BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 105/2007/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 30 tháng 08 năm 2007 |
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ RỦI RO VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ VÀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU CỦA NHÀ NƯỚC
Thi hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
1. Đối tượng áp dụng
1.1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
1.2. Khách hàng có quan hệ tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu với Ngân hàng phát triển Việt Nam, bao gồm:
a) Chủ đầu tư có dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước (bao gồm cả dự án được bảo lãnh tín dụng đầu tư sau khi đã nhận nợ bắt buộc với Ngân hàng Phát triển Việt Nam);
b) Nhà xuất khẩu có hợp đồng xuất khẩu vay vốn tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (bao gồm cả hợp đồng được bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và thực hiện hợp đồng sau khi đã nhận nợ bắt buộc với Ngân hàng phát triển Việt Nam);
Sau đây, dự án vay vốn tín dụng đầu tư; hợp đồng xuất khẩu vay vốn tín dụng xuất khẩu gọi chung là dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
2. Phạm vi xử lý rủi ro
Một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc, lãi) của dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
3. Biện pháp xử lý rủi ro
3.1. Gia hạn nợ
Gia hạn nợ vay là việc kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.
3.2. Khoanh nợ
Khoanh nợ là biện pháp tạm thời chưa thu nợ (gốc, lãi) trong một thời gian nhất định và không tính lãi trên số nợ gốc được khoanh trong thời gian đó.
3.3. Xoá nợ (gốc, lãi)
Xoá nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu nợ gốc, nợ lãi đối với khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.
3.4. Bán nợ
Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó, bên bán nợ (Ngân hàng phát triển Việt Nam) chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ (Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp) và nhận thanh toán từ bên mua nợ.
4. Nguyên tắc xử lý rủi ro
4.1. Chỉ xem xét xử lý rủi ro cho khách hàng có các dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước gặp rủi ro bất khả kháng và khó khăn về tài chính của Doanh nghiệp Nhà nước nhất thiết phải được xử lý khi chuyển đổi sở hữu, không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo Hợp đồng tín dụng đã ký, thuộc đối tượng và phạm vi nêu trên.
4.2. Việc xem xét xử lý rủi ro được thực hiện cho từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào khả năng tài chính của khách hàng, nguyên nhân dẫn đến rủi ro.
4.3. Một dự án có thể được áp dụng đồng thời nhiều biện pháp xử lý rủi ro. Căn cứ vào mức độ thiệt hại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro quy định tại Thông tư này để áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro phù hợp theo quy định.
4.4. Chỉ xem xét áp dụng biện pháp xoá nợ vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước sau khi đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ theo quy định, bao gồm cả việc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm (đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc) mà khách hàng vẫn không còn nguồn để trả nợ.
4.5. Các khoản nợ đã được xử lý khoanh theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì thời gian khoanh nợ không tính vào thời gian vay vốn ghi trong Hợp đồng tín dụng đã ký.
4.6. Việc xem xét xử lý rủi ro trong trường hợp do nguyên nhân khách quan bất khả kháng được thực hiện định kỳ theo đợt. Đối với trường hợp chuyển đổi sở hữu của Doanh nghiệp Nhà nước, việc xem xét xử lý rủi ro được thực hiện theo thực tế phát sinh theo quy định pháp luật về chuyển đổi sở hữu Doanh nghiệp Nhà nước.
5. Các trường hợp không thuộc đối tượng điều chỉnh
5.1. Các dự án vay vốn ODA, các dự án Quỹ quay vòng do Ngân hàng phát triển Việt Nam thẩm định và quyết định cho vay.
5.2. Các khoản nợ đã được xử lý theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (trừ trường hợp khách hàng bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật hoặc khách hàng là cá nhân bị chết, mất tích sau khi đã xử lý tài sản).
MỤC 1: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO
1. Nguyên nhân rủi ro được xử lý nợ
1.1. Khách hàng có các dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, gặp khó khăn về tài chính và trả nợ vay do một trong các nguyên nhân rủi ro bất khả kháng, cụ thể:
a) Thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn, chiến tranh, rủi ro chính trị, rủi ro do thay đổi chính sách của Nhà nước trực tiếp gây thiệt hại tài sản của chủ đầu tư hoặc nhà xuất khẩu;
b) Bị mất năng lực hành vi dân sự; chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ và không có người thừa kế hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng là cá nhân;
c) Giải thể, phá sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
1.2. Khách hàng là Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán) theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gặp khó khăn về tài chính nhất thiết phải được xử lý.
