BỘ CÔNG THƯƠNG
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: 01/2007/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2007 |
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá
Căn cứ Nghị quyết số 01/2007/QH12 ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ nhất về cơ cấu tổ chức của Chính phủ và số Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ khoá XII;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá như sau:
1. Thông tư này hướng dẫn điều kiện kinh doanh, chế biến nguyên liệu thuốc lá, điều kiện sản xuất sản phẩm thuốc lá; và thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá và giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; điều kiện nhập khẩu, sử dụng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá; quản lý đầu tư, năng lực sản xuất, sản lượng sản phẩm thuốc lá; quản lý, kiểm tra và xử lý, thanh lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá và các hoạt động khác có liên quan đến sản xuất, kinh doanh thuốc lá trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Hoạt động kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế chỉ được kinh doanh, chế biến nguyên liệu thuốc lá khi có giấy chứng nhận đủ các điều kiện kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
4. Nhà nước thực hiện độc quyền về sản xuất sản phẩm thuốc lá, chỉ các doanh nghiệp được Bộ Công Thương cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá mớií được sản xuất sản phẩm thuốc lá. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất sản phẩm thuốc lá phải thực hiện theo hướng dẫn quy định tại Thông tư này.
Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá có vốn đầu tư nước ngoài được sản xuất thuốc lá trong phạm vi giấy phép đầu tư, phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá.
Nhà nước kiểm soát mức cung cấp sản phẩm thuốc lá ra thị trường, thực hiện quản lý thương mại nhà nước đối với nhập khẩu sản phẩm thuốc lá.
5. Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá (được quy định chi tiết tại Phụ lục kèm theo Thông tư này), nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá (giấy cuốn phần có thuốc lá sợi của điếu thuốc) là hàng hoá nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.
6. Đầu tư chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất giấy cuốn điếu thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá và Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá.
7. Đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá phải phù hợp với Chiến lược, Quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và không vượt quá tổng năng lực sản xuất do Bộ Công Thương xác định và công bố.
II. KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
A. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh
Thương nhân có đăng ký kinh doanh mặt hàng nguyên liệu thuốc lá.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người
a) Diện tích của cơ sở kinh doanh nguyên liệu bao gồm khu phân loại, đóng kiện và kho nguyên liệu phải đủ rộng, phù hợp quy mô kinh doanh và tổng diện tích không dưới 500m2;
b) Có kho riêng cho nguyên liệu thuốc lá. Kho phải có hệ thống thông gió và các trang thiết bị phù hợp yêu cầu bảo quản nguyên liệu thuốc lá bao gồm: các nhiệt kế, ẩm kế kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng chống sâu, mối mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm;
c) Có hợp đồng với người lao động có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp để quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu.
3. Điều kiện về quy trình kinh doanh phù hợp với ngành, nghề mua, bán nguyên liệu thuốc lá
a) Điểm thu mua phải gắn biển hiệu ghi tên thương mại của thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá;
b) Phải công khai tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định hiện hành tại điểm thu mua nguyên liệu thuốc lá kèm theo mẫu lá thuốc lá nguyên liệu;
c) Phải có hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá phù hợp với quy mô kinh doanh.
4. Điều kiện về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ
Phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luậtNhà nước.
B. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
1. Sở Công nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá;
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh quy định tại Thông tư này, bao gồm:
- Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác.
- Bảng kê trang thiết bị: hệ thống thông gió, phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, ẩm kế, nhiệt kế, các phương tiện phòng chống sâu, mối mọt; các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá.
- Hợp đồng với người lao động, quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu.
- Hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá.
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
3. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công nghiệp xem xét và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công nghiệp có văn bản yêu cầu bổ sung.
4. Giấy chứng nhận được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại Sở Công nghiệp, 01 bản gửi Bộ Công Thương, 01 bản gửi thương nhân được cấp giấy chứng nhận.
5. Giấy chứng nhận có thời hạn 5 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy chứng nhận 30 ngày, thương nhận phải có văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận gửi về Sở Công nghiệp để xem xét cấp lại.
6. Thương nhân sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng các điều kiện kinh doanh và những quy định khác tại Thông tư này hoặc các quy định của pháp luật có liên quan.
III. CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
A. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh:
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá; Có giấy chứng nhận đủ các điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá.
Giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá chỉ được cấp cho doanh nghiệp chế biến nguyên liệu có dây chuyền máy móc thiết bị tách cọng thuốc lá hoặc chế biến ra thuốc lá sợi, thuốc lá tấm và các chế phẩm thay thế khác dùng để sản xuất ra các sản phẩm thuốc lá.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và con người
a) Diện tích của cơ sở chế biến nguyên liệu bao gồm khu phân loại, khu chế biến, đóng kiện và kho nguyên liệu phải phù hợp quy mô kinh doanh và tổng diện tích không dưới 5.000m2;
b) Có kho riêng cho nguyên liệu thuốc lá chưa chế biến và đã qua chế biến phù hợp với quy mô kinh doanh. Kho phải có hệ thống thông gió, các nhiệt kế, ẩm kế để kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong kho, các phương tiện phòng chống sâu, mối mọt; phải có đủ các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá được sắp xếp cách mặt nền tối thiểu 20cm và cách tường, cột tối thiểu 50cm;
c) Có hợp đồng với người lao động có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, hoặc kinh nghiệm nghề nghiệp để quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật trồng, thu mua và chế biến nguyên liệu;
d) Doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá phải có máy móc thiết bị chuyên ngành đồng bộ của công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá;
Dây chuyền chế biến nguyên liệu phải được chuyên môn hoá, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
đ) Doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá phải có các trang thiết bị kiểm tra để thực hiện đo lường kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước và sau chế biến;
e) Toàn bộ máy móc thiết bị phải có nguồn gốc hợp pháp.
3. Điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá
Các doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, và Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
4. Điều kiện về bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ: Doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Điều
kiện về quy trình kinh doanh phù hợp với ngành, nghề kinh doanh
a) Điểm thu mua phải gắn biển hiệu ghi tên thương mại của doanh nghiệp kinh
doanh chế biến nguyên liệu thuốc lá;
b) Phải công khai tiêu chuẩn phân cấp nguyên liệu thuốc lá theo quy định hiện hành tại điểm thu mua nguyên liệu thuốc lá kèm theo mẫu lá thuốc lá nguyên liệu;
c) Phải có hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá, hợp đồng mua nguyên liệu thuốc lá của thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá phù hợp với quy mô kinh doanh.
6. Điều
kiện địa điểm đặt cơ sở chế biến
Địa điểm đặt cơ sở chế biến phải phù hợp Chiến lược, quy hoạch tổng thể ngành
thuốc lá, Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
B. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
1. Bộ Công Thương là cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá.
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá;
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá;
d) Tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh:
- Bảng kê diện tích, sơ đồ nhà xưởng khu phân loại, khu chế biến, đóng kiện, kho tàng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác...
- Bảng kê danh mục thiết bị: máy móc thiết bị chuyên ngành đồng bộ của công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá, thiết bị kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước và sau chế biến, hệ thống thông gió, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, ẩm kế, nhiệt kế, các phương tiện phòng chống sâu mọt; các giá hoặc bục, kệ đỡ kiện thuốc lá...
- Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị.
- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở và Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
- Hợp đồng với người lao động trong việc quản lý đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua nguyên liệu, chế biến nguyên liệu...
- Hợp đồng đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá với người trồng thuốc lá. Hợp đồng mua bán nguyên liệu với các thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá.
- Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
3. Trình
tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem
xét và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá. Trường
hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.;
b) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu bổ sung.
4. Giấy chứng nhận được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại Bộ Công Thương, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận, 01 bản gửi Sở Công nghiệp địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
5. Giấy chứng nhận có thời hạn 5 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy chứng nhận 30 ngày, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận gửi về Bộ Công Thương để xem xét cấp lại.
6. Doanh nghiệp sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng các điều kiện kinh doanh và những quy định khác tại Thông tư này, các quy định của pháp luật liên quan hoặc bị giải thể, phá sản.
IV. SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ
A. Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Điều kiện về chủ thể kinh doanh
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và đang sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010.
2. Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước:
a) Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải tham gia đầu tư trồng nguyên liệu thuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư thông qua các thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá có đầu tư trực tiếp trồng thuốc lá phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt;
b) Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước để sản xuất sản phẩm thuốc lá theo kế hoạch hàng năm của Bộ Công Thương, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn quốc tế hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu. Kế hoạch này được xác định phù hợp với Chiến lược, quy hoạch tổng thể ngành thuốc lá Việt Nam, Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thuốc lá được phê duyệt.
