BỘ CÔNG
THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/2014/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2014 |
QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP, TRÌNH TỰ XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH KHUNG GIÁ PHÁT ĐIỆN
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực,
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về phương pháp, trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện hàng năm.
2. Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
a) Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện đấu nối với hệ thống điện quốc gia có tổng công suất lắp đặt trên 30MW, các nhà máy điện có công suất lắp đặt từ 30 MW trở xuống tự nguyện tham gia thị trường điện, trừ các nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu, các nhà máy điện chạy dầu, các nhà máy điện độc lập được đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), các nhà máy điện sử dụng năng lượng mới tái tạo (gió, địa nhiệt, thuỷ triều và sinh khối) và các nhà máy điện có cơ chế riêng do Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định;
b) Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Trong Thông tư này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công suất tinh là công suất lắp đặt quy đổi về vị trí đo đếm phục vụ cho việc thanh toán mua bán điện giữa bên bán và bên mua (kW).
3. Số giờ vận hành công suất cực đại (Tmax) là số giờ vận hành công suất cực đại trong năm được tính bình quân cho cả đời dự án của Nhà máy điện chuẩn và được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này (giờ).
4. Tổng mức đầu tư dự án được phê duyệt lần đầu là tổng mức đầu tư kèm theo thiết kế cơ sở lần đầu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc các văn bản thay thế.
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KHUNG GIÁ PHÁT ĐIỆN
Điều 3. Nguyên tắc xây dựng khung giá phát điện
1. Khung giá phát điện là dải giá trị từ 0 (không) đến mức giá trần của từng loại hình nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện được xây dựng và ban hành hàng năm.
3. Đối với nhà máy thủy điện: giá trần được xây dựng trên cơ sở giá chi phí tránh được hàng năm theo phương pháp quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Điều 4. Các Nhà máy điện chuẩn
Nhà máy điện chuẩn được quy định đối với từng loại hình công nghệ và thiết bị theo các dải công suất tại bảng sau:
Loại nhà máy điện |
Công suất tinh của Nhà máy điện chuẩn (MW) |
|
Than nội địa |
Than nhập khẩu |
|
1. Nhiệt điện than (theo loại hình công nghệ đốt than) |
1x300 |
|
2x300 |
|
|
1x600 |
1x600 |
|
2x600 |
2x600 |
|
1x1.000 |
1x1.000 |
|
2x1.000 |
2x1.000 |
|
2. Nhiệt điện khí chu trình hỗn hợp (cấu hình 2-2-1) |
3x150 |
|
3x250 |
Điều 5. Phương pháp xác định giá phát điện của Nhà máy điện chuẩn
Giá phát điện PNĐ (đồng/kWh) của Nhà máy điện chuẩn được xác định theo công thức sau:
PNĐ = FC + FOMC + VC
Trong đó:
FC: Giá cố định bình quân của Nhà máy điện chuẩn được xác định theo phương pháp quy định tại Điều 6 Thông tư này (đồng/kWh);
FOMC: Giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện chuẩn được xác định theo phương pháp quy định tại Điều 7 Thông tư này (đồng/kWh);
VC: Giá biến đổi của năm áp dụng khung giá của Nhà máy điện chuẩn được xác định theo phương pháp quy định tại Điều 8 Thông tư này (đồng/kWh).
Giá phát điện của Nhà máy điện chuẩn không bao gồm giá vận chuyển nhiên liệu chính.
Điều 6. Phương pháp xây dựng giá cố định bình quân của Nhà máy điện chuẩn
1. Giá cố định bình quân FC (đồng/kWh) của Nhà máy điện chuẩn là thành phần để thu hồi chi phí đầu tư, được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
TCVĐT: Chi phí vốn đầu tư xây dựng Nhà máy điện chuẩn (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được quy đổi đều hàng năm xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này (đồng);
Abp: Điện năng bình quân năm tại điểm giao nhận xác định theo quy định tại khoản 5 Điều này (kWh).
2. Chi phí vốn đầu tư của Nhà máy điện chuẩn được quy đổi đều hàng năm TCVĐT (đồng) theo công thức sau:
Trong đó:
SĐT: Suất đầu tư của Nhà máy điện chuẩn được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều này (đồng/kW);
Pt: Tổng công suất tinh của Nhà máy điện chuẩn (kW);
n: Đời sống kinh tế của Nhà máy điện chuẩn được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này (năm);
i: Tỷ suất chiết khấu tài chính của Nhà máy điện chuẩn được xác định theo quy định tại Khoản 4 Điều này (%).
