CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Số: /2024/TT-BYT |
Hà Nội, ngày tháng năm 2024 |
DỰ THẢO |
|
THÔNG TƯ
Căn cứ Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 ngày 26 tháng 7 năm 2024;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe[1], người điều khiển xe máy chuyên dùng[2]; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô[3].
2. Thông tư này được áp dụng đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng, người sử dụng lao động lái xe ô tô, các cơ sở y tế khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Người điều kiển xe máy chuyên dùng căn cứ vào quy định của cơ quan có thẩm quyền để đề nghị khám và cấp giấy khám sức khỏe phù hợp với nhóm 1 hoặc nhóm 2 hoặc nhóm 3 theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Việc khám sức khỏe cho người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được thực hiện tại cơ sở y tế đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ “Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh”.
2. Việc khám sức khỏe cho người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải thực hiện theo tiêu chuẩn sức khỏe quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
3. Việc khám sức khỏe định kỳ chỉ áp dụng đối với người lái xe ô tô chuyên nghiệp (người làm nghề lái xe ô tô) theo quy định của pháp luật về lao động.
TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE, VIỆC KHÁM SỨC KHỎE ĐỐI VỚI NGƯỜI LÁI XE, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG
Điều 3. Tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng
Ban hành kèm theo Thông tư này “Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng” tại Phụ lục số 01.
Điều 4. Khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng
1. Quy trình khám sức khỏe người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31/12/2023 của Bộ Y tế “Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh” (sau đây viết tắt là Thông tư số 32/2023/TT-BYT)
2. Mẫu Giấy khám sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng áp dụng thống nhất theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 5. Khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô
1. Quy trình khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô, người điều khiển xe máy chuyên dùng được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Thông tư này.
2. Mẫu Sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái xe ô tô áp dụng thống nhất theo quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Người lái xe ô tô đến khám sức khỏe định kỳ nếu đi đơn lẻ thì cần có Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo hợp đồng.
Việc cấp và lưu giấy khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; sổ khám sức khỏe định kỳ của người lái ô tô thực hiện theo quy định tại Điều 38 Thông tư số 32/2023/TT-BYT
TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
Điều 7. Trách nhiệm của nhân viên y tế và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng
1. Trách nhiệm của nhân viên y tế
a) Thực hiện đúng nhiệm vụ được người có thẩm quyền phân công.
b) Kiểm tra đối chiếu ảnh trong Giấy khám sức khỏe/Sổ khám sức khỏe trước khi thực hiện khám sức khỏe.
c) Thực hiện đúng các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để khám sức khỏe, bảo đảm kết quả khám trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.
d) Những trường hợp khó kết luận, bác sỹ khám sức khỏe đề nghị hội chẩn chuyên môn theo quy định.
2. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
a) Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở mình thực hiện.
b) Lưu trữ hồ sơ khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt động khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng và tổng hợp vào báo cáo chung về hoạt động chuyên môn của cơ sở theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo.
Điều 8. Trách nhiệm của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng
1. Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp khi khám sức khỏe.
2. Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện khám sức khỏe.
3. Phải chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn.
4. Người người làm nghề lái xe ô tô phải chấp hành yêu cầu khám sức khỏe định kỳ, đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc của người sử dụng lao động.
Điều 9. Trách nhiệm của người sử dụng lao động lái xe ô tô
1. Sử dụng lái xe ô tô bảo đảm sức khỏe theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này.
2. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô thuộc quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
3. Thực hiện việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đột xuất theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư này.
4. Quản lý và theo dõi sức khỏe, hồ sơ sức khỏe của lái xe theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Y tế và cơ quan quản lý nhà nước về y tế của các Bộ, ngành
1. Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
2. Kiểm tra, thanh tra hoạt động khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ hoạt động khám sức khỏe hoặc xử lý vi phạm việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng theo thẩm quyền.
3. Công bố công khai danh sách các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý trên cổng thông tin điện tử của Sở Y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về y tế của các Bộ, ngành đồng thời có văn bản báo cáo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế (6 tháng và 1 năm).
Điều 11. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế
1. Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi cả nước.
2. Kiểm tra, thanh tra hoạt động khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định; đình chỉ hoặc kiến nghị đình chỉ hoạt động hoặc xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng nhưng không đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Chi phí khám sức khỏe cho người lái xe
Chi phí khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Thông tư số 32/2023/TT-BYT của Bộ Y tế.
Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01tháng 01 năm 2025.
2. Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 28/8/2015 của Bộ Y tế và Bộ Giao thông vận tải “Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe” hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
Điều 14. Điều khoản tham chiếu
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC SỐ 1
BẢNG TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LÁI XE,
NGƯỜI ĐIIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số
/2024/TT-BYT
ngày tháng năm
2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
SỐ TT |
CHUYÊN KHOA |
TIÊU CHUẨN
SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LÁI XE, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG |
||
NHÓM 1 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1, B1) |
NHÓM 2 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG B) |
NHÓM 3 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE CÁC HẠNG: A,C1,C,D1,D2,D,BE,C1E, CE, D1E, D2E, DE) |
||
I |
TÂM THẦN |
Đang rối loạn tâm thần cấp. |
Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng. |
Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng. |
Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi. |
Rối loạn tâm thần mạn tính không điều khiển được hành vi. |
Rối loạn tâm thần mạn tính. |
||
II |
THẦN KINH |
|
Động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị). |
Động kinh. |
Liệt vận động từ hai chi trở lên. |
Liệt vận động từ hai chi trở lên. |
Liệt vận động một chi trở lên. |
||
|
Hội chứng ngoại tháp |
Hội chứng ngoại tháp |
||
|
Rối loạn cảm giác sâu. |
Rối loạn cảm giác nông hoặc rối loạn cảm giác sâu. |
||
|
Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý. |
Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý. |
||
III |
MẮT |
- Thị lực nhìn xa hai mắt: <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). - Nếu còn một mắt, thị lực <4/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). |
- Thị lực nhìn xa hai mắt: < 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). - Nếu còn một mắt, thị lực <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). |
Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt < 8/10 hoặc mắt kém <5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính). |
|
|
Tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > - 8 diop. |
||
|
|
- Thị trường ngang hai mắt (chiều mũi - thái dương): < 160 mở rộng về bên phải < 70°, mở rộng về bên trái < 70°. - Thị trường đứng (chiều trên-dưới) trên dưới đường ngang <30°. - Bán manh, ám điểm góc. |
||
Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. |
Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. |
Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây. |
||
|
Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính. |
Song thị. |
||
|
|
Các bệnh chói sáng. |
||
|
|
Giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà). |
||
IV |
TAI - MŨI - HỌNG |
|
|
Thính lực ở tai tốt hơn: - Nói thường < 4m (kể cả sử dụng máy trợ thính); - Hoặc nghe tiếng nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn) £ 1,5 m (kể cả sử dụng máy trợ thính). |
V |
TIM MẠCH |
|
|
Bệnh tăng HA khi có điều trị mà HA tối đa ³ 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu ³ 100 mmHg. |
|
|
HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu. |
||
|
|
Các bệnh viêm tắc mạch (động - tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô. |
||
|
|
Các rối loạn nhịp: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh xoang > 120 chu kỳ/phút, đã điều trị nhưng chưa ổn định. |
||
|
|
Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown. |
||
|
Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định). |
Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định). |
||
|
|
Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành. |
||
|
|
Ghép tim. |
||
|
|
Sau can thiệp tái thông mạch vành. |
||
|
Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York - NYHA). |
Suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York - NYHA) |
||
VI |
HÔ HẤP |
|
Các bệnh, tật gây khó thở mức độ III trở lên (theo phân loại mMRC). |