3. Điều kiện về máy móc thiết bị
a) Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính: chế biến sợi, vấn điếu, đóng bao;
b) Công đoạn chế biến sợi phải có các thiết bị tối thiểu đảm bảo tính đồng bộ của công đoạn, bao gồm: máy hấp, máy gia ẩm, máy gia liệu, xy lô trữ và ủ lá, máy thái, máy sấy sợi, máy làm dịu, thiết bị phun hương, phối trộn và các cân định lượng.
Dây chuyền chế biến sợi phải được chuyên môn hoá, bố trí trong không gian đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và vệ sinh môi trường;
c) Đối với những doanh nghiệp không có dây chuyền chế biến sợi phải có hợp đồng gia công chế biến sợi. Đơn vị nhận gia công chế biến sợi phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại điểm b nêu trên;
d) Trong công đoạn cuốn điếu, đóng bao, đóng tút doanh nghiệp phải sử dụng các máy cuốn, máy đóng bao, đóng tút tự động, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo phương pháp truyền thống phải thao tác bằng tay;
đ) Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có các thiết bị kiểm tra tối thiểu để thực hiện đo lường, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như: Trọng lượng điếu, chu vi điếu, độ giảm áp điếu thuốc. Đối với các chỉ tiêu lý, hoá khác và chỉ tiêu vệ sinh thuốc lá, doanh nghiệp có thể tự kiểm tra hoặc thông qua các đơn vị dịch vụ có chức năng để kiểm tra. Kết quả kiểm tra phải được lưu giữ có hệ thống để theo dõi lâu dài;
e) Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có nguồn gốc hợp pháp.
4. Điều kiện về chất lượng và vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá
Các doanh nghiệp sản xuất thuốc lá phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở và quy định về vệ sinh an toàn sản phẩm thuốc lá của Bộ Y tế.
5. Điều kiện về sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký và được bảo hộ tại Việt Nam.
6. Điều kiện về môi trường và phòng chống cháy nổ:
Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có đầy đủ các phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy và đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
B. Thẩm quyền, trình tự và thủ tục cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Bộ Công Thương là cơ quan cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá;
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh quy định tại Thông tư này, bao gồm:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gần nhất, trong đó cần nêu rõ chỉ tiêu sản lượng sản xuất đối với từng nhóm sản phẩm thuốc lá (sản lượng đã được quy đổi).
- Bảng kê danh mục máy móc thiết bị, năng lực sản xuất thuốc lá điếu và năng lực từng công đoạn quy đổi ra bao 20 điếu tính theo 3 ca/ngày cho 3 năm gần nhất. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của máy móc thiết bị.
- Hợp đồng gia công chế biến sợi, hợp đồng dịch vụ kiểm tra chất lượng (nếu có).
- Bảng kê diện tích, sơ đồ kho tàng, nhà xưởng, văn phòng làm việc và các khu phụ trợ khác.
- Bản sao hợp lệ giấy đăng ký chất lượng hoặc bản công bố phù hợp tiêu chuẩn chất lượng.
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp nhãn hiệu hàng hoá cho các sản phẩm thuốc lá.
- Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy do cơ quan công an có thẩm quyền cấp.
3. Trình
tự cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá
a.) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem
xét và cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá. Trường hợp từ chối cấp phải
trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.;
b.) Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 7 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung.
4. Giấy phép được làm thành 04 bản: 02 bản lưu tại Bộ Công Thương, 01 bản gửi doanh nghiệp được cấp giấy phép, 01 bản gửi Sở Công nghiệp địa phương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
5. Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá có thời hạn 5 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị cấp lại giấy phép gửi về Bộ Công Thương để xem xét cấp lại.
6. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá sẽ bị thu hồi giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng các điều kiện sản xuất sản phẩm thuốc lá và những quy định khác tại Thông tư này hoặc trường hợp doanh nghiệp bị sáp nhập, giải thể.
V. ĐẦU TƯ SẢN XUẤT SẢN PHẨM THUỐC LÁ
A. Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Tổng năng lực sản xuất được quy định là năng lực sản xuất đồng bộ trong dây chuyền sản xuất sản phẩm thuốc lá (trong đó máy móc thiết bị chính vấn điếu, đóng bao) và được tính cho 3 ca/ngày tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010.
2. Bộ Công
Thương công bố tổng năng lực sản xuất của từng đơn vị làm cơ sở cho việc đầu tư,
sản xuất sản phẩm thuốc lá, nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá.
a) Doanh nghiệp được đầu tư tăng năng lực sản xuất trong trường hợp sản xuất
thuốc lá xuất khẩu và chỉ được sản xuất tiêu thụ trong nước trong phạm vi tổng
công suất đã được xác định và công bố;
b) Hàng năm các đơn vị phải gửi báo cáo đầu tư năng lực sản xuất thuốc lá của đơn vị mình về Bộ Công Thương.