a) Chi phí xây dựng gồm chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; phá và tháo dỡ các vật liệu kiến trúc cũ; san lấp mặt bằng xây dựng; xây dựng công trình tạm; công trình phụ trợ phục vụ thi công; nhà tạm tại hiện trường để ở và để điều hành thi công;
b) Chi phí thiết bị gồm các chi phí mua sắm thiết bị công nghệ, đào tạo vận hành nhà máy; lắp đặt, thử nghiệm, hiệu chỉnh; vận chuyển, bảo hiểm, thuế và các loại phí liên quan khác;
c) Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và chi phí tái định cư theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chi phí xử lý gia cố nền móng công trình;
d) Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng;
đ) Chi phí tư vấn xây dựng gồm các chi phí cho tư vấn khảo sát, thiết kế, giám sát xây dựng, tư vấn thẩm tra và các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khác;
e) Chi phí khác gồm vốn lưu động trong thời gian chạy thử nghiệm thu nhà máy, chi phí lãi vay và các chi phí cho vay vốn trong thời gian xây dựng nhà máy điện và các chi phí cần thiết khác;
g) Chi phí dự phòng gồm các chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình.
4. Tỷ suất chiết khấu tài chính i (%) áp dụng chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền danh định trước thuế được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
D: Tỷ lệ vốn vay trong tổng mức đầu tư được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này (%);
E: Tỷ lệ vốn góp chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này (%);
n: Đời sống kinh tế của Nhà máy điện chuẩn được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này (năm);
nD: Thời gian trả nợ vay bình quân được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này (năm);
rd: Lãi suất vốn vay được xác định theo quy định tại Điểm a Khoản này (%);
re: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu được xác định theo quy định tại Điểm b Khoản này (%).
rd = DF x rd,F + DD x rd,D
Trong đó:
DF: Tỷ lệ vốn vay ngoại tệ trong tổng vốn vay được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này (%);
DD: Tỷ lệ vốn vay nội tệ trong tổng vốn vay được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này (%);
rd,F: Lãi suất vốn vay ngoại tệ được xác định bằng giá trị trung bình của lãi suất hoán đổi đồng Đôla Mỹ thời hạn 10 năm trong 36 tháng liền kề của năm xây dựng khung giá trên thị trường liên ngân hàng Luân Đôn (LIBOR swaps[1]) cộng với tỷ lệ bình quân năm cho dịch vụ phí của các ngân hàng, phí bảo lãnh, thuế liên quan là 3% hoặc do Bộ Công Thương ban hành trong tính toán khung giá phát điện (%/năm);
rd,D: Lãi suất vốn vay nội tệ được xác định bằng trung bình của lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng trả sau dành cho khách hàng cá nhân của 5 năm trước liền kề của năm xây dựng khung giá, xác định tại ngày 30 tháng 9 hàng năm, của bốn ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hoặc đơn vị kế thừa hợp pháp của các ngân hàng này) cộng với tỷ lệ bình quân năm dịch vụ phí của các ngân hàng là 3,5% hoặc do Bộ Công Thương ban hành trong tính toán khung giá phát điện (%/năm).
b) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu re (%) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
re,pt: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu là 12%;
t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân trong đời sống kinh tế của Nhà máy điện chuẩn được xác định theo quy định hiện hành của Nhà nước (%).
5. Điện năng bình quân năm tại điểm giao nhận Abq (kWh) của Nhà máy điện chuẩn được xác định theo công thức sau:
Abq = Pt x Tmax
Trong đó:
Pt: Tổng công suất tinh của Nhà máy điện chuẩn (kW);
Tmax: Số giờ vận hành công suất cực đại (giờ).
Điều 7. Phương pháp xây dựng giá vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện chuẩn
1. Giá vận hành và bảo dưỡng cố định FOMC (đồng/kWh) của Nhà máy điện chuẩn là thành phần để thu hồi chi phí sửa chữa lớn, nhân công và các chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định khác hàng năm, được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
TCFOM: Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định của Nhà máy điện chuẩn, được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều này (đồng);
Abq: Điện năng bình quân năm tại điểm giao nhận của Nhà máy điện chuẩn, được xác định theo quy định tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư này (kWh).
2. Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định TCFOM (đồng) của Nhà máy điện chuẩn được xác định theo công thức sau:
TCFOM = SĐT x Pt x k
Trong đó:
SĐT: Suất đầu tư của Nhà máy điện chuẩn được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư này (đồng/kW);
Pt: Tổng công suất tinh của Nhà máy điện chuẩn (kW);
k: Tỷ lệ chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định trong suất đầu tư của Nhà máy điện chuẩn được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này (%).
