BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2014/TT-BLĐTBXH |
Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2014 |
QUY ĐỊNH MỨC ĐIỀU CHỈNH TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG VÀ THU NHẬP THÁNG ĐÃ ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 83/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định (sau đây gọi tắt là Nghị định số 83/2008/NĐ-CP);
Căn cứ Nghị định số 134/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2008/NĐ-CP);
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội và trên cơ sở thống nhất với Bộ Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương, tiền công và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội,
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 83/2008/NĐ-CP là người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 134/2008/NĐ-CP là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 đến ngày 31 tháng 12 năm 2014.
Điều 2. Điều chỉnh tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm |
= |
Tổng tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm |
x |
Mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH của năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1
Năm t |
Trước 1995 |
1995 |
1996 |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
Mức điều chỉnh |
4,09 |
3,47 |
3,28 |
3,18 |
2,95 |
2,83 |
2,88 |
2,88 |
2,78 |
2,69 |
2,50 |
Năm t |
2005 |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
|
Mức điều chỉnh |
2,31 |
2,15 |
1,98 |
1,61 |
1,51 |
1,38 |
1,16 |
1,07 |
1,00 |
1,00 |
|
2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc và Điều 34 Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 153/2013/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 3. Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm |
= |
Tổng thu nhập tháng đóng BHXH của từng năm |
x |
Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2
Năm t |
2008 |
2009 |
2010 |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
Mức điều chỉnh |
1,61 |
1,51 |
1,38 |
1,16 |
1,07 |
1,00 |
1,00 |
2. Đối với người lao động vừa có thời
gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự
nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh
theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội
theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền
công tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao
động quyết định được điều chỉnh
theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này. Mức bình quân thu nhập tháng đã
đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hoặc mức bình quân tiền lương, tiền công và thu
nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một
lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính
theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng
12 năm 2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo
hiểm xã hội tự nguyện.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2014; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.