BỘ
VĂN HÓA, THỂ THAO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2021/TT-BVHTTDL |
Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2021 |
Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Thể dục, thể thao ngày 14 tháng 6 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao;
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định một số biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thể dục, thể thao đối với hội thể thao quốc gia.
Thông tư này quy định một số biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thể dục, thể thao đối với hội thể thao quốc gia.
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tổng cục Thể dục thể thao;
b) Các hội thể thao quốc gia;
c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước đối với hội thể thao quốc gia.
2. Hội thể thao quốc gia quy định trong Thông tư này bao gồm:
a) Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam;
b) Hiệp hội Pa-ra-lim-pích Việt Nam;
c) Các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia về một môn thể thao hoặc một số môn thể thao.
Điều 3. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển thể dục, thể thao
1. Xây dựng các chính sách phát triển thể dục, thể thao:
a) Tổng cục Thể dục thể thao lấy ý kiến đóng góp của các hội thể thao quốc gia khi xây dựng chiến lược, quy hoạch và các chính sách phát triển thể dục, thể thao;
b) Hội thể thao quốc gia chủ động đề xuất với Tổng cục Thể dục thể thao và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về chính sách và các hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước để phát triển hội thể thao quốc gia, môn thể thao thuộc phạm vi hội thể thao quốc gia quản lý.
2. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm thông báo chiến lược, quy hoạch phát triển thể dục, thể thao đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phương hướng, kế hoạch công tác hàng năm đến hội thể thao quốc gia để hội phối hợp tổ chức thực hiện.
3. Căn cứ yêu cầu về phát triển môn thể thao chuyên nghiệp, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình và quy chế tổ chức hoạt động chuyên nghiệp của môn thể thao gửi Tổng cục Thể dục thể thao thẩm định, trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
Điều 4. Quản lý tổ chức giải thể thao
1. Đăng cai, tổ chức đại hội thể thao, đại hội thể thao cho người khuyết tật khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam:
a) Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam, Hiệp hội Pa-ra-lim-pích Việt Nam thông báo kế hoạch tổ chức các đại hội thể thao, đại hội thể thao cho người khuyết tật khu vực, châu lục và thế giới cho Tổng cục Thể dục thể thao để báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét việc đăng cai.
b) Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì phối hợp với Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam, Hiệp hội Pa-ra-lim-pích Việt Nam xây dựng đề án đăng cai các đại hội thể thao, đại hội thể thao cho người khuyết tật khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
c) Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam, Hiệp hội Pa-ra-lim-pích Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức các đại hội thể thao, đại hội thể thao cho người khuyết tật khu vực, châu lục và thế giới tại Việt Nam theo đề án được phê duyệt.
2. Đăng cai, tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cho người khuyết tật cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam:
Hiệp hội Pa-ra-lim-pích Việt Nam gửi hồ sơ đăng cai tổ chức giải thi đấu từng môn thể thao cho người khuyết tật cấp khu vực, châu lục và thế giới tổ chức tại Việt Nam để Tổng cục Thể dục thể thao thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định; phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
3. Đăng cai, tổ chức các giải thi đấu vô địch, giải thi đấu vô địch trẻ từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục, thế giới tổ chức tại Việt Nam:
Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia gửi hồ sơ đăng cai tổ chức giải thi đấu vô địch, giải thi đấu vô địch trẻ từng môn thể thao cấp khu vực, châu lục và thế giới để Tổng cục Thể dục thể thao thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định; phối hợp với Tổng cục Thể dục thể thao tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
4. Tổ chức giải thi đấu thể thao quốc gia, quốc tế khác:
a) Các giải thi đấu thể thao có sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước:
Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, Hiệp hội Pa-ra-lim-pích Việt Nam tổ chức các giải thể thao quốc tế không thuộc quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, Đại hội thể thao toàn quốc, giải thi đấu vô địch quốc gia, giải thi đấu vô địch trẻ quốc gia hàng năm của từng môn thể thao, giải thi đấu thể thao quần chúng cấp quốc gia, giải thi đấu, trận thi đấu do liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, Hiệp hội Pa-ra-lim-pích Việt Nam tổ chức hoặc đăng cai tổ chức sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Các giải thi đấu thể thao khác không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước:
Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao kế hoạch tổ chức các giải thi đấu, trận thi đấu do liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia chịu trách nhiệm về kinh phí, không sử dụng ngân sách nhà nước để tổng hợp vào kế hoạch thi đấu quốc gia hàng năm và tổ chức giải theo kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện luật thi đấu của môn thể thao, điều lệ giải thể thao, quy chế tổ chức hoạt động thể thao chuyên nghiệp của môn thể thao thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia.
