển trong kỳ là diện tích mặt nước biển diễn ra hoạt động nuôi trồng (thả giống, chăm sóc, bảo vệ) và cho thu hoạch sản phẩm trong kỳ. Diện tích thu hoạch thủy sản nuôi trồng biển trong kỳ là diện tích mặt nước cộng dồn các vụ thu hoạch trong kỳ.
Diện tích thu hoạch thủy sản nuôi trồng biển trong kỳ không bao gồm diện tích mất trắng.
Diện tích bị mất trắng trong kỳ: Là diện tích thu hoạch trong kỳ nhưng sản lượng thu hoạch bị giảm từ 70% trở lên so với điều kiện sản xuất thông thường.
Quy ước:
- Nếu trên cùng một đơn vị diện tích, thủy sản được thu hoạch rải rác, tỉa thưa, thả bù quanh năm (vụ nuôi không rõ ràng) thì diện tích thu hoạch thủy sản tính bằng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (tính 01 lần diện tích).
- Nếu trên cùng một đơn vị diện tích, hai hay nhiều loại thủy sản được nuôi và thu hoạch đồng thời thì tính diện tích thu hoạch cho loại thủy sản chính. Loại thủy sản chính được xác định theo mục đích ban đầu của người nuôi và thường là loại thủy sản thu được giá trị lớn nhất hoặc loại cho thu hoạch sản lượng lớn nhất.
- Nếu trên cùng một đơn vị diện tích, thủy sản được nuôi và thu hoạch nhiều vụ nhưng loại thủy sản nuôi ở các vụ không giống nhau thì tính diện tích theo loại thủy sản được thu hoạch ở từng vụ.
- Diện tích mặt nước không ổn định (tăng, giảm theo thời vụ hoặc thuỷ triều,...) thì tính theo mực nước trung bình.
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
- Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ;
- Điều tra thuỷ sản.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0216. Diện tích khu vực phân bố san hô, cỏ biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích khu vực phân bố san hô, cỏ biển là tổng diện tích của các khu vực san hô, cỏ biển trong phạm vi vùng biển Việt Nam trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích nuôi trồng thủy sản biển áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và tương đương là diện tích mặt nước biển được sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản đạt các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và tương đương.
Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt tại Việt Nam (VietGAP) là quy phạm thực hành ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái, đảm bảo trách nhiệm xã hội và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tương đương VietGAP như các tiêu chuẩn ASC (do Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản được thành lập bởi Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF và Tổ chức Sáng kiến Thương mại Bền vững Hà Lan IDH xây dựng và ban hành); tiêu chuẩn BAP (thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất do Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu GAA xây dựng và ban hành); tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản hữu cơ...
Diện tích nuôi trồng thủy sản biển được chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) và tương đương là kết quả cộng dồn diện tích nuôi trồng thủy sản biển được chứng nhận VietGAP hoặc chứng nhận khác tương đương (đang còn hiệu lực) trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại chứng nhận;
- Loại thủy sản biển;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
0218. Sản lượng thủy sản khai thác biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng thủy sản khai thác biển là khối lượng sản phẩm hữu ích thu được từ hoạt động khai thác thủy sản biển trong kỳ báo cáo.
Sản lượng thủy sản khai thác biển là sản lượng thủy sản khai thác từ biển bằng các phương tiện cơ giới và không dùng phương tiện cơ giới (không bao gồm sản lượng hà mã, hải cẩu), sẵn sàng cho tiêu dùng (cá, tôm, thủy sản khác còn tươi).
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thủy sản biển chủ yếu;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thuỷ sản.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0219. Sản lượng thủy sản nuôi trồng biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng thủy sản nuôi trồng biển là khối lượng sản phẩm thủy sản hữu ích thu được từ hoạt động nuôi trồng các loại thủy sản ở biển trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại thủy sản chủ yếu;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thuỷ sản.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0220. Sản lượng khai thác dầu, khí
1. Khái niệm, phương pháp tính
Sản lượng khai thác dầu, khí là tổng khối lượng dầu, khí khai thác được từ biển trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại sản phẩm (Dầu, khí).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Công Thương;
- Phối hợp: Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
0221. Trị giá xuất khẩu thủy sản biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Xuất khẩu mặt hàng thủy sản biển là hàng thủy sản biển của Việt Nam đưa ra nước ngoài.
- Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu:
+ Đối với hàng hóa phải nộp thuế xuất khẩu và các loại thuế liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu thì trị giá thống kê là trị giá tính thuế của hàng hóa.
+ Đối với hàng hóa không phải nộp thuế xuất khẩu và các loại thuế liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu thì trị giá thống kê là trị giá khai báo của hàng hóa được cơ quan hải quan chấp nhận.
+ Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu tính bằng Đô la Mỹ (USD). Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để quy đổi các ngoại tệ về đồng Đô la Mỹ.
- Thị trường xuất khẩu: Thống kê theo nước, vùng lãnh thổ cuối cùng hàng đến: Là nước hoặc vùng lãnh thổ mà tại thời điểm xuất khẩu, người khai hải quan biết được hàng hóa của Việt Nam sẽ được chuyển đến để bốc dỡ, không tính nước mà hàng hóa trung chuyển, quá cảnh.