Các bệnh, tật gây khó thở mức độ II trở lên (theo phân loại mMRC). |
|
|
Hen phế quản kiểm soát một phần hoặc không kiểm soát. |
||
|
|
Lao phổi đang giai đoạn lây nhiễm. |
||
VII |
CƠ - XƯƠNG - KHỚP |
|
|
Cứng/dính một khớp lớn. |
|
|
Khớp giả ở một vị các xương lớn. |
||
|
|
Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động. |
||
|
|
Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ. |
||
Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng). |
Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng). |
Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên. |
||
VIII |
NỘI TIẾT |
|
|
Đái tháo đường (tiểu đường) có tiền sử hôn mê do đái tháo đường trong vòng 01 tháng. |
IX |
SỬ DỤNG THUỐC, CHẤT CÓ CỒN, MA TÚY VÀ CÁC CHẤT HƯỚNG THẦN |
- Sử dụng các chất ma túy. - Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định. |
- Sử dụng các chất ma túy. - Sử dụng chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định. |
- Sử dụng các chất ma túy. - Sử dụng các chất có cồn nồng độ vượt quá giới hạn quy định. - Sử dụng các thuốc điều trị làm ảnh hưởng tới khả năng thức tỉnh. - Lạm dụng các chất kích thần (dạng Amphetamine, Cocaine), chất gây ảo giác. |
PHỤ LỤC SỐ 02
MẪU GIẤY KHÁM SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LÁI XE, NGƯỜI
ĐIIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số
/2024/TT-BYT
ngày tháng năm 2024 của
Bộ trưởng Bộ Y tế )
……..1……... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /GKSKLX-....3.... |
|
GIẤY KHÁM SỨC KHỎE
CỦA NGƯỜI LÁI XE, NGƯỜI ĐIỀU KHIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG
Ảnh (4 x 6 cm) (đóng dấu ráp lai hoặc Scan ảnh |
1. Họ và tên (viết chữ in hoa): ………….………………………...…....…… 2. Giới tính: Nam □ Nữ □ 3. Sinh Ngày tháng năm (Tuổi:...............................) 4. Số CMND/CCCD /Hộ chiếu/định danh CD : .......................... 5. Cấp ngày....../..../.............. Tại……………………………………. 6. Chỗ ở hiện tại:…………………………………….......................……..... 7. Đề nghị khám sức khỏe để lái xe hạng: …………………………… |
* Lưu ý: Trường hợp đối tượng KSK có CCCD/CC gắn chíp hoặc có số định danh công dân đã thực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phần HÀNH CHÍNH nêu trên chỉ cần ghi các mục (1) Họ và tên, (3) Ngày tháng năm sinh, (4) số định danh công dân
I. TIỀN SỬ BỆNH CỦA ĐỐI TƯỢNG KHÁM SỨC KHỎE
1. Tiền sử gia đình:
Có ai trong gia đình ông (bà) mắc một trong các bệnh: truyền nhiễm, tim mạch, đái tháo đường, lao, hen phế quản, ung thư, động kinh, rối loạn tâm thần, bệnh khác:
a) Không □; b) Có □;
Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
2. Tiền sử, bệnh sử bản thân: Ông (bà) đã/đang mắc bệnh, tình trạng bệnh nào sau đây không (Bác sỹ hỏi bệnh và đánh dấu X vào ô tương ứng)
Có/Không |
|
Có/Không |
||||
Có bệnh hay bị thương trong 5 năm qua |
|
|
|
Đái tháo đường hoặc kiểm soát tăng đường huyết |
|
|
Có bệnh thần kinh hay bị thương ở đầu |
|
|
|
Bệnh tâm thần |
|
|
Bệnh mắt hoặc giảm thị lực (trừ trường hợp đeo kính thuốc) |
|
|
|
Mất ý thức, rối loạn ý thức |
|
|
Bệnh ở tai, giảm sức nghe hoặc thăng bằng |
|
|
|
Ngất, chóng mặt |
|
|
Bệnh ở tim, hoặc nhồi máu cơ tim, các bệnh tim mạch khác |
|
|
|
Bệnh tiêu hóa |
|
|
Phẫu thuật can thiệp tim - mạch (thay van, bắc cầu nối, tạo hình mạch, máy tạo nhịp, đặt slent mạch, ghép tim) |
|
|
|
Rối loạn giấc ngủ, ngừng thở khi ngủ, ngủ rũ ban ngày, ngáy to |
|
|
Tăng huyết áp |
|
|
|
Tai biến mạch máu não hoặc liệt |
|
|
Khó thở |
|
|
|
Bệnh hoặc tổn thương cột sống |
|
|
Bệnh phổi, hen, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính |
|
|
|
Sử dụng rượu thường xuyên, liên tục |
|
|
Bệnh thận, lọc máu |
|
|
|
Sử dụng ma túy và chất gây nghiện |
|
|
Nếu “có”, đề nghị ghi cụ thể tên bệnh:………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
3. Câu hỏi khác (nếu có):
a) Ông (bà) có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có, xin hãy liệt kê các thuốc đang dùng và liều lượng:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
b) Hiện tại đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng hay không? (Đối với phụ nữ):
