NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /2023/TT-NHNN DỰ THẢO |
Hà Nội, ngày tháng năm 2023 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 15 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về đánh giá rủi ro về rửa tiền tại đối tượng báo cáo; phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền; quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo; báo cáo giao dịch đáng ngờ; giao dịch chuyển tiền điện tử phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền; hình thức các báo cáo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng, bao gồm:
a) Tổ chức tài chính.
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
d) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.
Điều 3. Đánh giá rủi ro về rửa tiền tại đối tượng báo cáo
1. Tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền tại đối tượng báo cáo tối thiểu bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, quy trình nội bộ về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo và tiêu chí hậu quả rửa tiền của đối tượng báo cáo.
2. Tiêu chí nguy cơ rửa tiền tối thiểu bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ bối cảnh hoạt động của đối tượng báo cáo và tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ hoạt động kinh doanh của đối tượng báo cáo (Tiêu chí cấp 2).
a) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ bối cảnh hoạt động của đối tượng báo cáo tối thiểu bao gồm các tiêu chí về nguy cơ rửa tiền từ ngành, lĩnh vực, quốc gia, vùng địa lý mà đối tượng báo cáo hoạt động (Tiêu chí cấp 3);
b) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ hoạt động kinh doanh của đối tượng báo cáo tối thiểu bao gồm các tiêu chí về nguy cơ rửa tiền từ khách hàng; nguy cơ rửa tiền từ sản phẩm, dịch vụ, giao dịch cung cấp cho khách hàng; nguy cơ rửa tiền từ kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ (Tiêu chí cấp 3).
3. Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, quy trình nội bộ về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng cáo cáo tối thiểu bao gồm tính toàn diện của các chính sách, quy trình nội bộ và tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách, quy trình nội bộ đó (Tiêu chí cấp 2).
a) Tiêu chí tính toàn diện của chính sách, quy trình nội bộ tối thiểu bao gồm các tiêu chí về tính đầy đủ của các chính sách, quy trình liên quan đến phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo; tiêu chí về mức độ phù hợp với các quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền; tiêu chí về mức độ phù hợp của các chính sách, quy trình đó với mức độ rủi ro tại đối tượng báo cáo; tiêu chí về định kỳ đánh giá lại chính sách, quy trình nội bộ để phù hợp với các thay đổi của quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động (Tiêu chí cấp 3);
b) Tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách, quy trình nội bộ tối thiểu bao gồm các tiêu chí về hiệu quả thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo; mức độ hiểu biết, tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực nghề nghiệp của lãnh đạo và nhân viên có trách nhiệm liên quan về phòng, chống rửa tiền tại đối tượng báo cáo; hiệu quả quản lý công tác phòng, chống rửa tiền trong toàn hệ thống và đại lý của đối tượng báo cáo (Tiêu chí cấp 3);
4. Tiêu chí hậu quả rửa tiền của đối tượng báo cáo bao gồm tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính, nền kinh tế, ngành, lĩnh vực có liên quan và xã hội (Tiêu chí cấp 2).
a) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế (Tiêu chí cấp 3);
b) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính (Tiêu chí cấp 3);
c) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực (Tiêu chí cấp 3);
d) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội (Tiêu chí cấp 3).
5. Phương pháp đánh giá rủi ro về rửa tiền tại đối tượng báo cáo gồm phương pháp chấm điểm; phương pháp chuyên gia hoặc phương pháp chấm điểm kết hợp với phương pháp chuyên gia.
Điều 4. Phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền
1. Đối tượng báo cáo, căn cứ kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền xây dựng quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền với những nội dung tối thiểu sau:
a) Xác định phạm vi, mục tiêu của hoạt động quản lý rủi ro rửa tiền; các tiêu chí để đánh giá rủi ro rửa tiền.
b) Xác định, phân tích, đánh giá khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của rủi ro rửa tiền.
c) Phân loại rủi ro rửa tiền tối thiểu theo ba mức thấp, trung bình, cao.
d) Tần suất cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo mức độ rủi ro.