2. Phân tổ chủ yếu: Thị trường xuất khẩu.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành tài chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan).
0222. Doanh thu vận tải đường biển, kho bãi biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Doanh thu vận tải đường biển, kho bãi biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường biển là số tiền thu được sau khi thực hiện dịch vụ kinh doanh vận tải đường biển, kho bãi biển và các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường biển trong một thời kỳ nhất định gồm:
- Doanh thu vận tải hành khách đường biển là tổng số tiền thu được sau khi thực hiện dịch vụ phục vụ đi lại trong nước và ngoài nước của hành khách trên các phương tiện vận chuyển đường biển.
- Doanh thu vận tải hàng hoá đường biển là số tiền thu được sau khi thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hoá trong nước và ngoài nước bằng các phương tiện vận chuyển đường biển.
- Doanh thu dịch vụ kho bãi biển là số tiền thu được do thực hiện các hoạt động cho thuê các loại kho, bãi để lưu giữ, bảo quản hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển.
- Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải đường biển là số tiền thu được do thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ vận tải đường biển, bao gồm:
+ Doanh thu dịch vụ bốc xếp hàng hóa đường biển là số tiền thu được từ hoạt động bốc, xếp hàng hoá, hành lý của hành khách lên phương tiện vận chuyển đường biển;
+ Doanh thu dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải đường biển.
Công thức tính:
Doanh thu vận tải đường biển, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường biển |
= |
Doanh thu vận tải hành khách đường biển |
+ |
Doanh thu vận tải hàng hóa đường biển |
+ |
Doanh thu dịch vụ kho bãi biển |
+ |
Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải đường biển |
Trong đó:
- Doanh thu vận tải hành khách đường biển được tính bằng số tiền tương đương với lượng vé bán ra hoặc số tiền hành khách phải trả khi đi trên một tuyến đường biển nhất định.
- Doanh thu vận tải hàng hoá đường biển được tính bằng số hàng hoá thực tế vận chuyển được bằng đường biển (kể cả bao bì nếu có) nhân với đơn giá cước bình quân thực tế (theo chế độ quy định của nhà nước hoặc theo thỏa thuận của chủ hàng và chủ phương tiện).
- Doanh thu dịch vụ kho bãi biển được tính bằng số tiền đã hoặc sẽ thu được do cho thuê kho, bãi để bảo quản, lưu giữ hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển.
- Doanh thu dịch vụ hỗ trợ vận tải đường biển:
+ Doanh thu dịch vụ bốc xếp hàng hoá vận chuyển đường biển được tính bằng khối lượng hàng hoá bốc xếp thực tế từ phương tiện ra khỏi phương tiện (hoặc ngược lại từ ngoài lên phương tiện) nhân với đơn giá cước bình quân thực tế (theo chế độ quy định của nhà nước hoặc theo thoả thuận của chủ hàng với người bốc xếp).
+ Doanh thu dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải đường biển.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại dịch vụ (Vận tải đường biển/Kho bãi biển/Hỗ trợ vận tải đường biển).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Tổng điều tra kinh tế;
- Điều tra doanh nghiệp;
- Điều tra cơ sở sản xuất, kinh doanh cá thể;
- Điều tra hoạt động thương mại và dịch vụ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0223. Doanh thu từ điện gió, điện thủy triều
1. Khái niệm, phương pháp tính
Doanh thu từ điện gió, điện thủy triều là tổng số tiền thu được từ việc bán điện sản xuất ra từ các nhà máy điện gió, điện thủy triều trong kỳ báo cáo.
Thống kê các nhà máy điện gió, điện thủy triều trong khu vực biển, hải đảo, bờ biển và tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp với biển.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại năng lượng (Gió, thủy triều).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Công Thương;
- Phối hợp: Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
0224. Công suất lắp đặt và sản lượng điện từ năng lượng gió, thủy triều
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Công suất lắp đặt và sản lượng điện từ năng lượng gió
Công suất lắp đặt và sản lượng điện từ năng lượng gió là sản lượng điện sản xuất ra từ nguồn năng lượng gió được tính trên đồng hồ đo sản lượng tại nơi sản xuất chuyển qua cho bên tiêu thụ trong một thời kỳ nhất định.
Năng lượng gió là động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển Trái Đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng gió là một trong các cách lấy năng lượng xa xưa nhất từ môi trường tự nhiên và đã được biết đến từ thời kỳ cổ đại.
Năng lượng gió mô tả quá trình mà gió đã được sử dụng để tạo ra năng lượng cơ học hoặc điện. Tua bin gió chuyển đổi năng lượng động lực trong gió thành Năng lượng cơ học. Năng lượng cơ học này có thể được sử dụng cho các nhiệm vụ cụ thể (chẳng hạn như xay ngũ cốc hoặc bơm nước) hoặc một máy phát điện có thể chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện, nhà máy điện.
