BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2023/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2023 |
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 120/2013/NĐ-CP NGÀY 09 THÁNG 10 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, CƠ YẾU VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2022/NĐ-CP NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2022 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, CƠ YẾU; QUẢN LÝ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA; TRÊN CÁC VÙNG BIỂN, ĐẢO VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu;
Căn cứ Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu (sau đây viết gọn là Nghị định số 120/2013/NĐ-CP) và Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết gọn là Nghị định số 37/2022/NĐ-CP).
Thông tư này hướng dẫn thực hiện khoản 1, khoản 2 Điều 4; Điều 6; khoản 2 Điều 7; điểm a khoản 2 Điều 11; Điều 12; điểm a, điểm b khoản 2 Điều 23; khoản 1 Điều 30 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 12, khoản 24, khoản 26, khoản 27, khoản 28 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP và quy định bổ sung tại khoản 13, khoản 16, khoản 17, khoản 18, khoản 19 và khoản 46 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính về quốc phòng, cơ yếu trong lãnh thổ Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
Điều 3. Xác định mức tiền phạt trong các trường hợp cụ thể
1. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
2. Xác định mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết gọn là Nghị định số 118/2021/NĐ-CP).
Điều 4. “Lý do chính đáng” quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 11, Điều 12 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8, khoản 9, khoản 12, khoản 13 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
1. “Lý do chính đáng” là một trong các trường hợp sau:
a) Người phải thực hiện việc kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu (sau đây viết gọn là người thực hiện nghĩa vụ quân sự) nhưng bị ốm đau, tai nạn hoặc trên đường đi bị ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự, gồm: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng; cha nuôi, mẹ nuôi; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm đau, tai nạn nặng đang điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
c) Thân nhân của người thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại điểm b khoản này chết nhưng chưa tổ chức tang lễ hoặc tang lễ chưa kết thúc.
d) Nhà ở của người thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc nhà ở của thân nhân người thực hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại điểm b khoản này nằm trong vùng đang bị thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
đ) Người thực hiện nghĩa vụ quân sự không nhận được lệnh gọi kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu; hoặc có nhận được lệnh, nhưng trong lệnh không ghi rõ thời gian, địa điểm do lỗi của người hoặc cơ quan có trách nhiệm, hoặc do người khác có hành vi cản trở được quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã điều trị hoặc trạm y tế cấp xã nơi cư trú; trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú; trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Điều 5. Hành vi vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
1. Hành vi “Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là việc công dân không trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và thông tin khác có liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đăng ký và chế độ, chính sách của công dân trong thời gian đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự (sau đây viết gọn là Nghị định số 13/2016/NĐ-CP).
2. Hành vi “Không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là việc công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng liên tục trở lên không trực tiếp đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã làm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự chuyển đi hoặc chuyển đến theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP.
3. Hành vi “không thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng” quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là việc công dân đã đăng ký nghĩa vụ quân sự, khi đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập từ 03 tháng trở lên không đến Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, phường, thị trấn đã đăng ký nghĩa vụ quân sự để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 13/2016/NĐ-CP.
Điều 6. Hành vi “gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình” quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6; khoản 2 Điều 7 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8, khoản 9, khoản 12 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
1. Hành vi “gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình” quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là một trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng các biện pháp cố tình làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân ngay trước hoặc trong quá trình khám sức khỏe nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự và đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận đó là hành vi gian dối, như: Sử dụng các loại thuốc, chất kích thích, chất cấm; tự gây thương tích, tổn hại sức khỏe của bản thân, hoặc biện pháp khác làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân.
b) Sửa chữa kết quả phân loại sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.
c) Nhờ người khác kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay.
2. Hành vi “gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ” quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là hành vi sử dụng các hình thức hoặc biện pháp làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân so với kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đã được Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự xác nhận đủ điều kiện để nhập ngũ.
Điều 7. Hành vi “cản trở” quy định tại khoản 2 Điều 21, khoản 3 Điều 23 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
1. Hành vi “cản trở” quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần để người có trách nhiệm trong việc tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ không thực hiện được nhiệm vụ của mình đối với việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ.