đ) Xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục rủi ro về rửa tiền được phát hiện, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
2. Đối với khách hàng có mức độ rủi ro thấp, đối tượng báo cáo được nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ, bao gồm:
a) Không thu thập thông tin về mục đích, bản chất mối quan hệ kinh doanh nếu có cơ sở nhận biết được mục đích và bản chất từ các loại giao dịch hoặc mối quan hệ kinh doanh đã được thiết lập;
b) Xác minh thông tin nhận biết khách hàng và chủ sở hữu hưởng lợi sau khi thiết lập mối quan hệ kinh doanh. Trường hợp chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân đại diện vốn nhà nước trong các tổ chức, đối tượng báo cáo không phải xác minh thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi;
c) Giảm tần suất cập nhật thông tin nhận biết khách hàng;
d) Giảm mức độ theo dõi và kiểm soát giao dịch;
đ) Đối tượng báo cáo không được áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ trong trường hợp nghi ngờ liên quan đến rửa tiền.
3. Đối với khách hàng có mức độ rủi ro cao, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng tăng cường, bao gồm:
a) Có sự phê duyệt của cấp quản lý cao hơn ít nhất một cấp so với cấp phê duyệt áp dụng đối với khách hàng thông thường khi khách hàng lần đầu thiết lập quan hệ hoặc khách hàng hiện tại được đánh giá có rủi ro cao đối với đối tượng báo cáo là tổ chức;
b) Sử dụng biện pháp phù hợp để thu thập bổ sung các thông tin của khách hàng phục vụ việc đánh giá và quản lý rủi ro khách hàng, bao gồm các thông tin tối thiểu sau:
Đối với khách hàng là cá nhân: Mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vòng ít nhất 6 (sáu) tháng gần nhất của khách hàng; thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức hoặc chủ cơ sở nơi làm việc hoặc có thu nhập chính. Thông tin liên quan đến nguồn gốc tài sản trong giao dịch hoặc nguồn gốc tài sản của khách hàng.
Đối với khách hàng là tổ chức: Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo doanh thu chính; Tổng doanh thu trong 2 (hai) năm gần nhất; Tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của công ty mẹ (nếu khách hàng là công ty con) hoặc danh sách tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện (nếu khách hàng là công ty mẹ). Thông tin liên quan đến nguồn gốc tài sản trong giao dịch hoặc nguồn gốc tài sản của khách hàng.
Các thông tin phục vụ việc đánh giá và quản lý rủi ro khách hàng khác do đối tượng báo cáo tự xác định.
c. Giám sát tăng cường các giao dịch của khách hàng và mối quan hệ kinh doanh để đảm bảo giao dịch của khách hàng phù hợp với mục đích và bản chất của mối quan hệ kinh doanh của khách hàng với đối tượng báo cáo và hoạt động kinh doanh của khách hàng; kịp thời phát hiện các giao dịch đáng ngờ và xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ khi có cơ sở hợp lý theo quy định của pháp luật.
d. Cập nhật thông tin nhận biết khách hàng ít nhất 01 (một) năm một lần hoặc khi đối tượng báo cáo biết thông tin về khách hàng đã có sự thay đổi.
Điều 5. Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền
1. Quy định nội bộ của đối tượng báo cáo phải có tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Phòng, chống rửa tiền.
2. Quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng tối thiểu có nội dung sau:
a) Đối tượng báo cáo có thể xác minh thông tin nhận biết khách hàng sau khi mở tài khoản hoặc thiết lập quan hệ với khách hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau: các rủi ro rửa tiền đã được kiểm soát hiệu quả; việc xác minh ban đầu có thể làm ảnh hưởng hoạt động kinh doanh bình thường của khách hàng; việc xác minh này phải thực hiện ngay khi có thể.
b) Đối tượng báo cáo phải bảo đảm áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng tăng cường hoặc giảm nhẹ trên cơ sở rủi ro và có thể dừng việc nhận biết khách hàng nếu việc nhận biết có thể tiết lộ việc đối tượng báo cáo nghi ngờ khách hàng liên quan đến hoạt động rửa tiền, đồng thời đối tượng báo cáo xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ.
3. Đối với quy định về chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đối tượng báo cáo phải bảo đảm:
a) Trong vòng 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo có trách nhiệm gửi quy định nội bộ về Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Có quy trình kiểm tra, rà soát để báo cáo đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật. Trường hợp đối tượng báo cáo chủ động phát hiện hoặc nhận thông báo của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sai sót của báo cáo, đối tượng báo cáo phải kịp thời điều chỉnh và gửi lại ngay báo cáo cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được thông báo.
4. Đối với quy trình tuyển dụng nhân sự, đối tượng báo cáo phải có quy trình bảo đảm các tiêu chuẩn tuyển dụng nhằm hạn chế các rủi ro về rửa tiền.