Gió là một dạng của năng lượng mặt trời, do sưởi ấm không đồng đều của bầu khí quyển của mặt trời, các bất thường của bề mặt trái đất, và vòng quay của trái đất. Mô hình dòng chảy gió được sửa đổi bởi địa hình của trái đất, sông nước, và độ che phủ thực vật. Năng lượng gió dòng chảy này, hoặc chuyển động có thể được sử dụng khi qua tua-bin gió hiện đại, để tạo ra điện.
Phương pháp tính
Trong phạm vi chỉ tiêu này chỉ tính đến nguồn năng lượng gió được dùng cho phát điện hay chỉ tính sản lượng điện sản xuất được từ nguồn năng lượng gió mà thôi.
Công suất điện năng lượng gió là khả năng sản xuất điện của nhà máy nên đơn vị tính cũng được sử dụng như các nguồn điện khác là: W hoặc bội số của W là KW và MW.
Sản lượng điện là lượng điện được sản xuất trong thời gian nhất định được tính theo kWh. Sản lượng điện được tính trên đồng hồ đo sản lượng tại nơi sản xuất chuyển qua cho tiêu thụ.
Điện sản xuất được đo đếm ở đầu máy phát của từng tổ máy qua đồng hồ tổng của nhà máy đã tách riêng phần điện tự dùng và tổn thất trên máy biến áp số còn lại chính là điện tiêu thụ.
b) Công suất lắp đặt và sản lượng điện từ năng lượng thủy triều
Công suất lắp đặt và sản lượng điện từ năng lượng thủy triều là sản lượng điện sản xuất ra từ nguồn năng lượng thủy triều được tính trên đồng hồ đo sản lượng tại nơi sản xuất chuyển qua cho bên tiêu thụ trong một thời kỳ nhất định.
Điện thủy triều được khai thác từ sự thay đổi của thủy triều lên xuống hàng ngày. Lợi dụng dòng thủy triều người ta sẽ lắp đặt hệ thống thiết bị sản xuất điện.
Hiện nay có 2 loại công nghệ khai thác được áp dụng tại các nước trên thế giới để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng này là khai thác dựa vào động năng dòng chảy thủy triều và khai thác dựa vào thế năng của thủy triều.
Với công nghệ khai thác dựa vào thế năng của thủy triều, người ta phải xây dựng hồ chứa và lợi dụng quy luật thủy triều lên xuống để tạo ra sự chênh lệch cột nước tĩnh của khối lượng nước trong hồ và ngoài biển hoặc ngược lại. Khi đó sử dụng các tuabin nước để phát điện. Công nghệ này có ưu điểm là làm giảm được tính không ổn định của năng lượng thủy triều, tuy nhiên lại gặp khó khăn khi phải xây đập để tạo nên các hồ chứa tại các vùng biển thường có điều kiện địa hình phức tạp.
Hiện nay một số nơi trên thế giới đã triển khai hệ thống máy phát điện sử dụng năng lượng thủy triều.
Phương pháp tính:
Công suất điện năng lượng thủy triều là khả năng sản xuất điện của nhà máy vì vậy đơn vị tính cũng được sử dụng đơn vị như các nguồn điện khác là: W hoặc bội số của W là KW và MW.
Sản lượng điện là lượng điện được sản xuất trong thời gian nhất định được tính theo kWh. Sản lượng điện được tính trên đồng hồ đo sản lượng tại nơi sản xuất chuyển qua cho tiêu thụ.
Điện sản xuất được đo đếm ở đầu máy phát của từng tổ máy qua đồng hồ tổng của nhà máy đã tách riêng phần điện tự dùng và tổn thất trên máy biến áp số còn lại chính là điện tiêu thụ.
2. Phân tổ chủ yếu
- Công suất;
- Loại năng lượng (Gió, thuỷ triều).
3. Kỳ công bố: 2 năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra năng lực sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Công Thương.
0225. Tỷ lệ năng lượng từ gió, thủy triều trong tổng cung năng lượng sơ cấp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ năng lượng từ gió, thủy triều trong tổng cung năng lượng sơ cấp là tỷ lệ phần trăm giữa năng lượng được tạo ra từ gió, thủy triều so với tổng cung năng lượng sơ cấp.
Năng lượng sơ cấp là năng lượng được khai thác hoặc thu được trực tiếp từ thiên nhiên, chưa qua quá trình chuyển đổi bao gồm nhiên liệu hóa thạch (như than đá, đá phiến dầu, than bùn và các sản phẩm than bùn, dầu thô và khí tự nhiên), nhiên liệu sinh học, rác thải, năng lượng hạt nhân, thủy điện, địa nhiệt, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhiệt từ các máy bơm nhiệt thu được từ môi trường xung quanh.
Tổng cung năng lượng sơ cấp là tổng lượng năng lượng mà một quốc gia sử dụng trong một thời kỳ nhất định.