B. Quy định về đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá xuất khẩu, gia công xuất khẩu, đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, di chuyển địa điểm sản xuất theo quy hoạch
1. Chủ đầu tư gửi báo cáo đầu tư, văn bản xin ý kiến chấp thuận chủ trương đầu tư của Bộ Công Thương. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
2. Nội dung văn bản đề nghị bao gồm các nội dung: tên dự án, địa điểm, thông số kỹ thuật chủ yếu có liên quan, quy mô, sản lượng sản xuất, phương án xử lý các máy móc thiết bị được thay thế (nếu đầu tư thay thế).
3. Sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương, doanh nghiệp triển khai thực hiện đầu tư theo trình tự và thủ tục về đầu tư và xây dựng cơ bản theo quy định của pháp luật.
4. Doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Công Thương kết quả xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá đã thay thế trong quá trình đầu tư.
C. Đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá
Chỉ cho phép đầu tư nước ngoài sản xuất sản phẩm thuốc lá trên cơ sở liên doanh, hợp tác với doanh nghiệp đã có giấy phép sản xuất thuốc lá và không được vượt quá năng lực sản xuất ghi trong giấy phép.
1. Liên
doanh với nước ngoài để đầu tư sản xuất sản phẩm thuốc lá
a) Các bên liên doanh gửi hồ sơ dự án thành lập liên doanh, hợp đồng liên doanh
kèm theo văn bản đề nghị về Bộ Công Thương.
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời doanh nghiệp.;
b) Nội dung văn bản đề nghị bao gồm các nội dung: tên dự án, địa điểm, thông số kỹ thuật chủ yếu có liên quan, phạm vi và mục tiêu hoạt động, quy mô, sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm thuốc lá, phương án đầu tư máy móc thiết bị và xử lý các máy móc thiết bị được thay thế;
c) Sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, các bên liên doanh tiếp tục triển khai đăng ký thành lập liên doanh theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư.
2. Đầu tư nước ngoài theo hình thức hợp đồng gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp:
a) Các bên gửi toàn bộ hồ sơ hợp đồng gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp kèm theo văn bản đề nghị về Bộ Công Thương.
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ và văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Trường hợp từ chối phải có văn bản trả lời doanh nghiệp;
b) Nội dung văn bản đề nghị bao gồm các nội dung chính của hợp đồng gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp; quy mô, sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm thuốc lá, phương án đầu tư máy móc thiết bị và xử lý các máy móc thiết bị được thay thế (nếu có);
c) Sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, các bên mới được triển khai thực hiện hợp đồng gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
d) Các doanh nghiệp hiện đang sản xuất sản phẩm thuốc lá theo hợp đồng gia công, hợp tác sản xuất, nhượng quyền sở hữu công nghiệp với nước ngoài phải gửi toàn bộ hồ sơ và văn bản đề nghị theo quy định tại khoản điểm a, b nêu trên về Bộ Công Thương để xem xét xác định quy mô, sản lượng sản xuất từng loại sản phẩm thuốc lá.
3. Doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Công Thương kết quả xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá không còn sử dụng hoặc thanh lý khi đầu tư chiều sâu và chịu hoàn toàn trách nhiệm với việc xử lý này.
D. Sản lượng sản xuất sản phẩm thuốc lá
1. Doanh nghiệp không được sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt quá năng lực sản xuất ghi trong Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
2. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu nước ngoài không được sản xuất vượt quá sản lượng được phép sản xuất. Đối với các nhãn hiệu thuốc lá nước ngoài chưa xác định sản lượng được phép sản xuất, doanh nghiệp phải gửi toàn bộ hồ sơ theo quy định tại mục C phần V nêu trên về Bộ Công Thương để xem xét xác định quy mô, sản lượng.
3. Hàng năm các doanh nghiệp phải gửi báo cáo thống kê sản lượng từng loại sản phẩm thuốc lá của đơn vị mình về Bộ Công Thương.
VI. NHẬP KHẨU THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ, NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ, GIẤY CUỐN ĐIẾU THUỐC LÁ
1. Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá là các loại hàng hoá nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.
Doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được nhập khẩu các hàng hoá trên.
Doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá được nhập khẩu các loại thiết bị máy móc chuyên ngành thuốc lá phù hợp các công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá.