2. Biện pháp xử lý rủi ro
2.1. Gia hạn nợ
Gia hạn nợ được áp dụng cho các trường hợp nêu tại tiết a, điểm 1.1 nhưng khách hàng vẫn có khả năng trả được nợ và trường hợp nêu tại điểm 1.2, khoản 1, Mục 1, phần II.
2.2. Khoanh nợ
Khoanh nợ được áp dụng cho các trường hợp nêu tại tiết a, điểm 1.1 nhưng khách hàng vẫn có khả năng trả được nợ và trường hợp nêu tại điểm 1.2, khoản 1, Mục 1, phần II.
2.3. Xoá nợ
a) Xoá nợ (gốc, lãi) được áp dụng cho các trường hợp nêu tại điểm 1.1, khoản 1, Mục 1, phần II sau khi đã áp dụng mọi biện pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.
b) Đối với trường hợp khách hàng là Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu nêu tại điểm 1.2, khoản 1, Mục 1, phần II thì chỉ được xem xét xóa nợ lãi. Tổng nợ lãi được xóa tối đa bằng số lỗ lũy kế còn lại (sau khi đã xử lý theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu Doanh nghiệp Nhà nước) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
2.4. Bán nợ
a) Bán nợ cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp được áp dụng cho các trường hợp nêu tại khoản 1, Mục 1, phần II sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý nợ: gia hạn nợ và khoanh nợ.
b) Ngân hàng phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính từng trường hợp bán nợ cụ thể để xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
3. Hồ sơ xử lý rủi ro
3.1. Hồ sơ xử lý rủi ro chung bao gồm:
a) Văn bản đề nghị xử lý rủi ro của khách hàng hoặc đại diện của khách hàng theo quy định của pháp luật.
b) Văn bản đề nghị xử lý rủi ro cho khách hàng của cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên theo phân cấp quản lý (đối với khách hàng là Doanh nghiệp Nhà nước).
c) Báo cáo tài chính hai (02) năm gần nhất đến thời điểm đề nghị xử lý rủi ro của khách hàng. Văn bản xác nhận của UBND xã, phường nơi khách hàng cư trú về tình hình tài chính của khách hàng (đối với khách hàng là thể nhân).
Trường hợp khách hàng thuộc đối tượng bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của Nhà nước thì phải nộp báo cáo kiểm toán năm gần nhất đến thời điểm đề nghị xử lý rủi ro.
d) Hợp đồng tín dụng và Phụ lục hợp đồng tín dụng (nếu có).
đ) Khế ước vay vốn, bản đối chiếu nợ vay đến thời điểm đề nghị xửlý rủi ro.
e) Trường hợp khách hàng bị thiệt hại về tài sản, hàng hoá do nguyên nhân khách quan (thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, động đất, tai nạn bất ngờ, hoả hoạn,... ) gây ra: Biên bản xác định thiệt hại, cụ thể:
- Biên bản xác định thiệt hại được lập sau khi xảy ra thiệt hại;
- Biên bản xác định thiệt hại phải ghi rõ mức độ (số lượng) và giá trị thiệt hại của từng loại tài sản, hàng hoá;
- Thành phần tham gia xác định thiệt hại: khách hàng; Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương (như: Ủy ban nhân dân cấp Phường (xã); Cơ quan tài chính cấp quận, huyện; Cơ quan chức năng có liên quan (như: phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, thú y.... tuỳ từng trường hợp cụ thể).
f) Trường hợp khách hàng là Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu:
- Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp kèm bản kê chi tiết công nợ thực tế phải trả tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của cơ quan có chức năng;
- Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
g) Trường hợp khách hàng là cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự: quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự của toà án.
h) Trường hợp khách hàng là cá nhân bị chết hoặc bị tuyên bố đã chết: một trong các văn bản sau đây:
- Giấy chứng tử;
- Quyết định tuyên bố một người là đã chết của Toà án nhân dân;
- Xác nhận của cơ quan công an nơi quản lý hộ khẩu hoặc của chính quyền địa phương nơi cư trú.
i) Trường hợp khách hàng là cá nhân bị tuyên bố là mất tích: Quyết định tuyên bố một người mất tích của Toà án nhân dân.
k) Trường hợp khách hàng bị giải thể:
- Quyết định giải thể của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Quyết định phê duyệt phương án giải thể của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Báo cáo tài chính về giải thể Công ty của Hội đồng giải thể.
l) Trường hợp khách hàng bị phá sản:
- Quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản của Toà án.