Công thức tính:
Tổng cung năng lượng sơ cấp |
= |
Sản xuất năng lượng sơ cấp |
+ |
Nhập khẩu năng lượng sơ cấp |
- |
Xuất khẩu năng lượng sơ cấp |
- |
Dự trữ năng lượng sơ cấp hàng hải, hàng không quốc tế |
+/- |
Thay đổi dự trữ (tồn kho) năng lượng sơ cấp |
Năng lượng từ gió, thủy triều là nguồn năng lượng được tạo ra từ gió, thủy triều. Thống kê các nhà máy điện gió, điện thủy triều trong khu vực biển, hải đảo, bờ biển và tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp với biển trong kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ năng lượng từ gió, thủy triều trong tổng cung năng lượng sơ cấp (%) |
= |
Năng lượng từ gió, thủy triều |
x 100 |
Tổng cung năng lượng sơ cấp |
Tổng cung năng lượng sơ cấp, năng lượng từ gió, thủy triều được tính bằng đơn vị tấn dầu tương đương (TOE).
2. Phân tổ chủ yếu: Loại năng lượng (Gió, thủy triều).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Dữ liệu hành chính;
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Công Thương.
0226. Tỷ trọng sản lượng điện từ năng lượng gió, thuỷ triều trên tổng sản lượng điện sản xuất
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng sản lượng điện từ năng lượng gió, thuỷ triều trên tổng sản lượng điện sản xuất là tỷ lệ phần trăm giữa tổng sản lượng điện được sản xuất từ nguồn năng lượng gió, thuỷ triều so với tổng sản lượng điện sản xuất.
Công thức tính:
Tỷ trọng sản lượng điện từ năng lượng gió, thủy triều trên tổng sản lượng điện sản xuất (%) |
= |
Tổng sản lượng điện sản xuất từ nguồn năng lượng gió, thủy triều |
x 100 |
Tổng sản lượng điện sản xuất |
Thống kê các nhà máy điện gió, điện thủy triều trong khu vực biển, hải đảo, bờ biển và tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp với biển trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại năng lượng (Gió, thủy triều).
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Công Thương.
0227. Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế biển trong tổng sản phẩm trong nước
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế biển trong tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa tổng giá trị tăng thêm do các ngành kinh tế biển tạo ra so với tổng sản phẩm trong nước trong kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế biển trong tổng sản phẩm trong nước (%) |
= |
Giá trị tăng thêm của kinh tế biển |
x 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
Kinh tế biển gồm tất cả các hoạt động kinh tế diễn ra trên/trong biển, sử dụng các nguồn lực từ biển trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các hoạt động kinh tế diễn ra trên/trong biển.
Giá trị tăng thêm (VA) của kinh tế biển là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của các ngành kinh tế biển trong một thời gian nhất định (năm).
Các ngành kinh tế biển gồm:
|
Ngành kinh tế biển |
Các hoạt động kinh tế diễn ra trên/trong biển |
Khai thác thủy sản biển; Nuôi trồng thủy sản biển; Khai thác dầu thô, khí tự nhiên và các khoáng sản khác; Khai thác khoáng sản phi sống; Phát triển năng lượng tái tạo đại dương; Xây dựng công trình biển; Dịch vụ du lịch và giải trí trên biển; Dịch vụ vận tải biển... |
Sử dụng nguồn lực từ biển trong quá trình sản xuất |
Du lịch ven biển; chế biến thủy hải sản biển; chế biến dầu mỏ và khí đốt tự nhiên và các sản phẩm khai khoáng khác; công nghiệp hóa chất biển... |
Cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho các hoạt động kinh tế biển diễn ra |
Sản xuất tàu thuyền các loại; Sản xuất các máy móc, dụng cụ và trang thiết bị hàng hải; Dịch vụ kinh doanh hàng hải; Dịch vụ hỗ trợ vận tải, cảng biển (quản lý, khai thác, cho thuê cảng biển); Xây dựng nhà máy ngoài khơi, dàn khoan, xây dựng giàn OSV; Dịch vụ kỹ thuật hàng hải; Dịch vụ bảo hiểm hàng hải; Hoạt động nghiên cứu và phát triển; Dịch vụ giáo dục và đào tạo; Hoạt động quản lý nhà nước, an ninh, quốc phòng biển... |
2. Phân tổ chủ yếu
- Ngành kinh tế;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê);
- Phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Công Thương.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ đóng góp tổng sản phẩm trên địa bàn của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong tổng sản phẩm trong nước là tỷ lệ phần trăm giữa tổng sản phẩm trên địa bàn của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển so với tổng sản phẩm trong nước trong kỳ báo cáo.
Công thức tính:
Tỷ lệ đóng góp tổng sản phẩm trên địa bàn của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong tổng sản phẩm trong nước (%) |
= |
Tổng sản phẩm trên địa bàn của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển |
x 100 |
Tổng sản phẩm trong nước |
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0301. Thu nhập bình quân đầu người 01 tháng của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thu nhập bình quân đầu người 01 tháng của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cho tổng dân số của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển và chia cho 12 tháng.