5. Đối với nội dung đào tạo, bồi dưỡng về phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo phải bảo đảm:
a) Hằng năm, đối tượng báo cáo có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách phòng, chống rửa tiền, nhân viên được giao nhiệm vụ liên quan đến giao dịch tiền, tài sản với khách hàng về nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền. Đối với lãnh đạo, nhân viên mới tuyển dụng, trong vòng 06 tháng kể từ ngày tuyển dụng phải được đào tạo về phòng, chống rửa tiền.
b) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền tối thiểu phải bao gồm: quy định của pháp luật và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền; phương thức, thủ đoạn rửa tiền; rủi ro rửa tiền liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, nhiệm vụ mà lãnh đạo, nhân viên được giao thực hiện.
6. Việc kiểm soát và kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo phải bảo đảm kiểm toán nội bộ hàng năm về phòng, chống rửa tiền; báo cáo kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
7. Trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện công tác về phòng, chống rửa tiền:
a) Phân công một thành viên Ban lãnh đạo hoặc người được Ban lãnh đạo ủy quyền chịu trách nhiệm về tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại đơn vị (sau đây gọi là người phụ trách phòng, chống rửa tiền), cán bộ phụ trách báo cáo bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này và đăng ký với Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kèm các thông tin chi tiết như họ tên, địa chỉ nơi làm việc, số điện thoại, số fax, địa chỉ hòm thư điện tử (email) để liên lạc khi cần thiết. Khi thay đổi người phụ trách phòng, chống rửa tiền hoặc thông tin liên quan đến người này, đối tượng báo cáo phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
b) Thành lập bộ phận chuyên trách (tổ, phòng, ban) hoặc chỉ định một bộ phận tại trụ sở chính chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền; tại chi nhánh, công ty con (nếu có) phải phân công một hoặc một số cán bộ hoặc bộ phận chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền tùy theo quy mô, phạm vi và đặc thù hoạt động của đối tượng báo cáo.
Điều 6. Chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo
1. Khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng dữ liệu điện tử hoặc báo cáo bằng văn bản giấy khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư này.
2. Trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt.
3. Thông tin báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo:
a) Đối với khách hàng là cá nhân: họ và tên; số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số Định danh cá nhân hoặc số Hộ chiếu; quốc tịch; địa chỉ đăng ký thường trú và nơi ở hiện tại khác (nếu có);
b) Đối với khách hàng là tổ chức: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ trụ sở chính; quốc gia; giấy phép thành lập, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế;
c) Thông tin về giao dịch, bao gồm: ngày thực hiện giao dịch; số tài khoản (nếu có); loại giao dịch; mã số giao dịch (số tham chiếu duy nhất cho mỗi giao dịch); số tiền giao dịch; loại tiền giao dịch; số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá loại giao dịch tương ứng tại thời điểm phát sinh giao dịch); lý do, mục đích giao dịch; tên, địa điểm phát sinh giao dịch; số lượng hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính;
d) Thông tin khác được quy định cụ thể trong các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư này;
4. Đối tượng báo cáo phải rà soát, sàng lọc các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn để kịp thời phát hiện giao dịch đáng ngờ
Điều 7. Báo cáo giao dịch đáng ngờ
1. Khi phát hiện giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 Luật phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng dữ liệu điện tử hoặc báo cáo bằng văn bản giấy khi chưa thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư này.
2. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ, phản hồi cho đối tượng báo cáo những vấn đề phát sinh (nếu có).
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải xem xét, thu thập, phân tích thông tin để báo cáo giao dịch đáng ngờ khi kinh doanh dịch vụ kế toán; thực hiện thủ tục công chứng, thay mặt khách hàng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất; quản lý tiền, chứng khoán hoặc tài sản khác của khách hàng; quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, công ty chứng khoán; điều hành, quản lý công ty; tham gia vào hoạt động mua, bán doanh nghiệp.
Điều 8. Nội dung liên quan đến giao dịch chuyển tiền điện tử
1. Các loại hình giao dịch chuyển tiền điện tử
a) Giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước là giao dịch chuyển tiền điện tử mà tổ chức tài chính khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và tổ chức tài chính của người thụ hưởng cùng ở Việt Nam.
b) Giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế là giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 3 Điều này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam.