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam là đầu mối nhận và phân bổ chỉ tiêu nhập khẩu cho các đơn vị thành viên.
2. Doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá có thể nhập khẩu trực tiếp hoặc uỷ thác nhập khẩu qua những đơn vị có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu.
3. Nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá
a) Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá được nhập khẩu phải phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá;
b) Chủ đầu tư gửi hồ sơ dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bản sao công văn chấp thuận của Bộ Công Thương và văn bản đề nghị nhập khẩu máy móc thiết bị về Bộ Công Thương;
c) Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp, căn cứ vào dự án đầu tư đã được phê duyệt, Bộ Công Thương có văn bản chấp thuận hoặc từ chối việc nhập khẩu máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
4. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất tiêu thụ trong nước
a) Chậm nhất vào ngày 10 của tháng 11 hàng năm, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá, doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá phải gửi báo cáo nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá của năm sau về Bộ Công Thương.;
b) Đối với nguyên liệu lá thuốc lá nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan, doanh nghiệp gửi đơn đăng ký nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đến Bộ Công Thương.;
c) Căn cứ sản lượng sản xuất, báo cáo của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam về khả năng đáp ứng nguyên liệu trong nước, tổng hạn ngạch thuế quan mặt hàng nguyên liệu lá thuốc lá, chậm nhất là ngày 15 tháng 12 hàng năm, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thông báo chỉ tiêu nhập khẩu đến các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan;.
d) Nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu chỉ được sử dụng để sản xuất sản phẩm thuốc lá theo kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, không được bán và tiêu thụ trên thị trường.
5. Nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá để sản xuất xuất khẩu
Doanh nghiệp gửi hợp đồng sản xuất xuất khẩu và văn bản đề nghị nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá đến Bộ Công Thương. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, năng lực sản xuất của doanh nghiệp và hồ sơ liên quan, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản thông báo kế hoạch nhập khẩu đến các doanh nghiệp và cơ quan có liên quan.
6. Đối với hợp đồng gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài
Chỉ các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc có giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá mới được phép thực hiện hợp đồng gia công chế biến nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu.
Doanh nghiệp gửi hợp đồng gia công xuất khẩu và văn bản đề nghị đến Bộ Công Thương. Trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, năng lực sản xuất và hồ sơ liên quan, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ và văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận cho doanh nghiệp thực hiện hợp đồng.
7. Hàng quý, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá phải báo cáo tình hình nhập khẩu và sử dụng đối với máy móc thiết bị, thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá nhập khẩu trong kỳ cho Bộ Công Thương.
VII. QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ MÁY MÓC THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ
1. Sử dụng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá
a) Các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá được sử dụng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá để chế biến nguyên liệu thuốc lá, sản xuất sản phẩm thuốc lá;
b) Các doanh nghiệp có giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá được sử dụng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá phù hợp công đoạn chế biến nguyên liệu thuốc lá;
c) Tổ chức, cá nhân không có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá không được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá dưới mọi hình thức.
2. Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp sẽ bị tịch thu và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
a) Máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá bị coi là bất hợp pháp trong các trường hợp:
- Nhập khẩu trước thời điểm ban hành Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12/5/1999 không có các giấy tờ thủ tục nhập khẩu hợp lệ.
- Nhập khẩu sau thời điểm ban hành Chỉ thị 13/1999/CT-TTg ngày 12/5/1999 có hiệu lực nhưng không có các giấy tờ thủ tục nhập khẩu hợp lệ và văn bản đồng ý của Bộ Công Thương (hoặc Bộ Công nghiệp cũ).;
b) Việc xử lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá bị tịch thu được thực hiện theo quy định hiện hành và chỉ được phép bán lại cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
3. Việc nhượng bán, xuất khẩu, tái xuất, thanh lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan và tuân thủ các quy định sau:
a) Doanh nghiệp chỉ được nhượng bán máy móc thiết bị còn giá trị sử dụng cho các doanh nghiệp có giấy phép sản xuất thuốc lá, xuất khẩu hoặc tái xuất ra nước ngoài;
b) Máy móc thiết bị không còn giá trị sử dụng hoặc thanh lý phải được tiêu hủy dưới sự giám sát của Hội đồng thanh lý do Bộ Công Thương thành lập;
c) Doanh nghiệp lập hồ sơ thanh lý máy móc thiết bị cần thanh lý, kế hoạch thanh lý và văn bản đề nghị đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của doanh nghiệp, Bộ Công Thương quyết định thành lập Hội đồng thanh lý giám sát việc tiêu hủy máy móc thiết bị;
d) Các doanh nghiệp sau khi nhượng bán, thanh lý phải báo cáo về Bộ Công Thương kết quả thực hiện.
4. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành Công an, Quản lý thị trường, Hải quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với những máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm thuốc lá không có nguồn gốc hợp pháp.
1. Tổ chức
thực hiện
Vụ Công nghiệp Tiêu dùng và Thực phẩm chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ
thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, thẩm định, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt về chủ trương đầu tư ngành thuốc lá, năng lực sản xuất, sản lượng sản phẩm thuốc lá; cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá; quản lý nhập khẩu, sử dụng máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá, hợp đồng gia công nguyên liệu thuốc lá xuất khẩu; kiểm tra và xử lý, thanh lý máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá theo quy định của Thông tư này.
- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra tổ chức, cá nhân thực hiện quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá, quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan về sản xuất kinh doanh thuốc lá.
Sở Công nghiệp các địa phương tổ chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá theo quy định của Thông tư này.
2. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây về sản xuất và kinh doanh thuốc lá trái với quy định của Thông tư này đều bị bãi bỏ.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực, thương nhân đang kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, đủ các điều kiện quy định tại mục A phần II nếu tiếp tục hoạt động kinh doanh phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá tại Sở Công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đăng ký kinh doanh. Trong thời gian chờ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nguyên liệu thuốc lá, thương nhân vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi Sở Công nghiệp có văn bản cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực, các doanh nghiệp đảm bảo đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá như quy định tại mục A phần III nếu tiếp tục hoạt động sản xuất, chế biến nguyên liệu thuốc lá phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá tại Bộ Công Thương. Trong thời gian chờ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi Bộ Công Thương có văn bản cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Thông tư có hiệu lực, các doanh nghiệp đảm bảo đủ điều kiện sản xuất sản phẩm thuốc lá như quy định tại mục A phần IV nếu tiếp tục hoạt động sản xuất sản phẩm thuốc lá phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá tại Bộ Công Thương. Trong thời gian chờ cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá các doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi Bộ Công Thương có văn bản cấp hoặc từ chối cấp giấy phép.
Tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động kinh doanh, chế biến nguyên liệu thuốc lá; đầu tư, sản xuất sản phẩm thuốc lá; nhập khẩu máy móc thiết bị chuyên ngành thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá có trách nhiệm thực hiện đúng hướng dẫn của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Công Thương để kịp thời xử lý./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - UBND các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Toà án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp; - Công báo; - Website Chính phủ; - Bộ trưởng, các Thứ trưởng và các đơn vị thuộc Bộ - Lưu: VT, TDTP |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG
Châu Huệ Cẩm
|
DANH MỤC MÁY MÓC THIẾT BỊ CHUYÊN NGÀNH THUỐC LÁ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 001/2007/TT-BCT ngày 29 tháng 8 năm 2007 của Bộ Công Thương)
I. DÂY CHUYỂN CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
A. Công đoạn chế biến lá
1. Máy cắt đầu lá
2. Xy lanh làm ẩm
3. Hầm ủ lá (xy lô trữ và ủ lá)
4. Máy sấy lá (sấy, làm lạnh, làm dịu)
5 . Hệ thống cân và đóng (ép) kiện lá
B. Công đoạn chế biến cọng
1. Xy lanh làm ẩm cọng lần 1
2. Xy lanh làm ẩm cọng lần 2
3. Hệ thống tước cọng, tách lá
4. Máy sấy cọng (sấy, làm lạnh, làm dịu)
5 . Máy phân loại, làm sạch cọng
6. Hệ thống cân và đóng (ép) kiện cọng
II. DÂY CHUYỂN CHẾ BIẾN SỢI
A. Công đoạn lá
1 . Thiết bị hấp chân không
2. Máy cắt đầu lá
3. Xy lanh làm ẩm lá
4. Xy lanh gia liệu
5. Hầm ủ lá (xy lô trữ và ủ lá)
6. Thiết bị dò kim loại
7. Máy thái lá
8. Thiết bị trương nở sợi
9. Thiết bị sấy lá (sấy, làm lạnh, làm dịu)
10. Hệ thống các cân định lượng
B. Công đoạn tách cọng
1. Máy tước cọng
2. Xy lanh gia ẩm cọng lần 1
3 . Hầm ủ cọng (xy lô trữ và ủ cọng)
