BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176/2010/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2010 |
Căn cứ Luật thuế
thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Luật
Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương
trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số
3741/VPCP-KTTH ngày 03/6/2010 của Văn phòng Chính phủ,
Bộ Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp trích trước vào chi phí khi xác định thu nhập
chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) để tài trợ cho các huyện nghèo thực hiện
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 như sau:
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Thông tư này hướng dẫn về việc tính vào chi phí hoặc trích trước vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của doanh nghiệp để doanh nghiệp tài trợ hoặc tạo nguồn để doanh nghiệp tài trợ cho các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây gọi là Nghị quyết số 30a).
Các huyện nghèo thuộc Danh sách các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a, đã được quy định tại điểm 1 mục IV công văn số 705/TTg-KGVX ngày 11/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Phụ lục I Danh sách các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a ban hành kèm theo công văn này. Trường hợp, Thủ tướng Chính phủ có văn bản quy định khác thì thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản đó.
Khái niệm doanh nghiệp tại Thông tư này được hiểu như khái niệm doanh nghiệp đã được quy định tại Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn.
Điều 2. Cơ chế trích và mục đích sử dụng của khoản trích trước
1. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch tài trợ cho huyện nghèo theo nội dung tài trợ (theo chế độ quy định) đã đăng ký với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Kế hoạch tài trợ này được gửi cho UBND huyện nơi doanh nghiệp đăng ký tài trợ để UBND huyện đó tổng hợp vào Đề án giảm nghèo cấp huyện trình UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ vào Đề án giảm nghèo đã được phê duyệt, UBND huyện có văn bản xác nhận cam kết tài trợ của doanh nghiệp, trong văn bản xác nhận nêu rõ tiến độ tài trợ, số tiền tài trợ và các hoạt động doanh nghiệp tài trợ cho huyện. Kế hoạch tài trợ cho huyện nghèo của doanh nghiệp và văn bản xác nhận của UBND huyện nơi nhận tài trợ là cơ sở để doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc trích trước vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN để chi hoặc để tạo nguồn chi hỗ trợ cho các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a.
Căn cứ vào khả năng tài chính và các cam kết tài trợ, tiến độ tài trợ cho huyện nghèo, doanh nghiệp tự xác định mức hạch toán vào chi phí khi tính thuế TNDN, đảm bảo nguyên tắc: tổng số dư của tài khoản trích trước để tài trợ cho các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a không được lớn hơn tổng số tiền doanh nghiệp đã cam kết tài trợ cho các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a mà đến thời điểm lập báo cáo tài chính chưa thực hiện tài trợ.
2. Khoản trích trước này doanh nghiệp chỉ sử dụng để tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật cho các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a.
3. Đối với những khoản doanh nghiệp thực chi trong kỳ tính thuế để tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo theo quy định của pháp luật cho các huyện nghèo thuộc Danh sách huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định. Trường hợp các khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo, trong kỳ tính thuế doanh nghiệp đã lấy từ khoản trích trước để tạo nguồn hỗ trợ cho các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a thì doanh nghiệp không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
4. Nội dung và thủ tục, hồ sơ của khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người nghèo doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2.21, 2.22, 2.23 và 2.24 mục IV Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết thi hành Luật thuế TNDN và Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008.
Điều 3. Quản lý khoản trích trước
1. Kỳ hạn của khoản trích trước vào chi phí để tài trợ cho huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a theo quy định của Điều này là 3 năm kể từ năm doanh nghiệp thực hiện trích. Trường hợp hết kỳ hạn trích trước mà Doanh nghiệp không sử dụng hết số tiền đã trích hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải hoàn nhập khoản tiền đã trích nhưng không sử dụng, sử dụng không hết hoặc sử dụng không đúng mục đích vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN phải nộp tương ứng.
a) Thuế suất thuế TNDN dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong kỳ hạn trích. Trường hợp trong kỳ hạn trích, doanh nghiệp áp dụng các mức thuế suất thuế TNDN khác nhau thì thuế suất thuế TNDN dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất tại thời điểm trích của khoản thu hồi theo nguyên tắc số tiền trích trước sử dụng trước.
b) Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần doanh nghiệp đã trích nhưng không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi tính theo năm, kể từ năm tiếp theo năm doanh nghiệp trích đến năm thu hồi.
Ví dụ: Năm 2010 Công ty A đã cam kết hỗ trợ đến hết năm 2012 cho huyện nghèo B là 1 tỷ đồng và huyện nghèo C là 2 tỷ đồng (có xác nhận của UBND huyện B và UBND huyện C). Căn cứ vào cam kết hỗ trợ cho huyện B và huyện C của Công ty A và bản xác nhận tài trợ của UBND huyện B và UBND huyện C, Công ty A xác định mức trích trước vào chi phí để tạo nguồn hỗ trợ các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a năm 2010 là 2 tỷ đồng.
Đến hết năm 2012 Công ty mới tài trợ cho huyện B là 0,7 tỷ đồng và huyện C là 0,8 tỷ đồng. Trường hợp này Công ty mới chỉ sử dụng 1,5 tỷ đồng, chưa sử dụng hết số tiền đã trích trước của năm 2010, Công ty bị truy thu thuế và tiền lãi phát sinh như sau:
+ Thuế TNDN bị truy thu do sử dụng không hết khoản trích trước (giả sử thuế suất thuế TNDN trong kỳ hạn trích là 25%):
(2 tỷ - 1,5 tỷ) x 25% = 125 triệu đồng
+ Thời gian tính lãi kể từ năm 2011 đến hết năm 2012 là 2 năm. Do đó, lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp bị truy thu do sử dụng không hết số tiền đã trích (giả sử lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 1 năm là 12%):
125 triệu x 12% x 2 năm = 30 triệu đồng
Các năm sau năm 2010 mức trích trước và sử dụng khoản trích trước được tính theo nguyên tắc số tiền trích trước thì sử dụng trước nêu trên.
c) Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần trích trước sử dụng sai mục đích là mức lãi tính theo tỷ lệ phạt chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế và thời gian tính lãi là khoảng thời gian kể từ khi trích trước đến khi thu hồi. Ngày thu hồi là ngày hành vi vi phạm được phát hiện và lập biên bản (trừ trường hợp không phải lập biên bản).
d) Việc xác định thời điểm trích trước của số tiền sử dụng sai mục đích làm căn cứ tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần trích trước sử dụng sai mục đích theo nguyên tắc số tiền trích trước thì sử dụng trước.
2. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo của Chính phủ được thực hiện từ năm 2009 đến năm 2020. Do đó, doanh nghiệp được trích hoặc trích trước vào chi phí để tạo nguồn hỗ trợ cho các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a tối đa đến năm 2019 và chậm nhất đến thời điểm nộp báo cáo quyết toán thuế của năm 2020, doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục thanh lý khoản trích trước để tạo nguồn hỗ trợ cho các huyện nghèo thực hiện Nghị quyết số 30a và hoàn nhập số tiền dư (nếu có) vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của năm 2020 và phần lãi phát sinh từ số thuế TNDN phải nộp tương ứng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Các nội dung không hướng dẫn tại Thông tư này và các nội dung không trái với hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.