Điều 8. Phương pháp xác định giá biến đổi của Nhà máy điện chuẩn cho năm áp dụng khung giá
1. Giá biến đổi của Nhà máy điện chuẩn cho năm áp dụng khung giá (VC) là thành phần để thu hồi chi phí nhiên liệu, các chi phí biến đổi khác của Nhà máy điện chuẩn với số giờ vận hành công suất cực đại, được xác định theo công thức sau:
VC = HR x Pnlc x (1+f)
Trong đó:
VC: Giá biến đổi của Nhà máy điện chuẩn (đồng/kWh);
HR: Suất tiêu hao nhiên liệu tinh được tính toán ở mức tải quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này, được tính bằng kg/kWh hoặc BTU/kWh;
f: Tỷ lệ phần trăm tổng các chi phí khởi động, chi phí nhiên liệu - vật liệu phụ và các chi phí biến đổi khác cho phát điện so với chi phí nhiên liệu chính và được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này (%);
Pnlc: Giá nhiên liệu chính của Nhà máy điện chuẩn và không bao gồm cước vận chuyển; đối với nhà máy điện than đã bao gồm hao hụt, phí quản lý, bảo hiểm (nếu có); trường hợp hợp đồng cung cấp nhiên liệu không tách được cước vận chuyển nhiên liệu thì giá nhiên liệu chính được xác định bằng giá trong hợp đồng mua bán nhiên liệu chính; Pnlc được tính bằng đồng/kg hoặc đồng/BTU.
Điều 9. Phương pháp xác định giá trần của nhà máy thuỷ điện
Giá trần của nhà máy thuỷ điện PTĐ (đồng/kWh) được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
ACTbq,j: Giá chi phí tránh được trung bình của miền Bắc, miền Trung, miền Nam theo biểu giá chi phí tránh được do Cục Điều tiết điện lực công bố hàng năm theo quy định tại Thông tư số 32/2014/TT-BCT ngày 09 tháng 10 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về trình tự xây dựng, áp dụng Biểu giá chi phí tránh được và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các nhà máy thủy điện nhỏ hoặc các văn bản thay thế;
tj: Tỷ lệ điện năng sản xuất theo mùa và theo giờ trong năm được quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này (%).
TRÌNH TỰ XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH KHUNG GIÁ PHÁT ĐIỆN
Điều 10. Trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện
1. Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm:
a) Trên cơ sở các số liệu thực tế đàm phán hợp đồng mua bán điện và quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này, tính toán giá phát điện các nhà máy nhiệt điện có công suất trên 200 MW dự kiến vận hành trong năm tới hoặc đang đàm phán hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
b) Lập hồ sơ tính toán giá phát điện các nhà máy điện nêu trên theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, trình Cục Điều tiết điện lực thẩm định.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tính toán giá phát điện các nhà máy điện nêu tại điểm a khoản 1 Điều này, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trình duyệt. Trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết điện lực có văn bản yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam bổ sung sửa đổi hoặc giải trình làm rõ các nội dung trong hồ sơ.
3. Chậm nhất 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định giá phát điện các nhà máy điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam trình;
b) Lựa chọn các Nhà máy điện chuẩn, công suất tinh của nhà máy lựa chọn được quy về mức công suất gần nhất theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
4. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm tính toán giá trần của nhà máy thủy điện theo phương pháp quy định tại Điều 9 Thông tư này.
5. Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho năm tiếp theo và công bố theo trên trang thông tin điện tử của Cục Điều tiết điện lực. Trường hợp khung giá phát điện của năm tiếp theo chưa được công bố, cho phép tạm thời áp dụng khung giá phát điện của năm liền kề trước đó.
Điều 11. Hồ sơ đề nghị phê duyệt giá phát điện các nhà máy điện để xây dựng khung giá phát điện
Hồ sơ đề nghị phê duyệt giá phát điện các nhà máy điện gồm:
2. Bảng thông số tính toán giá phát điện cho các nhà máy điện nêu trên theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này và file tính toán giá phát điện của các nhà máy điện này dưới dạng excel.
3. Các tài liệu liên quan đến các thông số tính toán giá phát điện của các nhà máy điện nêu trên.
1. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thẩm định khung giá phát điện hàng năm và trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt.
2. Hàng năm, trên cơ sở thực tế thực hiện các hợp đồng mua bán điện hoặc ý kiến của các đơn vị phát điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trong trường hợp cần thiết, Cục Điều tiết điện lực xây dựng lại bảng các thông số được sử dụng tính toán giá phát điện cho Nhà máy điện chuẩn quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét ban hành trước ngày 01 tháng 10 hàng năm.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 02 năm 2015.