- Quyết định tuyên bố khách hàng bị phá sản của Toà án.
m) Các văn bản, tài liệu khác liên quan đến hồ sơ vay nợ của Nhà nước, tình hình tài chính doanh nghiệp và việc không trả được nợ như đã cam kết của khách hàng .
3.2. Hồ sơ xử lý rủi ro bổ sung đối với từng trường hợp cụ thể
a) Hồ sơ quy định tại điểm điểm 3.1, khoản 3, Mục 2, Phần II nêu trên áp dụng cho tất cả các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước nêu tại khoản 2, phần II.
b) Đối với từng trường hợp cụ thể, hồ sơ xử lý rủi ro bổ sung thêm như sau:
- Gia hạn nợ: Phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh khả thi và kế hoạch trả nợ vay sau khi được gia hạn nợ của khách hàng có sự chấp thuận của Chi nhánh Ngân hàng phát triển Việt Nam.
- Khoanh nợ: Phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh khả thi và kế hoạch trả nợ vay sau khi được khoanh nợ của khách hàng có sự chấp thuận của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam
- Bán nợ: Văn bản đề nghị bán nợ của Ngân hàng phát triển Việt Nam, trong đó nêu rõ lý do và tính hiệu quả của việc bán nợ.
MỤC 3. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ RỦI RO
4. Khách hàng có các khoản nợ đề nghị xử lý có trách nhiệm lập bộ hồ sơ theo quy định và gửi đến Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam nơi giao dịch;
Khách hàng chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu trong hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro.
5. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam kiểm tra, xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp của hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro do khách hàng gửi đến; có ý kiến bằng văn bản về đề nghị xử lý rủi ro của khách hàng và gửi về Ngân hàng Phát triển Việt Nam (kèm theo bộ hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro).
6. Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp các đề nghị của khách hàng và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam để xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất các biện pháp xử lý rủi ro báo cáo Bộ Tài chính.
7. Bộ Tài chính xử lý theo thẩm quyền hoặc chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
8. Căn cứ quyết định xử lý rủi ro của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Ngân hàng Phát triển Việt Nam hướng dẫn Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức thực hiện theo quy định.
9. Ngân hàng Phát triển Việt Nam
9.1. Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét quyết định gia hạn nợ không vượt quá 1/3 thời hạn cho vay ghi trong Hợp đồng tín dụng đã ký lần đầu và tổng thời hạn vay vốn sau khi gia hạn nợ không vượt quá thời hạn cho vay tối đa của từng loại dự án theo quy định;
9.2. Ngân hàng phát triển Việt Nam báo cáo Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền đối với việc gia hạn nợ (đối với các dự án có tổng thời hạn gia hạn nợ lớn hơn 1/3 thời hạn cho vay ban đầu hoặc thời hạn cho vay sau gia hạn nợ vượt quá thời hạn cho vay tối đa theo quy định); khoanh nợ, xoá nợ và bán nợ.
9.3. Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xử lý rủi ro theo quy định; kiểm tra hồ sơ xử lý rủi ro và tổng hợp, đề xuất các biện pháp xử lý rủi ro báo cáo Bộ Tài chính; tổ chức thực hiện các quyết định xử lý rủi ro của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
10. Bộ Tài chính
10.1. Tổ chức kiểm tra hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và quyết định việc gia hạn nợ đối với các dự án có tổng thời hạn gia hạn nợ lớn hơn 1/3 thời hạn cho vay ban đầu hoặc thời hạn cho vay sau gia hạn nợ vượt quá thời hạn cho vay tối đa theo quy định; khoanh nợ và xoá nợ lãi cho khách hàng;
10.2. Chủ trì, phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xoá nợ gốc cho khách hàng trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng phát triển Việt Nam;
10.3. Xem xét, quyết định trong trường hợp giá bán nợ cao hơn giá trị nợ gốc; chủ trì, phối hợp với Bộ kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị nợ gốc.
10.4. Thông báo kết quả và hướng dẫn Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức thực hiện xử lý rủi ro theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
III. TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ DỰ PHÒNG RỦI RO
1. Việc trích lập và sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định tại Điều 40, Nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Quyết định số 44/2007/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2007 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
2. Quỹ dự phòng rủi ro chỉ được sử dụng trong trường hợp xoá nợ gốc (bao gồm cả trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị nợ gốc) theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; thay thế Thông tư số 89/2004/TT-BTC ngày 3 tháng 9 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và các quy định khác có liên quan đến việc xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý, Tổng Giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam, khách hàng có các dự án vay vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.