Công thức tính:
Thu nhập bình quân đầu người 01 tháng của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển |
= |
Tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển |
: 12 |
Tổng dân số của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển |
Thu nhập của hộ dân cư của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật thu được sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ dân cư và các thành viên của hộ dân cư của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển nhận được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Thu nhập của hộ dân cư của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển bao gồm:
- Thu từ tiền công, tiền lương;
- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);
- Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);
- Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm,...
Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh,...
2. Phân tổ chủ yếu
- Nguồn thu;
- Nhóm thu nhập;
- Thành thị/nông thôn;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0302. Số lao động có việc làm trong các ngành kinh tế biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Lao động có việc làm trong các ngành kinh tế biển là tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích được nhận tiền công, tiền lương hoặc để thu lợi nhuận. Lao động có việc làm trong các ngành kinh tế biển không bao gồm những người làm các công việc tự sản tự tiêu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tức là những người làm việc để tạo ra sản phẩm mà mục đích chủ yếu là để mình hoặc gia đình mình sử dụng.
Người có việc làm trong các ngành kinh tế biển gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc (không bao gồm công việc tự sản tự tiêu) và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).
Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau đây cũng được coi là người có việc làm trong các ngành kinh tế biển:
a) Người đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc trong các ngành kinh tế biển;
b) Người học việc, tập sự (kể cả bác sỹ thực tập) làm việc trong các ngành kinh tế biển và có nhận được tiền lương, tiền công;
c) Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc trong các ngành kinh tế biển (không bao gồm công việc tự sản tự tiêu) từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
d) Người đang tìm kiếm việc làm/người đăng ký hoặc người nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc trong các ngành kinh tế biển (không bao gồm công việc tự sản tự tiêu) từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
đ) Lao động gia đình trong các ngành kinh tế biển: Những người làm việc vì mục đích để nhận tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
0303. Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Thu nhập của lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế biển bao gồm những khoản thu nhập sau:
- Thu nhập từ tiền công, tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất như lương, gồm: Tiền làm thêm giờ, tiền thưởng, tiền phụ cấp,... của những người lao động làm công hưởng lương trong các ngành kinh tế biển. Các khoản thu nhập này có thể bằng tiền hoặc hiện vật.
- Thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm: Thu lợi từ các hoạt động sản xuất để bán sản phẩm, lợi nhuận từ việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,... không bao gồm những khoản thu nhập từ lãi suất cho vay hay lợi tức được trả mà không liên quan đến công việc đang làm.
Thu nhập bình quân một lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế biển là tổng thu nhập của tất cả lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế biển so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế biển.
Công thức tính:
Thu nhập bình quân của một lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế biển |
= |
Tổng thu nhập của tất cả cả lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế biển |
Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế biển |
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Thành thị/nông thôn.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Điều tra lao động và việc làm.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng II là phần trăm số lượng bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng II so với số lượng bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có chức năng thực hiện kỹ thuật ngoại khoa.
Công thức tính:
Tỷ lệ bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng II (%) |
= |
Số lượng bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có khả năng triển khai kỹ thuật ngoại khoa tương đương bệnh viện hạng II |
x 100 |
Số lượng bệnh viện, trung tâm y tế huyện đảo có chức năng thực hiện kỹ thuật ngoại khoa |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành y tế;
- Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.
0305. Tỷ lệ xã đảo đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ xã đảo đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng xã đảo đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã so với số lượng xã đảo.
Công thức tính:
Tỷ lệ xã đảo đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã (%) |
= |
Số lượng xã đảo đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã |
x 100 |
Số lượng xã đảo |
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành y tế.
4.Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Y tế.
0306. Tỷ lệ tàu vận tải biển thực hiện đầy đủ các quy định về y tế
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ tàu vận tải biển thực hiện đầy đủ các quy định về y tế là tỷ lệ phần trăm giữa số tàu vận tải biển thực hiện đầy đủ các quy định về y tế so với số tàu vận tải biển đang hoạt động.
Công thức tính:
Tỷ lệ tàu vận tải biển thực hiện đầy đủ các quy định về y tế (%) |
= |
Số tàu vận tải biển thực hiện đầy đủ các quy định về y tế |
x 100 |
Số tàu vận tải biển đang hoạt động |
2. Phân tổ chủ yếu: Công dụng, hình thức sở hữu.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Dữ liệu hành chính;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Giao thông vận tải;
- Phối hợp: Bộ Y tế.
0307. Số lượng thuyền viên có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn đang làm việc trên tàu vận tải biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số lượng thuyền viên có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn đang làm việc trên tàu vận tải biển là số lượng thuyền viên đang làm việc trên tàu vận tải biển có các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định pháp luật chuyên ngành tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Sĩ quan quản lý/sĩ quan vận hành.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành giao thông vận tải;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Giao thông vận tải.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Số học viên, sinh viên tốt nghiệp các ngành đào tạo liên quan đến kinh tế biển trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp là những học viên, sinh viên được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp các ngành học liên quan đến kinh tế biển trong kỳ báo cáo.