6. Tổng cục Thể dục thể thao phối hợp với hội thể thao quốc gia thực hiện việc phòng chống tiêu cực và bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong hoạt động thi đấu thể thao, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các liên đoàn, hiệp hội thể thao ngành, địa phương và tạo điều kiện thuận lợi cho các hội cổ động viên của môn thể thao tham gia cổ vũ tại các giải thi đấu thể thao.
1. Thành lập đoàn thể thao quốc gia:
a) Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với các hội thể thao quốc gia tuyển chọn thành viên đoàn thể thao quốc gia của các môn thể thao, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập đoàn thể thao quốc gia;
b) Ủy ban Ô-lim-pích Việt Nam, Hiệp hội Pa-ra-lim-pích Việt Nam phối hợp với liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia đăng ký cho các thành viên của đoàn thể thao quốc gia tham dự các đại hội thể thao, đại hội thể thao cho người khuyết tật khu vực, châu lục và thế giới.
2. Thành lập đội thể thao quốc gia:
a) Trên cơ sở đề xuất của Ban huấn luyện đội thể thao quốc gia, Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì, tham khảo ý kiến của liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia trước khi quyết định thành lập đội thể thao, đội thể thao trẻ quốc gia (gọi chung là đội thể thao quốc gia) để tập huấn, tham gia thi đấu quốc tế bằng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp cho Tổng cục Thể dục thể thao;
b) Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia quyết định hoãn đề nghị Tổng cục Thể dục thể thao quyết định thành lập đội thể thao quốc gia tập huấn, tham gia giải thể thao quốc tế bằng nguồn kinh phí của liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia;
c) Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm đăng ký thi đấu cho đội thể thao quốc gia tham gia thi đấu tại các giải thể thao quốc tế theo quyết định của Tổng cục Thể dục thể thao.
Điều 6. Quản lý vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao
1. Lập, quản lý hồ sơ và xác nhận tư cách vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao:
a) Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, Hiệp hội Pa-ra-lim-pích Việt Nam có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ và xác nhận tư cách vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài của môn thể thao theo thẩm quyền, phù hợp với quy định của mình và của tổ chức thể thao quốc tế tương ứng;
b) Tổng cục Thể dục thể thao chịu trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ của vận động viên, huấn luyện viên các đội thể thao quốc gia.
2. Phong đẳng cấp vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao:
a) Tổng cục Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia xây dựng tiêu chuẩn phong đẳng cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài của từng môn thể thao trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;
b) Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia quyết định phong đẳng cấp cho vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài của môn thể thao.
1. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia kiểm tra và công nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao bảo đảm đúng tiêu chuẩn Việt Nam và phù hợp với quy định của các tổ chức thể thao quốc tế hoặc đạt tiêu chuẩn quốc tế.
2. Việc công nhận cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu thể thao thành tích cao đạt tiêu chuẩn chuyên môn được công bố công khai trong liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, các tổ chức thành viên.