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây hoàn toàn đúng với sự thật. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
|
………..ngày………tháng…….năm………. |
II. KHÁM LÂM SÀNG
Nội dung khám |
Họ tên, chữ ký của Bác sỹ |
||||||||||||
1. Tâm thần: …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. Kết luận……………………………………………………… 2. Thần kinh: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… Kết luận……………………………………………………… 3. Mắt: - Thị lực nhìn xa từng mắt: + Không kính: Mắt phải:…………..Mắt trái:………. + Có kính: Mắt phải:…………..Mắt trái:………. - Thị lực nhìn xa hai mắt: Không kính………Có kính……… - Thị trường:
-Sắc giác + Bình thường □ + Mù mầu toàn bộ □ Mù màu: - Đỏ □ - Xanh lá cây □ - vàng □ Các bệnh về mắt (nếu có): …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. |
…………………
……………………
|
||||||||||||
Kết luận……………………………………………………… |
…………………… |
||||||||||||
4.Tai-Mũi-Họng - Kết quả khám thính lực (có thể sử dụng máy trợ thính) + Tai trái: Nói thường:……..m; Nói thầm:……m + Tai phải: Nói thường:……. .m; Nói thầm:……..m - Các bệnh về tai mũi họng (nếu có): …………………………………………………………………. …………………………………………………………………. |
|
||||||||||||
Kết luận……………………………………………………… |
…………………… |
||||||||||||
5. Tim mạch: + Mạch: ……………………lần/phút; + Huyết áp:…………../………………….mmHg ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… |
|
||||||||||||
Kết luận……………………………………………………… |
…………………… |
||||||||||||
6. Hô hấp: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… |
|
||||||||||||
Kết luận……………………………………………………… |
…………………… |
||||||||||||
7. Cơ Xương Khớp: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… |
|
||||||||||||
Kết luận…………………………………………………… |
…………………… |
||||||||||||
8. Nội tiết: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… |
|
||||||||||||
Kết luận……………………………………………………… |
…………………… |
||||||||||||
9. Thai sản: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………… |
|
||||||||||||
Kết luận……………………………………………………… |
…………………… |
III. KHÁM CẬN LÂM SÀNG
Nội dung khám |
Họ tên, chữ ký của Bác sỹ |
|
|
|
|
Các xét nghiệm chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sỹ khám sức khỏe: Huyết học/sinh hóa/X.quang và các xét nghiệm khác. a)Kết quả:……………………………………………………… |
|
b) Kết luận:……………………………………………………. |
|
IV. KẾT LUẬN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
(Giấy khám sức khỏe này có giá trị sử dụng trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký kết luận).
|
………………,
ngày…….tháng….. năm……. |
5. Kết luận sức khỏe: Ghi rõ một trong ba tình trạng sau đây:
5.1. Đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng/điều khiển xe máy chuyên dùng loại…………………………………………………………………………………..
5.2. Không đủ điều kiện sức khỏe lái xe hạng/ điều khiển xe máy chuyên dùng loại ……………………………………………………………………………………….
5.3. Đạt tiêu chuẩn sức khỏe lái xe hạng/ điều khiển xe máy chuyên dùng loại ……..nhưng yêu cầu khám lại (ghi cụ thể thời gian khám lại)……………………
Những trường hợp khó kết luận, đề nghị hội chẩn chuyên khoa
___________________
1 Tên cơ quan chủ quản cùa cơ sở khám sức khỏe
2 Tên của cơ sở khám sức khỏe
3 Chữ viết tắt tên cơ sở khám sức khoẻ
4 Ảnh chụp trên nền trắng, trong thời gian không quá 06 tháng tính đến ngày khám sức khỏe, còn rõ nét và nhận dạng được.
PHỤ LỤC SỐ 03
MẪU SỔ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ
(Ban hành kèm theo Thông tư số
/2024/TT-BYT
ngày tháng năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
SỔ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CỦA NGƯỜI LÁI XE Ô TÔ
Ảnh (4 x 6 cm) (đóng dấu ráp lai hoặc Scan ảnh |
1. Họ và tên (viết chữ in hoa): ………….………………………...…....……… 2. Giới tính: Nam □ Nữ □ 3. Sinh Ngày tháng năm (Tuổi:...............................) 4. Số CMND/CCCD /CC/Hộ chiếu/định danh CD : .......................... 5. Cấp ngày....../..../.............. Tại……………………………………. 6. Chỗ ở hiện tại:…………………………………….......................……..... |
* Lưu ý: Trường hợp đối tượng KSK có CCCD/CC gắn chíp hoặc có số định danh công dân đã thực hiện kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phần HÀNH CHÍNH nêu trên chỉ cần ghi các mục (1) Họ và tên, (3) Ngày tháng năm sinh, (4) số định danh công dâN