Các ngành đào tạo liên quan đến kinh tế biển như: Quản trị kinh doanh vận tải biển; quản lý công trình biển; quản lý hàng hải; công nghệ kỹ thuật đóng mới thân tàu biển; công nghệ kỹ thuật vỏ tàu thủy; công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy; công nghệ kỹ thuật điện tàu thủy; công nghệ sơn tàu thủy; công nghệ dầu khí và khai thác; gia công khuôn dưỡng và phóng dạng tàu thủy; gia công lắp ráp hệ thống ống tàu thủy; gia công và lắp ráp nội thất tàu thủy; lắp ráp hệ thống động lực tàu thủy; sửa chữa máy tàu biển; kỹ thuật điện, điện tử tàu biển; kỹ thuật thiết bị viễn thông và nghi khí hàng hải; điện tàu thủy; cơ điện lạnh thủy sản; lắp đặt bảo trì hệ thống năng lượng tái tạo; vận hành nhà máy điện gió, điện mặt trời; vận hành, khai thác điện tàu thủy; công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thủy sản; chế biến và bảo quản thủy sản; nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ; khai thác, đánh bắt hải sản; khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khai thác hàng hải thủy sản; bệnh học thủy sản; phòng và chữa bệnh thủy sản; khai thác vận tải đường biển; điều khiển tàu biển; khai thác máy tàu biển; dịch vụ trên tàu biển; bảo đảm an toàn hàng hải; vận hành thiết bị xếp dỡ hàng hóa hàng hải; bảo vệ môi trường biển; quản lý tài nguyên biển và hải đảo; xử lý dầu tràn trên biển; điều khiển tàu biển quân sự; pháo tàu; tên lửa tàu; thông tin Hải quân; Ra đa tàu Hải quân theo quy định của Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng tại Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Phân tổ chủ yếu
- Giới tính;
- Trình độ đào tạo.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành lao động - thương binh và xã hội;
- Dữ liệu hành chính.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
0401. Số lượng giấy phép nhận chìm ở biển được cấp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Giấy phép nhận chìm ở biển là giấy phép đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cấp cho tổ chức, cá nhân được nhận chìm ở biển theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Loại vật, chất được nhận chìm ở biển được quy định trong Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển hiện hành.
Phương pháp tính: Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển cung cấp số lượng giấy phép; loại vật, chất được nhận chìm ở biển do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp; Cục Biển và Hải đảo Việt Nam tổng hợp số lượng giấy phép; loại vật, chất được nhận chìm ở biển do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp; xử lý, tính toán, tổng hợp, lập báo cáo chung.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại vật, chất được nhận chìm ở biển;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
0402. Số vụ, số lượng dầu tràn và hóa chất rò rỉ trên biển, diện tích bị ảnh hưởng
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra (khoản 2 Điều 3 Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
Thống kê sự cố dầu tràn vùng biển, ven biển và cửa sông qua 03 thông số: Loại dầu tràn, khối lượng dầu tràn (m3 hoặc tấn) và diện tích bị ảnh hưởng (m2).
Khối lượng dầu tràn là tổng khối lượng dầu bị trôi, tràn ra mặt vùng biển, ven biển hoặc cửa sông của khu vực đó.
Diện tích bị ảnh hưởng là tổng số m2 mặt nước biển bị ảnh hưởng trực tiếp do dầu tràn.
b) Sự cố hóa chất rò rỉ trên biển là hiện tượng trong môi trường nước biển xuất hiện các hóa chất (do hoạt động của con người) với khối lượng lớn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và hệ sinh thái biển, gây ô nhiễm môi trường biển.
Thống kê sự cố hóa chất rò rỉ trên biển qua 03 thông số: Loại hóa chất rò rỉ, khối lượng hóa chất rò rỉ (m3 hoặc tấn) và diện tích bị ảnh hưởng (m2).
Khối lượng hóa chất rò rỉ là tổng khối lượng hóa chất được thống kê đã bị rò rỉ/thất thoát ra môi trường biển của khu vực đó.
Diện tích bị ảnh hưởng là tổng số km2 mặt nước biển của khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp do hóa chất rò rỉ.
2. Phân tổ chủ yếu
- Hình thức (dầu tràn, hóa chất rò rỉ trên biển);
- Vùng biển (theo tọa độ địa lý);
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
0403. Chiều dài bờ biển và diện tích vùng bờ được áp dụng quản lý tổng hợp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Vùng bờ là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền hoặc đảo với biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển.
Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm các chương trình có phạm vi liên tỉnh và các chương trình trong phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
Về phạm vi, nội dung chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ theo quy định tại Điều 34 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Số liệu thống kê về chiều dài và diện tích vùng bờ được quản lý tổng hợp được tổng hợp từ các Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ do Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển phê duyệt.
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là loài thủy sản có phần lớn hay cả vòng đời sống trong môi trường nước, có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng (khoản 7 Điều 3 Luật Thủy sản).
Theo Điều 7 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản quy định loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được phân thành hai nhóm, gồm nhóm I và nhóm II.
- Loại thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I khi đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
+ Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
- Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm thuộc Nhóm II khi đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Đáp ứng tiêu chí được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
+ Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
Chi tiết Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Thống kê số lượng loài thủy sản trọng Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được sinh sản nhân tạo, ương nuôi thành công trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Phân nhóm loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.