4. Xy lanh gia ẩm cọng lần 2
5. Thiết bị cán cọng
6. Máy thái cọng
7. Thiết bị trương nở cọng
8. Thiết bị sấy cọng
9. Thiết bị phân ly cọng
10. Hầm ủ cọng (xy lô ủ sợi cọng)
11. Hệ thống các cân định lượng
C. Công đoạn phối trộn sợi
1 Thiết bị phun hương
2. Hầm ủ sợi (xy lô ủ sợi)
3. Hệ thống vận chuyển sợi đến (bằng khí độc học hoặc cơ học)
III. MÁY MÓC THIẾT BỊ SẢN XUẤT THUỐC ĐIẾU
A. Công đoạn vấn điếu-ghép đầu lọc
1. Máy vấn điếu
2. Máy ghép đầu lọc
3 . Máy nạp khay
B. Công đoạn đóng bao
1 . Máy đóng bao
2. Máy đóng bóng kính bao
3 . Máy đóng tút
4. Máy đóng bỏng kính tút
5. Máy đóng thùng chuồn.
BỘ CÔNG THƯƠNG
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: /GP-BCT |
Hà Nội, ngày tháng năm |
(Cấp cho Doanh nghiệp sản xuất sàn phẩm thuốc lá theo quy địnhtại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá)
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ ...................................................................
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số ..... /2007/TT-BCT ngày. . . . tháng... năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét đề nghị cấp giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá tại Công văn số.. . .ngày ... tháng .... năm .... của........................................(2);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Tiêu dùng và Thực phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1
Cho phép...............................................................................................(2)
Trụ sở tại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ......., điện thoại. . . . . . . . ., Fax.........;
Quyết định thành lập số:.... ngày...tháng.. năm..... của...............................
Cơ quan cấp trên trực tiếp:........................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số...... do ................... cấp ngày..... tháng..... năm....
Doanh nghiệp được phép sản xuất các loại sản phẩm thuốc lá sau:.........(3)
Năng lực sản xuất sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước được phép:.................................
Điều 2.
................... (2) phải thực hiện đúng các quy định tại phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số . . . . . ./2007/TT-BCT ngày. . . . tháng. . . năm 2007 của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3.
Giấy phép này có giá trị đến ngày . . ... tháng . . . năm. . . ../.
Nơi nhận: - .........................(2) - .........................(3) - Lưu: VT, TDTP. |
BỘ TRƯỞNG (Ký tên và đóng dấu) Họ và tên |
Chú thích:
(l) - Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương
(2) - Tên tổ chức được cấp giấy phép.
(3) - Ghi cụ thể các loại sản phẩm thuốc lá.
(4) - Tên các tổ chức có liên quan.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIẸT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....................,
ngày............tháng..........năm............
CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUÁT SẢN PHÁM THUỐC LÁ
(Dùng cho Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo quy định tại Nghị định số 119 /2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất kinh doanh thuốc lá)
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên doanh nghiệp : . . . . .
Trụ sở giao dịch:......
Điện thoại:
Địa điểm sản xuất....................
Quyết định thành lập số.............. ngày....... tháng....... năm.........của..............
Cơ quan cấp trên trực tiếp:......................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số........... ngày....... tháng.......năm......do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép sản xuất các loại sản phẩm thuốc lá:..................................................................................................
Sản lượng sản phẩm thuốc lá tiêu thụ trong nước ....................................
Doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số...../2007/TT-BCT ngày. . .tháng. . . . năm 2007 của Bộ Công Thương. Nếu sai xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(ký tên, đóng dấu)
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: /CNĐĐK-BCT |
Hà Nội, ngày tháng năm |
ĐỦ ĐIỀU KIỆN CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
(Cấp cho Doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá theo quy đinh tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất kinh doanh thuốc lá)
Căn cứ ...................................................................(1)
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số ..... /2007/TT-BCT ngày. . . . tháng... năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét đề nghị cấp giấy giấy chứng nhanạ đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá tại Công văn số.. . .ngày ... tháng .... năm .... của........................................(2);
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Tiêu dùng và Thực phẩm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chứng nhận..............................................................................(2)
Trụ sở tại........................................, điện thoại........., Fax.........; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số...... do .........................cấp ngày..... tháng..... năm....
Đủ điều kiện để chế biến nguyên liệu thuốc lá các loại : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (3)
Năng lực chế biến..................................................................................