7. Nghề nghiệp:……………………………………………4………………………
8. Nơi công tác::……………………………………………5………………………
9. Hạng xe được phép lái::…………………………………………………………..
10. Tiền sử bệnh tật bản thân:
Tên bệnh |
Phát hiện năm |
1. |
|
2. |
|
3. |
|
4. |
|
5. |
|
6. |
|
|
………..ngày………tháng…….năm………. |
I KHÁM LÂM SÀNG
Nội dung khám |
Họ tên, chữ ký của Bác sỹ |
||||||||||||
1. Tâm thần:………………………………………………… ………………………………………………………………… Kết luận:……………………………………………………… 2. Thần kinh:………………………………………………… ……………………………………………………………… Kết luận:…………………………………………………… |
…………………..……
…………………..…… |
||||||||||||
3. Mắt: - Thị lực nhìn xa từng mắt: + Không kính: Mắt phải:…………..Mắt trái:………. + Có kính: Mắt phải:…………..Mắt trái:………. - Thị lực nhìn xa hai mắt: Không kính………Có kính…… Thị trường:
-Sắc giác + Bình thường □ + Mù mầu toàn bộ □ Mù màu: - Đỏ □ - Xanh lá cây □ - vàng □ Các bệnh về mắt (nếu có): …………………………………………………………… ……………………………………………………………… |
|
||||||||||||
Kết luận……………………………………………………… |
…………………… |
||||||||||||
4. Tai-Mũi-Họng - Kết quả khám thính lực (có thể sử dụng máy trợ thính) + Tai trái: Nói thường:……..m; Nói thầm:………m + Tai phải: Nói thường:……..m; Nói thầm:………m - Các bệnh về Tai - Mũi - Họng (nếu có): …………………………………………………………… ……………………………………………………………… |
|
||||||||||||
Kết luận…………………………………………………… |
…………………… |
||||||||||||
5. Tim mạch: + Mạch: ……………………lần/phút; + Huyết áp:…………../………………….mmHg |
|
||||||||||||
Kết luận……………………………………………………… |
…………………… |
||||||||||||
6. Hô hấp:…………………………………………………… …………………………………………………………… |
|
||||||||||||
Kết luận…………………………………………………… |
…………………… |
||||||||||||
7. Cơ Xương Khớp: ……………………………………………… …………………………………………………………… |
|
||||||||||||
Kết luận…………………………………………………… |
…………………… |
||||||||||||
8. Nội tiết: ……………………………………………………………… …………………………………………………………… |
|
||||||||||||
Kết luận…………………………………………………… |
…………………… |
||||||||||||
9. Thai sản:………………………………………………… …………………………………………………………….. |
|
||||||||||||
Kết luận………………………………………………… |
…………………… |
___________________
1. Ghi rõ công việc hiện nay đang làm
2. Ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, đơn vị nơi người được khám của đang lao động, học tập
III. KHÁM CẬN LÂM SÀNG
Nội dung khám |
Họ tên, chữ ký của Bác sỹ |
1. Các xét nghiệm bắt buộc: a) Xét nghiệm ma túy …………………………………………………………………………
|
|
b) Xét nghiệm nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở: …………………………………………………………………………… |
…………………… |
2. Các xét nghiệm chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sỹ khám sức khỏe: Huyết học/sinh hóa/X.quang và các xét nghiệm khác. …………………………………………………………………… …………………………………………………………………… a)Kết quả:…………………………………………………… ………………………………………………………………… b) Kết luận:…………………………………………………… …………………………………………………………………… |
…………………… |
III. KẾT LUẬN
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Các bệnh, tật đang mắc:……………………………………………………………
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
|
………..ngày………tháng…….năm………. |
3. Kết luận: Đủ điều kiện/không đủ điều kiện sức khỏe lái xe ô tô hạng……………………….
___________________
[1] Khoản 9, Điều 2, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định người lái xe là người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ,
[2] Khoản 3, Điều 34, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định: Xe máy chuyên dùng bao gồm: Xe máy thi công; Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp; Máy kéo; Rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi máy kéo; Xe máy thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt; Các loại xe đặc chủng sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
[3] Điểm a, khoản 1, Điều 34, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định Xe ô tô gồm: xe có từ bốn bánh trở lên chạy bằng động cơ, được thiết kế, sản xuất để hoạt động trên đường bộ, không chạy trên đường ray, dùng để chở người, hàng hóa, kéo rơ moóc, kéo sơ mi rơ moóc hoặc được kết cấu để thực hiện chức năng, công dụng đặc biệt, có thể được nối với đường dây dẫn điện; xe ba bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg; xe ô tô không bao gồm xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ;
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.