BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2009/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 09 năm 2009 |
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối
tác Kinh tế, ký ngày 25 tháng 12 năm 2008 tại Tô-ky-ô, Nhật Bản;
Bộ Công Thương quy định việc xác nhận hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự
nhiên xuất khẩu sang Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế như sau:
Thông tư này điều chỉnh việc xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên (mã HS 0409.00.00) xuất khẩu sang Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế.
Thông tư này áp dụng đối với thương nhân xuất khẩu mật ong tự nhiên sang Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Cơ quan xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan
Cơ quan xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan theo yêu cầu của người xuất khẩu và Vụ Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương.
Điều 4. Nội dung Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan
Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan được in bằng giấy trắng, khổ A4, bằng tiếng Anh và bao gồm những thông tin tối thiểu sau:
- Số tham chiếu;
- Tên và địa chỉ của người xuất khẩu;
- Tên và địa chỉ của người nhập khẩu;
- Mô tả hàng hóa;
- Mã HS;
- Số lượng (có ghi cụ thể đơn vị đo lường)
- Hiệu lực Giấy chứng nhận Hạn ngạch thuế quan (ngày có hiệu lực/ngày hết hạn hiệu lực); và
- Xác nhận của Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.
Mẫu Giấy chứng nhận Hạn ngạch thuế quan được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
Điều 5. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan
Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan có hiệu lực kể từ ngày xác nhận đến ngày 31 tháng 3 tiếp theo.
Điều 6. Nguyên tắc xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan
1. Thương nhân có nhu cầu được hưởng thuế ưu đãi VJEPA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên nhập khẩu vào Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế phải nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương để xin xác nhận.
2. Căn cứ vào lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm Nhật Bản dành cho Việt Nam như quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này và trên cơ sở ngày tiếp nhận đăng ký xin xác nhận, Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan của thương nhân xuất khẩu được xác nhận theo nguyên tắc thương nhân đăng ký trước được xem xét trước, đăng ký sau được xem xét sau. Đối với lượng mật ong tự nhiên đăng ký xuất khẩu theo hạn ngạch thuế quan vượt quá lượng hạn ngạch còn lại trong năm đó, Bộ Công Thương sẽ xác nhận theo số lượng hạn ngạch còn lại.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị xác nhận
1. Hồ sơ đề nghị xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan gồm:
a) Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan;
c) Bản sao C/O Mẫu VJ có đóng dấu xác nhận của Tổ chức xác nhận C/O.
2. Trong trường hợp chưa có Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan, Bản sao C/O Mẫu VJ, người đề nghị xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày được xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan.
3. Trường hợp doanh nghiệp không nộp các giấy tờ nợ nêu tại khoản 2 điều này, Bộ Công Thương sẽ thông báo và đề nghị Nhật Bản không cấp Chứng nhận hạn ngạch thuế quan cho doanh nghiệp nhập khẩu bên Nhật Bản.
Điều 8. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận
Khi người đề nghị xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và thực hiện một số biện pháp sau:
1. Thông báo bằng giấy biên nhận về việc sẽ xem xét xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan trong trường hợp vẫn còn hạn ngạch theo quy định tại Phụ lục 2. Thời gian xác nhận được quy định cụ thể tại Điều 9 và được ghi cụ thể trên giấy biên nhận;
2. Đề nghị bổ sung chứng từ trong trường hợp thiếu chứng từ theo quy định tại Điều 7. Sau khi người đề nghị xác nhận cung cấp đầy đủ chứng từ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận sẽ thực hiện biện pháp nêu tại khoản 1 điều này.
3. Từ chối xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan trong trường hợp đã hết hạn ngạch theo quy định tại Phụ lục 2.
Điều 9. Xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan
1. Bộ Công Thương sẽ xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp không xác nhận, Bộ Công Thương có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Điều 10. Xác nhận lại do Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan bị rách, mất, hỏng
Trong trường hợp Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, thương nhân có thể nộp đơn gửi Tổ chức xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan đề nghị xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan gốc. Tổ chức xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan xác nhận bản sao trên cơ sở chứng từ xuất khẩu được lưu tại Tổ chức xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan và bản sao này phải mang dòng chữ “CERTIFIED TRUE COPY” vào ô “REMARK” của Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan. Bản sao này mang ngày xác nhận của bản Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan gốc. Bản sao chứng thực này được xác nhận trong khoảng thời gian trước ngày hết hạn của Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan gốc.