2. Thông tin yêu cầu đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử:
a) Thông tin của người khởi tạo: tên; số tài khoản được sử dụng để giao dịch hoặc số tham chiếu giao dịch trong trường hợp không có số tài khoản; địa chỉ hoặc số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu hoặc số định danh khách hàng hoặc ngày sinh và nơi sinh;
b) Thông tin của người thụ hưởng: tên, số tài khoản được sử dụng để giao dịch hoặc số tham chiếu giao dịch trong trường hợp không có số tài khoản;
c) Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử theo lô, tổ chức tài chính phải đảm bảo có đầy đủ và chính xác thông tin về người khởi tạo và người thụ hưởng quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
3. Tổ chức tài chính tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm:
a) Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo;
b) Tổ chức tài chính trung gian là tổ chức nhận và chuyển lệnh chuyển tiền điện tử thay mặt cho tổ chức tài chính khởi tạo và tổ chức tài chính thụ hưởng hoặc tổ chức tài chính trung gian khác;
c) Tổ chức tài chính thụ hưởng là tổ chức nhận lệnh chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tổ chức tài chính khởi tạo hoặc tổ chức tài chính trung gian, thực hiện chi trả cho người thụ hưởng.
4. Trách nhiệm của tổ chức tài chính trong nước đóng vai trò là tổ chức tài chính khởi tạo tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử:
a) Phải đảm bảo các giao dịch chuyển tiền điện tử bao gồm đầy đủ, chính xác thông tin về người khởi tạo và đầy đủ các thông tin của người thụ hưởng quy định tại Khoản 2 điều này;
b) Thực hiện lưu trữ thông tin về người khởi tạo và người thụ hưởng theo quy định tại Điều 38 Luật Phòng, chống rửa tiền;
c) Không thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong trường hợp không đáp ứng các yêu cầu tại điểm a và b khoản này.
5. Trách nhiệm của tổ chức tài chính trong nước đóng vai trò là tổ chức tài chính trung gian tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử
a) Phải đảm bảo các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế có đầy đủ thông tin của người khởi tạo và người thụ hưởng quy định tại khoản 2 điều này và có biện pháp hợp lý để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế thiếu thông tin bắt buộc của người khởi tạo và người thụ hưởng quy định tại Khoản 2 điều này;
b) Phải có các chính sách, quy trình phù hợp trên cơ sở rủi ro để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử thiếu thông tin bắt buộc về người khởi tạo hoặc người thụ hưởng và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp bao gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc áp dụng các biện pháp giám sát sau giao dịch.
6. Trách nhiệm của tổ chức tài chính trong nước đóng vai trò là tổ chức tài chính thụ hưởng tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử
a) Phải có biện pháp hợp lý để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế thiếu thông tin bắt buộc của người khởi tạo và người thụ hưởng quy định tại Khoản 2 điều này;
b) Phải xác minh thông tin nhận biết khách hàng là người thụ hưởng của giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế và thực hiện lưu trữ thông tin này theo quy định tại Điều 38 Luật Phòng, chống rửa tiền;
c) Phải có các chính sách, quy trình phù hợp trên cơ sở rủi ro để xác định các giao dịch chuyển tiền điện tử thiếu thông tin bắt buộc của người khởi tạo hoặc người thụ hưởng và áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp gồm từ chối hoặc tạm dừng giao dịch hoặc các biện pháp giám sát sau giao dịch.
7. Tổ chức tài chính trung gian phải lưu trữ hồ sơ giao dịch bao gồm các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này ít nhất 5 năm kể từ ngày phát sinh giao dịch, đồng thời có trách nhiệm cung cấp hồ sơ đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu và không phải báo cáo các giao dịch chuyển tiền điện tử cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
8. Đối tượng báo cáo được phép thực hiện chuyển tiền điện tử quốc tế phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phù hợp phục vụ cho việc báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và phải có hệ thống phần mềm để quét, lọc theo danh sách quy định tại Khoản 9, Khoản 10 Điều 3 và Khoản 1 Điều 17 Luật Phòng, chống rửa tiền; phát hiện dấu hiệu đáng ngờ nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền và ngăn ngừa các rủi ro khác.
Điều 9. Chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế có mức giá trị từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương. Đối tượng báo cáo không phải báo cáo giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.
2. Nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử gồm các thông tin tối thiểu sau:
a) Thông tin về tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng bao gồm: tên giao dịch của tổ chức hoặc chi nhánh giao dịch; địa chỉ trụ sở chính; quốc gia;
b) Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: họ và tên, ngày, tháng, năm, sinh; số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu; số thị thực (nếu có); địa chỉ đăng ký thường trú hoặc nơi ở hiện tại khác (nếu có);
c) Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử: tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ trụ sở chính; số giấy phép thành lập, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế; quốc gia;
c) Thông tin về giao dịch: Số tài khoản (nếu có); số tiền; loại tiền; số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam; lý do, mục đích giao dịch; mã giao dịch; ngày giao dịch;
d) Thông tin khác theo yêu cầu của Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phục vụ công tác quản lý về phòng, chống rửa tiền trong từng thời kỳ.
Điều 10. Hình thức báo cáo
1. Báo cáo bằng dữ liệu điện tử
a) Đối tượng báo cáo thiết lập đường truyền, kết nối mạng truyền tin với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua Cục Công nghệ thông tin để gửi báo cáo, thông tin về phòng, chống rửa tiền;
b) Báo cáo dữ liệu điện tử được truyền qua đường truyền, mạng kết nối quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều này hoặc gửi qua vật mang tin. Báo cáo dữ liệu điện tử phải theo đúng định dạng dữ liệu, cấu trúc file theo hướng dẫn của Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
c) Đối tượng báo cáo phải thực hiện gửi báo cáo dữ liệu điện tử theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và có biện pháp bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 40 Luật phòng, chống rửa tiền.
2. Báo cáo bằng văn bản giấy
Đối tượng báo cáo phải báo cáo giao dịch đáng ngờ theo mẫu biểu 01; báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo theo mẫu biểu 02 ban hành kèm theo thông tư này.
Điều 11. Thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử
1. Đối tượng báo cáo phải gửi báo cáo giao dịch giá trị lớn phải báo cáo, báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử trước 10 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày phát sinh giao dịch.
2. Nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
3. Trường hợp đối tượng báo cáo phát hiện thông tin báo cáo bị sai, thiếu thì phải có văn bản giải trình và bổ sung, cập nhật gửi về Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngay khi phát hiện.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày …/…/2023
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, Thông tư số 31/2014/TT-NHNN ngày 11/11/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền; Thông tư số 20/2019/TT-NHNN ngày 14/11/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền và đối tượng báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đối tượng báo cáo phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Cơ quan thực hiện chức năng phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) để được hướng dẫn kịp thời.
|
THỐNG ĐỐC |
Báo
cáo giao dịch đáng ngờ |
Số báo cáo: |
|
PHẢI ĐIỀN ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VÀO CÁC TRƯỜNG YÊU CẦU (Xem phần hướng dẫn điền báo cáo) |
|
|
Báo cáo này có sửa đổi hay bổ sung báo cáo nào trước không? |
||
□ Không |
□ Có: - Sửa đổi/bổ sung cho Báo cáo số………. ngày…… - Nội dung sửa đổi/bổ sung: |
|
Phần I |
THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG BÁO CÁO |
|
1. Thông tin về đối tượng báo cáo* |
||
a. Tên đối tượng báo cáo: |
||
b. Địa chỉ (số nhà, đường/phố): |
||
Quận/Huyện: |
Tỉnh/Thành phố: |
Quốc gia: |
c. Điện thoại: |
d. Fax: |
|
e. Tên điểm phát sinh giao dịch: |
||
f. Địa chỉ điểm phát sinh giao dịch: |