Điều 8. Đào tạo và công nhận tiêu chuẩn hoạt động thể thao chuyên nghiệp
1. Đối với huấn luyện viên chuyên nghiệp:
a) Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm xây dựng chương trình đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp và tổ chức đào tạo cho huấn luyện viên phù hợp với quy định của Liên đoàn thể thao quốc tế.
b) Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia chịu trách nhiệm cử huấn luyện viên đi đào tạo ở nước ngoài hoặc phối hợp với các liên đoàn thể thao quốc tế mà liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia là thành viên tổ chức đào tạo huấn luyện viên chuyên nghiệp tại Việt Nam.
2. Đối với vận động viên chuyên nghiệp:
Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia công nhận vận động viên đủ tiêu chuẩn hoạt động thể thao chuyên nghiệp của môn thể thao do liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia quản lý hoặc thôi, không công nhận tư cách vận động viên chuyên nghiệp nếu không đủ tiêu chuẩn theo quy định.
3. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia ban hành quy trình kiểm tra, công nhận, không công nhận tư cách huấn luyện viên, vận động viên chuyên nghiệp và thống nhất quản lý huấn luyện viên chuyên nghiệp, vận động viên chuyên nghiệp của môn thể thao do liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia quản lý.
4. Hàng năm, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao số đội thể thao chuyên nghiệp, danh sách huấn luyện viên, vận động viên chuyên nghiệp của môn thể thao.
Điều 9. Quản lý, phối hợp hoạt động hợp tác quốc tế
1. Trách nhiệm của Tổng cục Thể dục thể thao:
a) Thông báo cho hội thể thao quốc gia các điều ước quốc tế, các thỏa thuận quốc tế về thể dục, thể thao đã được Nhà nước ký kết với các quốc gia và các tổ chức quốc tế;
b) Hướng dẫn, tạo điều kiện để hội thể thao quốc gia tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế về thể dục, thể thao;
c) Có ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hội thể thao quốc gia gia nhập vào tổ chức thể thao quốc tế;
d) Quyết định cử người thuộc thẩm quyền quản lý của Tổng cục Thể dục thể thao là thành viên của hội thể thao quốc gia tham gia ứng cử ở các tổ chức thể thao quốc tế theo đề nghị của hội thể thao quốc gia.
2. Trách nhiệm của hội thể thao quốc gia:
a) Hội thể thao quốc gia thông báo cho Tổng cục Thể dục thể thao:
- Kế hoạch hợp tác quốc tế hàng năm của hội;
- Nội dung các thỏa thuận hợp tác về chuyên môn thể thao của hội với các tổ chức thể thao quốc tế;
- Kế hoạch tổ chức các đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới;
- Dự kiến kế hoạch tham dự các giải thể thao quốc tế của các đội tuyển thể thao quốc gia, kế hoạch đăng cai các giải thể thao quốc tế, các hội nghị, lớp tập huấn thể thao quốc tế tại Việt Nam;
- Việc gia nhập làm thành viên các tổ chức thể thao quốc tế tương ứng và người của hội thể thao quốc gia được trúng cử vào ban lãnh đạo hoặc ban chuyên môn của các tổ chức thể thao quốc tế;
- Các hoạt động hợp tác quốc tế khác.
b) Thực hiện các quyết định của cơ quan quản lý nhà nước đối với các vấn đề quan trọng trong hợp tác quốc tế của hội thể thao quốc gia với các tổ chức thể thao quốc tế theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Chậm nhất sau 15 ngày khi kết thúc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 4 Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này, hội thể thao quốc gia có trách nhiệm báo cáo về Tổng cục Thể dục thể thao để theo dõi.
2. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 12 hàng năm, hội thể thao quốc gia có trách nhiệm báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động và kế hoạch hoạt động năm tiếp theo về Tổng cục Thể dục thể thao.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 03 năm 2021.
2. Thông tư số 01/2013/TT-BVHTTDL ngày 02 tháng 01 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định một số nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hội thể thao quốc gia hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của hội thể thao quốc gia theo quy định tại Thông tư này.
2. Tổng cục Thể dục thể thao, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, các tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này, định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, giải quyết./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.