2. Hành vi “cản trở” quy định tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần để người khác không dám, hoặc không thể tham gia dân quân tự vệ.
3. Hành vi “cản trở” quy định tại khoản 18 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần để việc tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ không thực hiện được theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền hoặc làm cho người được triệu tập tham gia huấn luyện dân quân tự vệ không thực hiện được nhiệm vụ huấn luyện theo quy định.
4. Hành vi “cản trở” quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là hành vi biểu hiện bằng lời nói hoặc hành động như ngăn cản, đe dọa về vật chất hoặc tinh thần cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, hoặc thực hiện quyết định điều động dân quân tự vệ làm nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 8. Thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến đất quốc phòng, tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ quy định tại khoản 46 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
1. Khi phát hiện hành vi vi phạm về sử dụng đất quốc phòng theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sau đây viết gọn là Nghị định số 91/2019/NĐ-CP), được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ (sau đây viết gọn là Nghị định số 04/2022/NĐ-CP), người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 37 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP phải tiến hành lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định; trong đó:
a) Việc xác định số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau:
Số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm |
= |
Diện tích đất quốc phòng vi phạm |
x |
Giá đất của bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định |
x |
Số năm vi phạm |
Tổng thời gian sử dụng đất theo quy định của bảng giá đất đối với loại đất đang sử dụng thuộc chế độ sử dụng đất có thời hạn; trường hợp thời hạn sử dụng đất lâu dài thì thời gian được tính là 70 năm |
b) Việc xác định hành vi lấn, chiếm đất quốc phòng và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
c) Việc xác định hành vi hủy hoại đất quốc phòng và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
d) Việc xác định hành vi gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất quốc phòng và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
đ) Việc xác định hành vi vi phạm quy định về quản lý chỉ giới sử dụng đất quốc phòng và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
e) Việc xác định diện tích đất quốc phòng bị vi phạm và mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP.
2. Khi phát hiện hành vi vi phạm về tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ, người có thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt theo quy định.
Điều 9. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP
1. Khi áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ tiến hành thực hiện các thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 81 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
2. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu thực hiện theo quy định tại khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020.
3. Việc xử lý tang vật, phương tiện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
4. Việc xác định thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là hàng cấm tàng trữ, cấm lưu hành thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
Biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, khoản 9 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là việc công dân tiếp tục phải thực hiện các quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhập ngũ vào đợt kiểm tra, khám sức khỏe, nhập ngũ lần kế tiếp theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan ngay sau khi có quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Điều 11. Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
1. Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
2. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Điều 12. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu không lập biên bản
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu không lập biên bản áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP được thực hiện theo quy định tại Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
Điều 13. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu có lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại Điều 12 Thông tư này.
2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020, Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
Điều 14. Giải trình của tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
Trường hợp giải trình, hình thức giải trình, tổ chức phiên giải trình, xem xét giải trình thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 và Điều 17 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
1. Quá trình xem xét vụ việc vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; nếu xét thấy có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 để xử lý.
2. Việc chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải được lập biên bản giao nhận hồ sơ vụ vi phạm theo quy định.
Điều 16. Ra quyết định xử phạt và thi hành quyết định xử phạt
1. Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
2. Nội dung của quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại Điều 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
3. Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020.
4. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Điều 17. Hình thức, thủ tục nộp tiền phạt
1. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, nộp tiền phạt theo hình thức quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, thực hiện thủ tục nộp tiền phạt theo quy định tại Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi, bổ sung năm 2020 và khoản 2 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
3. Chứng từ thu, nộp tiền phạt và tiền chậm nộp phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.
1. Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu xảy ra trước ngày 22 tháng 7 năm 2022 và đang trong quá trình giải quyết thì áp dụng Nghị định số 120/2013/NĐ-CP và Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu để giải quyết.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu xảy ra trước ngày 22 tháng 7 năm 2022 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết, được áp dụng các quy định của Nghị định số 37/2022/NĐ-CP và Thông tư này để xử lý nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.
3. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để giải quyết.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 3 năm 2023 và thay thế Thông tư số 95/2014/TT-BQP ngày 07 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trường hợp văn bản viện dẫn trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
3. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Quốc phòng (qua Thanh tra Bộ Quốc phòng) xem xét giải quyết./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.