VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2020/TT-VKSTC |
Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2020 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA THÔNG TƯ SỐ 01/2019/TT-VKSTC NGÀY 14 THÁNG 5 NĂM 2019 CỦA VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005 và năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 05/2020/TT-BNV ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ bãi bỏ khoản 7 Điều 2 Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng;
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 01/2019/TT-VKSTC ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định của Thông tư số 01/2019/TT-VKSTC của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân
1. Sửa đổi khoản 2 Điều 3 như sau:
“2. Nguyên tắc khen thưởng thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 Luật Thi đua, khen thưởng, Điều 3 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP của Chính phủ, Điều 2 và Điều 3 Thông tư số 12/2019/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ và Thông tư số 05/2020/TT-BNV ngày 09 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ bãi bỏ khoản 7 Điều 2 Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ.”
2. Sửa đổi khoản 2 Điều 4 như sau:
“2. Việc công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua và khen thưởng thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 12/2019/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ và quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”
3. Sửa đổi khoản 1, khoản 3 và khoản 4 Điều 7 như sau:
“1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị và xây dựng các tiêu chí đánh giá phù hợp với thực tế làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng trong các kỳ sơ kết, tổng kết.
Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch; bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của Ngành, của địa phương, đơn vị để đề ra phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của tập thể, cá nhân”.
“3. Triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia thi đua, thường xuyên đôn đốc, theo dõi quá trình tổ chức thi đua; chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và đề ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua trong thời gian tiếp theo.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả phong trào thi đua và lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để biểu dương, tôn vinh, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến đã lập thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua.
Đối với phong trào thi đua có thời gian dài phải chú trọng công tác chỉ đạo điểm, hướng dẫn, kiểm tra và phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc đợt thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn công khai để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua. Tăng cường phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả để mọi người học tập.”
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 12 như sau:
“3. Tổ chức bình chọn, suy tôn tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu, dẫn đầu cụm, khối thi đua để đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua của ngành Kiểm sát nhân dân”. Bình chọn tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong cụm, khối thi đua khi tham gia phong trào thi đua theo đợt (chuyên đề) do ngành Kiểm sát nhân dân tổ chức để đề nghị tặng “Bằng khen” của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.”
6. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 15 như sau:
“b) Có sáng kiến để tăng hiệu quả công tác được cơ quan, đơn vị công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, chuyên đề đã nghiệm thu được áp dụng tại cơ quan, đơn vị hoặc đã được ngành Kiểm sát nhân dân tặng bằng khen, giấy khen do có thành tích xuất sắc đột xuất trong năm công tác và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.”
7. Bổ sung điểm e vào khoản 2 Điều 26 như sau:
“e) Được bình chọn có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong cụm, khối thi đua khi tham gia phong trào thi đua theo đợt (chuyên đề) do ngành Kiểm sát nhân dân tổ chức.”
8. Sửa đổi khoản 1 và khoản 4 Điều 32 như sau:
“1. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân và giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đánh giá phạm vi ảnh hưởng đối với thành tích của tập thể, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý”.
“4. Vụ Thi đua - Khen thưởng là thường trực của Hội đồng, có trách nhiệm:
a) Tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng tổ chức họp Hội đồng. Hội đồng họp khi có ít nhất 2/3 thành viên tham dự. Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị hoặc ủy quyền cho 01 Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì. Chủ tịch Hội đồng thực hiện bỏ phiếu như các thành viên khác.
b) Xin ý kiến các thành viên vắng mặt bằng văn bản, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng.
c) Hoàn thiện biên bản họp Hội đồng và hồ sơ đề nghị khen thưởng theo quy định.”
9. Sửa đổi khoản 3 và khoản 4 Điều 42 như sau:
“3. Đối với cá nhân khi có thông báo nghỉ hưu, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của đơn vị lập hồ sơ đề nghị khen thưởng quá trình cống hiến cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Đối với cá nhân đã nghỉ hưu (hoặc từ trần), hồ sơ đề nghị khen thưởng do cơ quan quản lý cán bộ trước khi nghỉ hưu (hoặc từ trần) xem xét, hoàn chỉnh, trình cấp có thẩm quyền theo quy định; nếu đơn vị mà cá nhân đó công tác đã giải thể hoặc sáp nhập thì đơn vị tiếp nhận nhiệm vụ của đơn vị đó có trách nhiệm xem xét, đề nghị khen thưởng.
4. Đối với Huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Báo Bảo vệ pháp luật hoặc Cổng thông tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tạp chí Kiểm sát đăng tải và báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân trước khi Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân họp xét, đề nghị khen thưởng.”
10. Bổ sung khoản 4 vào Điều 48 như sau:
“4. Căn cứ đề nghị của các đơn vị, Thường trực Hội đồng thẩm định báo cáo Phó Chủ tịch Hội đồng cho ý kiến trước khi trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định việc khen thưởng.”
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
|
VIỆN TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.