2. Thông tư này bãi bỏ các quy định tại Điều 3, 4, 5, 6, 7, 17, 18, Khoản 1 Điều 24, Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 41/2010/TT-BCT ngày 14 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành khung giá phát điện và phê duyệt hợp đồng mua bán điện.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, yêu cầu các đơn vị có liên quan phản ánh trực tiếp về Cục Điều tiết điện lực để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Bộ Công Thương để giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC THÔNG SỐ ĐƯỢC SỬ DỤNG TÍNH TOÁN GIÁ PHÁT
ĐIỆN NHÀ MÁY ĐIỆN CHUẨN VÀ GIÁ TRẦN CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 57/2014/TT-BCT ngày 19 tháng 12 năm 2014 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
I. Thông số sử dụng trong tính toán giá phát điện của nhà máy điện chuẩn
TT |
Hạng mục |
Ký hiệu |
Thông số |
I |
Đời sống kinh tế (năm) |
|
|
1 |
Nhà máy nhiệt điện than |
n |
30 năm |
2 |
Nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp |
n |
25 năm |
II |
Tỷ lệ chi phí vận hành, bảo dưỡng cố định trong suất đầu tư (%) |
|
|
1 |
Nhà máy nhiệt điện than |
k |
3,2% |
2 |
Nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp |
k |
5% |
III |
Tỷ lệ các nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của Nhà máy điện chuẩn (%) |
|
|
1 |
Tỷ lệ vốn vay |
D |
70% |
2 |
Tỷ lệ vốn góp chủ sở hữu |
E |
30% |
IV |
Tỷ lệ các nguồn vốn vay trong tổng vốn vay đầu tư của Nhà máy điện chuẩn (%) |
|
|
1 |
Tỷ lệ vốn vay ngoại tệ |
DF |
80% |
2 |
Tỷ lệ vốn vay nội tệ |
DD |
20% |
V |
Thời gian trả nợ bình quân (năm) |
nD |
10 năm |
Hệ số f (%) |
|
|
|
1 |
Nhà máy nhiệt điện than |
f |
5% |
2 |
Nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp |
f |
3,2% |
VII |
Số giờ vận hành công suất cực đại (giờ) |
|
|
1 |
Nhà máy nhiệt điện than |
Tmax |
6.500 giờ |
2 |
Nhà máy tuabin khí chu trình hỗn hợp |
Tmax |
6.000 giờ |
VIII |
Biên lãi suất vốn vay (%/năm) |
|
|
1 |
Biên lãi suất vốn vay ngoại tệ |
|
3%/năm |
2 |
Biên lãi suất vốn vay nội tệ |
|
3,5%/năm |
IX |
Mức tải của Nhà máy điện chuẩn (%) |
|
85% |
II. Thông số được sử dụng trong tính toán giá trần của nhà máy thủy điện
Tỷ lệ điện năng sản xuất theo mùa và theo giờ trong năm (%) được quy định như sau:
|
Mùa khô |
Mùa mưa |
||||
Cao điểm |
Bình thường |
Thấp điểm |
Cao điểm |
Bình thường |
Thấp điểm |
|
Tỷ lệ điện năng sản xuất (%) |
20% |
23% |
7% |
10% |
29% |
11% |
Số giờ cao điểm, bình thường, thấp điểm được quy định tại Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 5 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá bán điện hoặc các văn bản thay thế.
BẢNG THÔNG SỐ CHÍNH CỦA NHÀ MÁY ĐIỆN CHUẨN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 57/2014/TT-BCT ngày
19 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TT |
Nội dung |
Ký hiệu |
Đơn vị tính |
I |
Chi phí vốn đầu tư xây dựng được quy đổi đều hàng năm |
TCVĐT |
đồng |
1 |
Suất đầu tư nhà máy điện chuẩn |
SĐT |
đồng/kW |
2 |
Tổng công suất tinh nhà máy điện chuẩn |
Pt |
kW |
II |
Đời sống kinh tế |
N |
năm |
III |
Điện năng bình quân năm tại điểm giao nhận |
Abq |
kWh |
1 |
Số giờ vận hành công suất cực đại |
Tmax |
h |
IV |
Tỷ suất chiết khấu tài chính |
i |
% |
1 |
Lãi suất vốn vay ngoại tệ |
rd,F |
% |
2 |
Lãi suất vốn vay nội tệ |
rd,D |
% |
3 |
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế |
re |
% |
3.1 |
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu |
re,pt |
% |
3.2 |
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân trong đời sống kinh tế |
t |
% |
A |
Giá cố định bình quân |
FC |
đồng/kWh |
1 |
Tổng chi phí vận hành và bảo dưỡng cố định |
TCFOM |
đồng |
B |
Giá vận hành và bảo dưỡng cố định |
FOMC |
đồng/kWh |
HR |
kg/kWh hoặc BTU/kWh |
||
Pnlc |
đồng/kg hoặc đồng/BTU |
||
C |
Giá biến đổi |
VC |
đồng/kWh |
D |
Giá phát điện (A+B+C) |
PC |
đồng/kWh |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.