||
Quận/Huyện: |
Tỉnh/Thành phố: |
Quốc gia: |
g. Điện thoại: |
h. Fax: |
|
i. Địa chỉ mail của đơn vị (nhận mail xác nhận của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam): |
||
2. Thông tin về người lập báo cáo*: |
||
a. Họ và tên: |
||
b. Điện thoại cố định: |
c. Điện thoại di động: |
|
d. Bộ phận công tác: |
||
Phần II |
THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ |
|
1. Loại báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến các giao dịch*: |
||
□ Chuyển tiền lòng vòng có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế □ Chuyển tiền lòng vòng có mục đích góp vốn ảo □ Liên quan đến hoạt động đánh bạc, tổ chức đánh bạc □ Liên quan đến nhóm google/face book/mạng xã hội □ Liên quan đến hoạt động chuyển tiền bất hợp pháp ra nước ngoài theo hợp đồng tạm nhập tái xuất/hợp đồng thanh toán hàng hóa □ Sử dụng số định danh cá nhân giả, gian lận, lừa đảo □ Việc thuê mở tài khoản □ Liên quan đến hoạt động thẻ tín dụng có dấu hiệu bất hợp pháp hoặc giao dịch thẻ khống □ Tiền ảo/tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tiền ảo, tài sản ảo □ Hoạt động bất động sản bất hợp pháp □ Khác:……… (đề nghị ghi cụ thể dấu hiệu) |
||
2. Thông tin về cá nhân thực hiện giao dịch* |
||
a. Họ và tên: |
||
b. Ngày, tháng, năm sinh: |
||
c. Nghề nghiệp: |
||
d. Quốc tịch: |
||
e. Nơi đăng ký thường trú: |
||
Quận/Huyện: |
Tỉnh/Thành phố: |
Quốc gia: |
f. Nơi ở hiện tại: |
||
Quận/Huyện: |
Tỉnh/Thành phố: |
Quốc gia: |
g. Số CMT/CCCD: |
Ngày cấp: |
Nơi cấp: |
h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực): |
Ngày cấp: |
Nơi cấp: |
i. Điện thoại cố định: |
k. Điện thoại di động: |
|
l. Số tài khoản: |
||
m. Loại tài khoản: |
||
n. Ngày mở tài khoản: |
||
o. Tình trạng tài khoản: |
||
□ Hoạt động bình thường |
□ Bất thường (nêu rõ lý do): |
|
3. Thông tin về tổ chức thực hiện giao dịch* |
||
3.1. Thông tin về tổ chức* |
||
a. Tên đầy đủ của tổ chức |
||
b. Tên tiếng nước ngoài (nếu có): |
||
c. Tên viết tắt: |
||
d. Địa chỉ: |
||
Quận/Huyện: |
Tỉnh/Thành phố: |
Quốc gia: |
e. Giấy phép thành lập số: |
Ngày cấp: |
Nơi cấp: |
f. Đăng ký kinh doanh số: |
Ngày cấp: |
Nơi cấp: |
g. Mã số thuế: |
||
h. Ngành nghề kinh doanh: |
||
i. Điện thoại: |
k. Fax: |
|
l. Số tài khoản: |
||
m. Loại tài khoản: |
||
o. Tình trạng tài khoản: |
||
□ Hoạt động bình thường |
□ Bất thường (nêu rõ lý do): |
|
3.2. Thông tin về người đại diện cho tổ chức* |
||
a. Họ và tên: |
||
b. Ngày, tháng, năm sinh: |
||
c. Nghề nghiệp: |
||
d. Quốc tịch: |
||
e. Nơi đăng ký thường trú: |
||
Quận/Huyện: |
Tỉnh/Thành phố: |
Quốc gia: |
f. Nơi ở hiện tại: |
||
Quận/Huyện: |
Tỉnh/Thành phố: |
Quốc gia: |
g. Số CMT/CCCD: |
Ngày cấp: |
Nơi cấp: |
h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực): |
Ngày cấp: |
Nơi cấp: |
i. Điện thoại cố định: |
k. Điện thoại di động: |
|
4. Thông tin về giao dịch* |
||
a. Thời gian tiến hành giao dịch: vào hồi……….., ngày……… tháng……… năm……… |
||
b. Số tiền giao dịch: |
||
Bằng số: |
Bằng chữ: |
|
c. Mục đích giao dịch: |
||
5. Thông tin bổ sung
|
||
Phần III |
THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN TỚI GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ |
|
1. Thông tin về cá nhân liên quan đến giao dịch: |
||
a. Họ và tên: |
||
b. Ngày, tháng, năm sinh: |
||
c. Nghề nghiệp: |
||
d. Quốc tịch: |
||
e. Nơi đăng ký thường trú: |
||
Quận/Huyện: |
Tỉnh/Thành phố: |
Quốc gia: |
f. Nơi ở hiện tại: |
||
Quận/Huyện/Thị trấn: |
Tỉnh/Thành phố: |
Quốc gia: |
g. Số CMT/CCCD: |
Ngày cấp: |
Nơi cấp: |
h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực): |
Ngày cấp: |
Nơi cấp: |
i. Điện thoại cố định: |
k. Điện thoại di động: |
|
l. Số tài khoản: |
||
m. Mở tại ngân hàng: |
||
n. Địa chỉ ngân hàng: |
||
Quận/Huyện: |
Tỉnh/Thành phố: |
Quốc gia: |
2. Thông tin về tổ chức có liên quan tới giao dịch |
||
a. Tên đầy đủ của tổ chức |
