BỘ
VĂN HOÁ-THÔNG TIN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/1998/TT-BC |
Hà Nội, ngày 03 tháng 2 năm 1998 |
Căn cứ Điều 14 Luật Báo chí,
Nghị định số 133/HĐBT ngày 20-4-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí.
Căn cứ Nghị định số 81/CP ngày 8-11-1993 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Văn hoá - Thông tin;
Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn việc cấp, đổi, trả và thu hồi Thẻ
nhà báo như sau:
Thẻ nhà báo là giấy chứng nhận hoạt động nghiệp vụ báo chí do Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin cấp cho những người có đủ tiêu chuẩn theo quy định về chức danh, tiêu chuẩn viên chức ngành báo chí đang làm nghiệp vụ báo chí trong biên chế hoặc được ký hợp đồng dài hạn trong một cơ quan báo chí.
Đối tượng được cấp thẻ nhà báo
a. Các chức danh viên ngành báo chí gồm:
- Tổng biên tập, Phó tổng biên tập.
- Tổng Giám đốc, Phó tổng Giám đốc đài phát thanh truyền hình Trung ương.
- Giám đốc, Phó giám đốc đài phát thanh, Truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Trưởng ban, Phó trưởng ban nghiệp vụ báo chí
- Phóng viên các cấp
- Người bình luận, người biên tập các cấp
- Người biên tập, quay phim, đạo diễn của các đài phát thanh truyền hình Trung ương, Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Những chức danh trên phải có thời gian công tác ít nhất là 3 năm tại một cơ quan báo chí được hưởng lương ngành báo chí do cơ quan báo chí cấp theo quy định của Chính phủ.
- Người đã làm báo chí và được cấp thẻ nhà báo chuyển sang công tác giảng dạy nghiệp vụ báo chí tại các trường đào tạo chuyên ngành báo chí hoặc quản lý báo chí tại các cơ quan quản lý báo chí, các nhà báo làm việc ở Hội nhà báo các cấp.
b. Thủ tục và hồ sơ cấp thẻ nhà báo:
Hồ sơ xin cấp thẻ nhà báo theo mẫu quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin kèm theo Thông tư này.
Hồ sơ gửi Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí)
Người đứng đầu cơ quan báo chí (Tổng biên tập, Tổng Giám đốc, Giám đốc) chịu trách nhiệm trước Bộ Văn hoá - Thông tin, cơ quan chủ quản và pháp luật về danh sách cấp thẻ nhà báo của cơ quan báo chí mình.
Điều 3: Đổi, cấp lại Thẻ nhà báo
Những người đã được cấp Thẻ nhà báo khi chuyển sang làm việc cho một cơ quan khác, đơn vị công tác khác mà cương vị công tác vẫn nằm trong đối tượng như quy định tại Điều 2 Thông tư này phải tiến hành ngay việc đổi Thẻ nhà báo.
Hồ sơ xin đổi Thẻ nhà báo gồm:
- Công văn đề nghị của cơ quan báo chí, đơn vị công tác mà người xin được đổi Thẻ nhà báo mới chuyển đến làm việc.
- Quyết định tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Thẻ nhà báo đã được cấp tại cơ quan báo chí, đơn vị công tác cũ.
Trường hợp mất, hỏng, nát Thẻ nhà báo muốn xin cấp lại, đổi lại phải làm đơn gửi Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí); đơn có ý kiến đề nghị của cơ quan báo chí, đơn vị công tác, làm xác nhận về trường hợp mất thẻ của cơ quan công an, nếu hỏng, nát, phải kèm theo Thẻ cũ.
Những trường hợp sau đây, người được cấp Thẻ nhà báo phải trả lại Thẻ nhà báo:
- Chuyển đổi sang làm nhiệm vụ khác, cương vị mới không nằm trong đối tượng được cấp Thẻ nhà báo theo quy định của Điều 2 Thông tư này.
- Về hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc theo chế độ.
- Cơ quan báo chí có quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin đình bản hoặc tạm thời bị đình bản thì người đứng đầu trong cơ quan báo chí có trách nhiệm thu lại Thẻ nhà báo trong cơ quan báo chí của mình để nộp lại cho Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí) ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nộp tại Sở Văn hoá - Thông tin để Sở Văn hoá - Thông tin gửi về Bộ Văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí).
Những trường hợp sau đây người được cấp Thẻ nhà báo bị thu hồi lại Thẻ nhà báo:
- Vi phạm pháp luật bị toà án kết án từ mức án treo trở lên hoặc tước quyền hoạt động báo chí chuyên nghiệp.
- Vi phạm kỷ luật bị cấp có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoặc không phân công nhiệm vụ của các chức danh ngành báo chí quy định tại Điều 2 Thông tư này.
Người đứng đầu cơ quan báo chí, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người bị thu Thẻ nhà báo có trách nhiệm thu hồi Thẻ nhà báo của người đó để nộp lại cho Bộ văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí), ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nộp ở Sở Văn hoá - Thông tin để Sở Văn hoá - Thông tin tập hợp gửi về Bộ văn hoá - Thông tin (Vụ Báo chí).
Điều 6: Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
|
Phan Khắc Hải (Đã ký) |
Tên cơ quan báo chí:
1. Họ và tên nhà báo (chữ in):
- Họ và tên thường dùng:
- Các bút danh:
- Ngày, tháng, năm sinh
- Quê quán
- Nơi ở hiện nay
2. Trình độ:
- Văn hoá (đại học, trung học, PTTH)
- Chính trị
- Ngoại ngữ
- Đảng viên, Đoàn viên
3. Chức danh hiện nay:
4. Ngày và nơi vào ngành báo chí:
5. Quá trình công tác báo chí :
- Thời gian
- Chức danh
- Cơ quan công tác
- Lương
+ 235/HĐBT
+ 25/CP
- Khen thưởng, kỷ luật,
Người khai ký tên, Tổng biên tập ký tên, đóng dấu.
CƠ QUAN BÁO CHÍ |
- Thứ tự
- Họ và tên
- Ngày, tháng, năm sinh
- Quê quán
- Nơi ở hiện nay
- Trình độ
+ Văn hoá
+ Chính trị
+ Đảng viên, đoàn viên
+ Ngoại ngữ
- Lương
+ Theo 25/CP
- Chức danh
- Ngày, nơi vào ngành báo chí
- Số Thẻ nhà báo
+ 91 - 95
+ 96 - 2000
- Ghi chú
(Những nội dung trên trình bày theo biểu mẫu)
a) Các báo chí Trung ương cần có chữ ký của:
TBT, Liên chi hội, Chi hội nhà báo, Vụ trưởng Vụ TCCB cơ quan chủ quản
b) Các báo chí địa phương cần có chữ ký của:
Tổng biên tập, Liên chi hội, Hội nhà báo, phụ trách TCCB cơ quan chủ quản. Sỏ VHTT, Ban Tư tưởng Văn hoá hoặc Ban Tuyên giáo Thành uỷ, Tỉnh uỷ.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.