Thống kê số lượng loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được lập hồ sơ, giám sát, đánh giá liên quan đến môi trường, nguồn lợi thủy sản và hệ sinh thái biển theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khu bảo tồn biển, ven biển là loại hình khu bảo tồn thiên nhiên, được xác lập ranh giới trên biển, đảo, quần đảo, ven biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển (khoản 6 Điều 3 Luật Thủy sản năm 2017). Khu bảo tồn biển, ven biển bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan. Việc phân cấp khu bảo tồn biển thực hiện theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển là diện tích của phần biển, đảo, quần đảo, ven biển của các khu bảo tồn biển, ven biển để bảo vệ đa dạng sinh học biển.
Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển so với diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển so với diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển so với diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia (%) |
= |
Diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển |
x 100 |
Diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia |
2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình khu bảo tồn biển, ven biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
0407. Số khu, diện tích và tỷ lệ diện tích các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản là nơi cư trú, tập trung sinh sản, nơi thủy sản còn non tập trung sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc loài thủy sản bản địa hoặc loài thủy sản di cư xuyên biên giới (theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Thủy sản)
Diện tích khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển là toàn bộ diện tích nơi cư trú, tập trung sinh sản, nơi thủy sản còn non tập trung sinh sống thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thủy sản của các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Việt Nam.
Tỷ lệ diện tích các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển so với tổng diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.
Thống kê số khu, diện tích và tỷ lệ diện tích các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng biển Việt Nam tại thời điểm báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
0408. Số khu, diện tích và tỷ lệ diện tích các khu vực cấm khai thác có thời hạn ở vùng biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Theo Điều 14 Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản quy định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được xác định bởi một trong các tiêu chí sau đây:
- Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản, khu vực có mật độ phân bố trứng của các loài thủy sản cao hơn so với vùng lân cận;
- Khu vực tập trung sinh sống của thủy sản chưa thành thục sinh sản, khu vực có mật độ phân bố cá con, tôm con và ấu trùng các loài thủy sản cao so với vùng lân cận;
- Khu vực di cư sinh sản của loài thủy sản;
- Khu vực cấm khai thác thủy sản của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.
Diện tích các khu vực cấm khai thác có thời hạn ở vùng biển là diện tích của các khu vực cấm khai thác có thời hạn trong vùng biển Việt Nam và khu vực cấm khai thác của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.
Tỷ lệ diện tích các khu vực cấm khai thác có thời hạn ở vùng biển là tỷ lệ phần trăm diện tích các khu vực cấm khai thác có thời hạn ở vùng biển so với diện tích khai thác thủy sản trên vùng biển Việt Nam.
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
0409. Số khu, diện tích và tỷ lệ diện tích khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản ở biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản ở biển là khu vực được tạo sinh cảnh nhân tạo cho các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu cư trú trên các vùng biển của Việt Nam.
Diện tích khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển là tổng diện tích của các khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản biển trong vùng biển của Việt Nam.
Tỷ lệ diện tích khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản ở biển là tỷ lệ phần trăm diện tích khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển so với diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam.
2. Phân tổ chủ yếu: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
0410. Diện tích rừng ngập mặn ven biển
1. Khái niệm, phương pháp tính
Diện tích rừng ngập mặn ven biển là tổng diện tích rừng ngập mặn nằm dọc theo các bờ biển và các cửa sông có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Thống kê diện tích rừng ngập mặn ven biển trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.
2. Kỳ công bố: Năm.
3. Nguồn số liệu
- Chế độ báo cáo thống kê ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Điều tra thống kê.
4. Đơn vị chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
0411. Diện tích các khu vực biển được giao, cho thuê đang khai thác, sử dụng
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khu vực biển nhất định là một phần của vùng biển Việt Nam bao gồm khối nước, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, có ranh giới xác định, được quy hoạch để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo quy định của pháp luật.
Diện tích khu vực biển được giao, cho thuê bao gồm toàn bộ diện tích khu vực biển đang được tổ chức, cá nhân sử dụng để khai thác, sử dụng tài nguyên biển theo giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hoặc quyết định cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
2. Phân tổ chủ yếu
- Mục đích sử dụng khu vực biển;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
0412. Tỷ lệ diện tích vùng biển được điều tra cơ bản theo tỷ lệ bản đồ 1:500.000
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ diện tích vùng biển được điều tra cơ bản theo tỷ lệ bản đồ 1:500.000 là phần trăm diện tích vùng biển được điều tra cơ bản theo tỷ lệ bản đồ 1:500.000 so với tổng diện tích vùng biển Việt Nam.