||
b. Tên tiếng nước ngoài (nếu có): |
||
c. Tên viết tắt: |
||
d. Địa chỉ: |
||
Quận/Huyện: |
Tỉnh/Thành phố: |
Quốc gia: |
e. Giấy phép thành lập số: |
Ngày cấp: |
Nơi cấp: |
f. Ngành nghề kinh doanh: |
||
g. Đăng ký kinh doanh số: |
||
h. Điện thoại cố định: |
i. Fax: |
|
k. Số tài khoản: |
||
l. Mở tại ngân hàng: |
||
m. Địa chỉ ngân hàng: |
||
Quận/Huyện: |
Tỉnh/Thành phố: |
Quốc gia: |
3. Thông tin bổ sung
|
||
PHẦN IV |
LÝ DO NGHI NGỜ GIAO DỊCH VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN |
|
1. Mô tả giao dịch và lý do nghi ngờ*: (Mô tả chi tiết, có dẫn chứng cụ thể)
|
||
2. Những công việc đã xử lý liên quan đến giao dịch đáng ngờ*: - Biện pháp xử lý/thu thập thông tin đã thực hiện; - Những công việc khác liên quan:…
|
||
PHẦN V |
TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM |
|
* Hồ sơ mở tài khoản của cá nhân/tổ chức thực hiện giao dịch và liên quan đến giao dịch (có mở tài khoản tại đối tượng báo cáo); * Bản sao kê tài khoản giao dịch (số phụ) từ ngày phát sinh giao dịch có liên quan đến ngày báo cáo giao dịch đáng ngờ của cá nhân/tổ chức thực hiện giao dịch và liên quan đến giao dịch (có mở tài khoản tại đối tượng báo cáo); * Tài liệu, chứng từ chứng minh nhận định/lý do nghi ngờ giao dịch đưa ra; thông tin, tài liệu thu thập thêm. * Tài liệu, chứng từ khác có liên quan đến giao dịch đáng ngờ (bản sao điện chuyển tiền, giấy rút tiền, nộp tiền, phiếu chuyển khoản…) |
NGƯỜI
LẬP PHIẾU |
TRƯỞNG
PHÒNG (bộ phận) |
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
Ghi chú:
Tất cả các trường có dấu * là thông tin bắt buộc, không được để trống
Phần I:
(2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của người lập báo cáo.
Phần II:
(1): Có thể tích nhiều dấu hiệu một lúc; ghi tóm tắt dấu hiệu khác nếu là dấu hiệu khác
(2): Áp dụng cho khách hàng cá nhân (để trống nếu khách hàng là tổ chức)
(2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của cá nhân thực hiện giao dịch
(2b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh
(2h):
- Không bắt buộc đối với cá nhân thực hiện giao dịch là người cư trú.
- Bắt buộc phải là số hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân thực hiện giao dịch là người không cư trú.
(2m): Ghi rõ loại tài khoản liên quan đến giao dịch đáng ngờ là tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm...
(2o): Nếu tài khoản ở tình trạng bất bình thường phải nêu rõ lý do tại sao, ví dụ như: hoạt động trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch...
(3): Áp dụng cho khách hàng là tổ chức (để trống nếu là khách hàng cá nhân)
(3.1b): Để trống nếu tổ chức không có tên nước ngoài tương ứng
(3.1m): Ghi rõ loại tài khoản liên quan đến giao dịch đáng ngờ là tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm...
(3.1o): Nếu tài khoản ở tình trạng bất bình thường phải nêu rõ lý do tại sao, ví dụ như: hoạt động trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch...
(3.2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của cá nhân đại diện cho tổ chức
(3.2b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh
(3.2h):
- Không bắt buộc đối với cá nhân đại diện cho tổ chức là người cư trú.
- Bắt buộc phải là số hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân đại diện cho tổ chức là người không cư trú.
(4): Nếu giao dịch đáng ngờ phát sinh trong một khoảng thời gian, đối tượng báo cáo ghi rõ khoảng thời gian phát sinh giao dịch từ thời điểm nào đến thời điểm nào; tổng số tiền giao dịch (không liệt kê từng giao dịch).
Phần III:
Không bắt buộc trong trường hợp tổ chức báo cáo không có thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch đáng ngờ (đối tác)
Trong trường hợp tổ chức báo cáo có thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch đáng ngờ: chỉ cần điền vào các trường có thông tin, không bắt buộc phải điền đầy đủ vào tất cả các trường.