Điều 11. Trả lại Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan do không thực xuất
Trường hợp thương nhân không sử dụng Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan đã đề nghị xác nhận do không thực xuất khẩu lô hàng đã xin Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan hoặc lô hàng sau khi xuất khẩu bị trả về Việt Nam, thương nhân phải trả lại Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan đã được xác nhận trước đó cho Tổ chức đã xác nhận Giấy chứng nhận hạn ngạch thuế quan đó.
Điều 12. Công khai phân bổ hạn ngạch thuế quan trên trang thông tin của Bộ Công Thương
Thông tin về việc phân bổ hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên xuất khẩu sang Nhật Bản theo Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế sẽ được công khai trên trang thông tin của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN HẠN NGẠCH THUẾ QUAN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2009 xác
nhận hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên nhập khẩu vào Nhật Bản theo
Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác
Kinh tế)
|
AGREEMENT BETWEEN VIETNAM AND JAPAN FOR AN ECONOMIC PARTNERSHIP TARIFF RATE QUOTA CERTIFICATE |
EXPORTER |
|
CERTIFICATE NUMBER |
|
|
|
IMPORTER |
|
DESCRIPTION OF GOODS |
|
|
|
REMARKS |
|
HS TARIFF CLASSIFICATION NUMBER |
QUANTITY OF GOODS |
MEASUREMENT UNIT |
|
|
|
ISSUED IN |
|
STAMP |
|
|
|
|
|
|
|
||
VALID |
|
||
FROM |
UNTIL |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
SIGNATURE OF AUTHORITY |
|
||
|
|
THIS CERTIFICATE IS NOT VALID IF EXHIBITS ERASURES, DELETIONS, CROSSING OUT OR ANY SIGN OF ALTERATION
HẠN NGẠCH THUẾ QUAN XUẤT KHẨU MẬT ONG TỰ NHIÊN SANG
NHẬT BẢN THEO HIỆP ĐỊNH VJEPA THEO CÁC NĂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2009 xác
nhận hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên nhập khẩu vào Nhật Bản theo
Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác
Kinh tế)
Năm thứ |
Khoảng thời gian áp dụng hạn ngạch |
Số lượng (tấn) |
Năm thứ nhất |
01/10/2009 – 31/3/2010 |
100 |
Năm thứ hai |
01/4/2010 – 31/3/2011 |
105 |
Năm thứ ba |
01/4/2011 – 31/3/2012 |
110 |
Năm thứ tư |
01/4/2012 – 31/3/2013 |
115 |
Năm thứ năm |
01/4/2013 – 31/3/2014 |
120 |
Năm thứ sáu |
01/4/2014 – 31/3/2015 |
125 |
Năm thứ bảy |
01/4/2015 – 31/3/2016 |
130 |
Năm thứ tám |
01/4/2016 – 31/3/2017 |
135 |
Năm thứ chín |
01/4/2017 – 31/3/2018 |
140 |
Năm thứ mười |
01/4/2018 – 31/3/2019 |
145 |
Năm thứ mười một trở đi |
01/4/2019 – 31/3/2020 |
150 |
ĐƠN ĐĂNG KÝ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN XUẤT KHẨU MẬT ONG TỰ
NHIÊN SANG NHẬT BẢN THEO HIỆP ĐỊNH VJEPA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BCT ngày 28 tháng 9 năm 2009 xác nhận
hạn ngạch thuế quan đối với mật ong tự nhiên nhập khẩu vào Nhật Bản theo Hiệp định
giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế)
TÊN
THƯƠNG NHÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: V/v đăng ký hạn ngạch thuế quan xuất khẩu mật ong tự nhiên sang Nhật Bản theo Hiệp định VJEPA |
…., ngày … tháng … năm …. |
Kính gửi: Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương
Căn cứ Thông tư số ……….. ngày …………….. của Bộ Công Thương
Thương nhân (ghi rõ tên tiếng Việt đầy đủ và tên viết tắt):
Giấy đăng ký kinh doanh số:
Điện thoại: Fax:
E-mail:
Địa chỉ giao dịch:
Đề nghị Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương xác nhận giấy hạn ngạch thuế quan xuất khẩu đối với mật ong tự nhiên (mã HS 0409.00.00) theo hạn ngạch thuế quan nhập khẩu vào Nhật Bản cho năm tài khoản của Nhật Bản (*) 20 … với số lượng là: ............ tấn (bằng chữ:).
Ghi chú: * Năm tài khoá của Nhật Bản bắt đầu từ 01 tháng 4 đến 31 tháng 3 của năm sau đó.
Nơi nhận: |
Chức
vụ của Người đứng đầu thương nhân |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.