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản theo tỷ lệ bản đồ 1:500.000 (%) |
= |
Diện tích vùng biển Việt Nam được điều tra cơ bản theo tỷ lệ bản đồ 1:500.000 |
x 100 |
Tổng diện tích vùng biển Việt Nam |
2. Kỳ công bố: 5 năm.
3. Nguồn số liệu: Dữ liệu hành chính.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
0413. Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái biển được phục hồi
1. Khái niệm, phương pháp tính
Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái biển được phục hồi là tỷ lệ phần trăm giữa diện tích hệ sinh thái biển suy thoái được phục hồi so với tổng diện tích hệ sinh thái biển suy thoái.
Hệ sinh thái biển là tổ hợp các quần xã sinh vật biển, môi trường biển, các sinh vật biển chứng tương tác với môi trường biển tạo để tạo nên chu trình vật chất (chu trình sinh, địa, hóa và sự chuyển hóa của năng lượng ở biển), bao gồm: Các hệ sinh thái gần bờ (như ruộng muối, bãi bồi, đồng cỏ biển, rừng ngập mặn, hệ thống bãi triều đá và các rạn san hô ngầm...), các hệ sinh thái xa bờ (bao gồm các hệ sinh thái ngoài khơi, đại dương, nước biển bề mặt, biển sâu, miệng phun thủy nhiệt đại dương và đáy biển...). Các hệ sinh thái biển được đặc trưng bởi quần xã sinh vật liên kết với chúng và môi trường vật chất của chúng.
Hệ sinh thái bị suy thoái là hiện trạng hệ sinh thái bị tác động lớn từ yếu tố khách quan và chủ quan khiến các hệ sinh thái ngày càng thu hẹp, tính đa dạng sinh học nghèo nàn, có thể dẫn đến tiệt chủng các loại thực vật, động vật nằm trong danh mục cần ưu tiên bảo vệ.
Hệ sinh thái được phục hồi là hiện trạng hệ sinh thái bị suy thoái đã được phục hồi, tái tạo trở thành nơi có sự sống tương đương với thời gian trước suy thoái.
Công thức tính:
Tỷ lệ diện tích hệ sinh thái biển suy thoái được phục hồi (%) |
= |
Diện tích hệ sinh thái biển suy thoái được phục hồi |
x 100 |
Diện tích hệ sinh thái biển suy thoái |
2. Phân tổ chủ yếu: Hệ sinh thái biển.
3. Kỳ công bố: 5 năm.
4. Nguồn số liệu:
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài nguyên và môi trường;
- Điều tra thống kê.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Khái niệm, phương pháp tính
a) Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom và xử lý đạt quy chuẩn môi trường
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác (khoản 18 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường).
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (khoản 20 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường).
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt các quy chuẩn môi trường (kể cả tái chế, đồng xử lý, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại) so với tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh.
Tỷ lệ này càng cao phản ánh mức độ bảo vệ môi trường càng tốt và ngược lại.
Công thức tính:
Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường (%) |
= |
Khối lượng chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường (tấn) |
x 100 |
Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh (tấn) |
b) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường so với tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh.
- Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường là khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, vận chuyển bởi các công ty dịch vụ công ích, doanh nghiệp tư nhân, tổ, đội thu gom chất thải rắn sinh hoạt,... và đưa đến các cơ sở xử lý chất thải rắn hoặc bãi chôn lấp đạt quy chuẩn môi trường.
Công thức tính:
Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường (%) |
= |
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn môi trường (tấn) |
x 100 |
Tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh (tấn) |
2. Phân tổ chủ yếu
- Thu gom/xử lý;
- Chất thải nguy hại/chất thải rắn sinh hoạt;
- Phương pháp xử lý;
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Chế độ báo cáo thống kê cấp bộ, ngành.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Phối hợp:
+ Bộ Công Thương;
+ Bộ Y tế (cung cấp chất thải độc hại ngành Y tế).
1. Khái niệm, phương pháp tính
Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh (khoản 13 Điều 2 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ).
Khu kinh tế ven biển là khu kinh tế được thành lập ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển (khoản 14 Điều 2 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ).
Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp (khoản 1 Điều 2 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ).
Khu đô thị là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: Các đơn vị ở; các công trình dịch vụ cho bản thân khu đô thị đó; có thể có các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.
Tỷ lệ khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững là tỷ lệ phần trăm số lượng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững so với số lượng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị ven biển.
Ghi chú: Khi tính số lượng khu công nghiệp sẽ tính cả các khu công nghiệp trong khu kinh tế.
Công thức tính:
Tỷ lệ khu kinh tế được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững (%) |
= |
Số lượng khu kinh tế được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững |
x 100 |
Số lượng khu kinh tế |
Tỷ lệ khu công nghiệp được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững (%) |
= |
Số lượng khu công nghiệp được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững |
x 100 |
Số lượng khu công nghiệp |
Tỷ lệ khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững (%) |
= |
Số lượng khu đô thị ven biển được quy hoạch, xây dựng theo hướng bền vững |
x 100 |
Số lượng khu đô thị ven biển |
2. Kỳ công bố: 5 năm.
3. Nguồn số liệu
- Điều tra thống kê;
- Dữ liệu hành chính;
- Chế độ báo cáo thống kê.
4. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
- Chủ trì: Bộ Xây dựng;
- Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.