Điều 2. Điều kiện sản xuất:
. .......(2) phải thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số..... /2007/TT-BCT ngày...tháng... năm 2007 của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày.....tháng......năm....
Nơi nhận: - .........................(2) - .........................(4) - Lưu: VT, TDTP |
BỘ TRƯỞNG (Ký tên và đóng dấu) . Họ và tên
|
Chú thích:
(l) - Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương
(2) - Tên tổ chức được cấp giấy chứng nhận.
(3) - Ghi cụ thể các loại nguyên liệu thuốc lá, năng lực chế biến.
(4) - Tên các tổ chức có liên quan.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....................,
ngày............tháng..........năm............
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỂU KIỆN CHẾ BIẾN NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
(Dùng cho Doanh nghiệp chế biến nguyên liệu thuốc lá theo quy địnhtại Nghị đinh số 119 /2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất kinh doanh thuốc lá)
Kính gửi: Bộ Công Thương
Tên doanh nghiệp:
Trụ sở giao dịch:...................................Điện thoại:...................Fax
Địa điểm sản xuất.................
Quyết định thành lập số . . . . .ngày..............tháng..........năm....... của.......
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số . . . . . . . . . . . ngày . . . . . . . tháng . . . . . . .năm......do.................................. cấp ngày........ tháng......... năm......................
Đề nghị Bộ Công Thương xem xét cấp chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá các loại:............................................................................
Năng lực chế biến....................................................................................
Xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số. . . . . . . ./2007TT-BCT ngày. . . . . .tháng.... năm 2007 của Bộ Công Thương. Nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
|
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (ký tên, đóng dấu)
|
UBND TỈNH, TP.... SỞ CÔNG NGHIỆP |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: /CNĐĐK-SCN |
Hà Nội, ngày tháng năm |
ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
(Cấp cho thương nhân kinh doanh nguyên liệu thuốc lá theo quy định tại Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất kinh doanh thuốc lá)
GIÁM ĐỐC SỜ CÔNG NGHIỆP....
Căn cứ..............................................
Căn cứ Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Căn cứ Thông tư số ..... /2007/TT-BCT ngày. . . . tháng... năm 2007 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá;
Xét đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chế biến nguyên liệu thuốc lá tại Công văn số.......ngày.....tháng. . . .năm..... của . . . . . . . . . ............. . . .(2);
Theo đề nghị của ...................................................(3)
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Chứng nhận................................................................. . . . . . . .....(2)
Trụ sở tại. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ......., điện thoại. . . . . . . . ., Fax.........;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số. . . . . . do . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .cấp ngày..... tháng..... năm....
Đủ điều kiện để kinh doanh nguyên liệu thuốc lá các loại : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (4)
Điều 2. Điều kiện sản xuất:
.....(2) phải thực hiện đúng các quy định của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số...../2007/TT-BCT ngày. . .tháng... năm 2007 của Bộ Công Thương và những quy định của pháp luật liên quan.
Điều 3. Giấy chứng nhận này có giá trị đến ngày......tháng........năm. . . ..
Nơi nhận: - .........................(2) - .........................(5) - Lưu: VT, |
GIÁM ĐỐC (Ký tên và đóng dấu)
|
Chú thích:
(l) - Tên văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Công nghiệp.
(2 ) - Tên thương nhân được cấp giấy chứng nhận.
(3) - Tên cơ quan tiếp nhận, thẩm định trình cấp giấy chứng nhận.
(4) - Ghi cụ thể các loại nguyên liệu thuốc lá.
(5) - Tên các tổ chức có liên quan.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
.....................,
ngày............tháng..........năm............
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỂU KIỆN KINH DOANH NGUYÊN LIỆU THUỐC LÁ
(Dùng cho thương nhân kinh doanh mua bán nguyên liệu thuốc lá theo quy địnhtại Nghị đinh số 119 /2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về sản xuất kinh doanh thuốc lá)
Kính gửi: Sở Công nghiệp tỉnh...............
Tên thương nhân:............................................................
Trụ sở giao dịch:.......................................Điện thoại:........................Fax.............
Địa điểm kinh doanh:...............................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số.................. ngày...........tháng...............năm............. do ........................cấp ngày...............tháng.............năm..............
Đề nghị Sở Công nghiệp xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán nguyên liệu thuocó lá. Xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Nghị định síi 119/2007/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số ............/2007/TT-BTC ngày...........tháng.........năm 2007 của Bộ Công Thương. Nếu sai xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
|
Thương nhân (Ký tên, đóng dấu)
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.