Phần IV:
(1): Mô tả cụ thể, rõ ràng và chi tiết nhất có thể về các dấu hiệu, nhân tố, tình huống bất thường dẫn tới việc tổ chức báo cáo nghi ngờ giao dịch và/hoặc tin rằng giao dịch có liên quan đến rửa tiền hay hoạt động tội phạm.
(2): Mô tả cụ thể những công việc đã thực hiện liên quan đến việc xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ.
Lưu ý: Báo cáo giao dịch đáng ngờ áp dụng cho việc báo cáo giao dịch đáng ngờ cho đơn vị tiếp nhận tại Ngân hàng Nhà nước (giải trình cho việc bổ sung lưu ý: Một số ngân hàng thực hiện báo cáo cơ quan công an theo mẫu Báo cáo giao dịch đáng ngờ khi thực hiện báo cáo đối với trường hợp nêu tại Khoản 2 Điều 26 Luật PCRT)
MẪU BIỂU SỐ 02
Giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo theo quy định tại Điều 25 Luật phòng, chống rửa tiền
(Đính kèm Thông tư số.... ngày... tháng... năm 2023 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền)
Tên đối tượng báo cáo:
Địa chỉ; Số điện thoại
Địa điểm phát sinh giao dịch:
Địa chỉ; Số điện thoại
Ngày thực hiện giao dịch: dd/mm/yyyy
STT |
Loại giao dịch |
Tên khách hàng |
Địa chỉ |
Quốc tịch
|
Giấy tờ nhận dạng |
Loại hàng hóa, dịch vụ |
Số lượng và Đơn vị tính |
Số tiền giao dịch (triệu đồng) |
Loại tiền giao dịch |
Số tiền được quy đổi sang VND |
Số tài khoản |
Lý do/ mục đích giao dịch |
Mã giao dịch |
|||
Số CMND/CCCD/Số định danh cá nhân |
Hộ chiếu |
Số giấy phép thành lập |
Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế |
|||||||||||||
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
(12) |
(13) |
(14) |
(15) |
(16) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI
LẬP BIỂU |
THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ (17) |
Hướng dẫn:
(1) Ký hiệu loại giao dịch:
C: Khách hàng nộp tiền mặt vào tài khoản hoặc sử dụng tiền mặt mua hàng hóa, dịch vụ do đối tượng báo cáo cung cấp;
D: Khách hàng rút tiền mặt từ tài khoản hoặc nhận tiền mặt từ đối tượng báo cáo;
(2) Họ và tên (khách hàng là cá nhân); tên đầy đủ và tên viết tắt (khách hàng là tổ chức);
(3) Địa chỉ của khách hàng thực hiện giao dịch;
(4) Quốc gia/ Quốc tịch của khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ (2 ký tự theo chuẩn ISO-3166);
(5) Số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân của khách hàng thực hiện giao dịch;
(6) Số hộ chiếu của khách hàng mua, bán hàng hóa, dịch vụ;
(7) Số giấy phép thành lập đối với khách hàng là tổ chức
(8) Mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế đối với khách hàng là tổ chức;
(9) Loại hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: Căn hộ, Thửa đất, vàng miếng, vàng trang sức…
(10) Số lượng và đơn vị tính của hàng hóa, dịch vụ khách hàng mua, bán (ví dụ: 100m2, 10 gram, 05 vé số, đồng tiền quy ước trong hoạt động trò chơi có thưởng,…).
(11) Số tiền giao dịch khi khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
(12) Ký hiệu loại tiền khách hàng nộp (3 kí tự theo chuẩn ISO-4217);
(13) Nếu là ngoại tệ thì quy đổi về đồng Việt Nam theo tỷ giá vào thời điểm phát sinh giao dịch;
(14) Số tài khoản của khách hàng khi thực hiện mua, bán hàng hóa, dịch vụ;
(15) Nêu rõ lý do, mục đích khách hàng thực hiện giao dịch;
(16) Mã số thực hiện giao dịch (nếu có), trường hợp là các hợp đồng, thỏa thuận pháp lý giữa cá nhân, tổ chức thì nghi là số hợp đồng, số thỏa thuận;
(17) Tổng giám đốc/ Giám đốc hoặc người được ủy quyền.
Lưu ý:
- Báo cáo từng giao dịch của khách hàng có tổng giá trị giao dịch trong ngày vượt quá mức quy định;
- Trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt;
- Ghi đầy đủ, chi tiết từng cột. Nếu không có thông tin, ghi “Không”.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.