BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2008 |
Ngày 14 tháng 02 năm 2008, Thứ trưởng Thường trực Ngô Thịnh Đức đã chủ trì cuộc họp giao ban xây dựng cơ bản tháng 2 năm 2008 của Bộ Giao thông vận tải. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng, Lãnh đạo và chuyên viên các Vụ Kế hoạch đầu tư, Tài chính, Khoa học công nghệ, Pháp chế, Hợp tác quốc tế, Tổ chức cán bộ, Vận tải, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Cục Giám định và QLCLCTGT, các Cục quản lý chuyên ngành, Tổ công tác giúp việc Bộ trưởng và Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI).
Sau khi nghe Cục Giám định và QLCLCTGT báo cáo về những vấn đề thay đổi biến động về thể chế chính sách năm 2007 và các khó khăn, vướng mắc trong quản lý dự án đầu tư xây dựng giao thông, Vụ Kế hoạch đầu tư báo cáo về những vấn đề liên quan đến dự án BOT và các ý kiến phát biểu của lãnh đạo các thành viên dự họp, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã kết luận như sau:
Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản và giải ngân năm 2008 của Bộ được giao gần gấp đôi so với năm 2007, trong tình hình thực thực tế có nhiều cơ chế chính sách đang hoàn thiện, một số quy định còn chưa thống nhất, phù hợp với chuyên ngành xây dựng giao thông. Trong thời gian qua đã tháo gỡ một phần, tuy nhiên còn nhiều nội dung trong năm 2008 phải tiếp tục kiến nghị tháo gỡ. Đồng thời với việc kiến nghị các vướng mắc về thể chế, chính sách cần tiếp tục khẩn trương triển khai các dự án, chấn chỉnh bộ máy của chủ đầu tư và tăng cường năng lực các chủ thể tham gia trong quá trình quản lý đầu tư xây dựng các dự án xây dựng giao thông để phấn đấu đạt được kế hoạch năm 2008.
I. CÁC VẤN ĐỀ CẦN THÁO GỠ TRÌNH THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ:
1. Về giá và biến động giá:
Bộ Xây dựng đã có văn bản số 190/BXD-KTTC ngày 28/01/2008 hướng dẫn áp dụng giá vật liệu trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, tuy nhiên chưa có hướng dẫn cụ thể việc áp dụng trong quá trình thanh toán. Các quy định của Nghị định 99/2007/NĐ-CP cũng chưa nêu rõ điều kiện thanh toán khi áp dụng giá vật liệu theo hướng “mở” và giao quyền, trách nhiệm cho các chủ đầu tư.
Do đó cần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn được thanh toán theo công thức điều chỉnh giá, cho lấy chỉ số cơ bản vào thời điểm 28 ngày trước ngày mở thầu và được điều chỉnh giá tại các thời điểm thanh toán như đối với các dự án ODA hiện nay, chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm soát khối lượng được điều chỉnh.
Trong tình hình biến động giá hiện nay, việc áp dụng công thức điều chỉnh giá cũng gặp phải bất cập khi các chỉ số giá xây dựng chưa phản ánh hết những biến động của thị trường, cần tiếp tục kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành liên quan có hướng dẫn phân định rõ 02 khái niệm biến động giá và trượt giá để đảm bảo cho các hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Về Ban quản lý dự án
Theo Thông tư số 02/2007/TT-BXD chưa rõ Ban QLDA được thành lập hoặc lựa chọn trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư hay thực hiện đầu tư, sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình chuẩn bị đầu tư khi không có Ban QLDA để thực hiện.
Cần tiếp tục đề nghị Bộ Xây dựng sửa đổi Thông tư 02/2007/TT-BXD theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời cần sớm chuyển đổi mô hình các Ban QLDA để phù hợp với các quy định hiện hành. Trong giai đoạn chuyển tiếp, cần tiếp tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các chủ đầu tư được ký hợp đồng với các Ban QLDA thuộc Bộ.
3. Về chính sách giải phóng mặt bằng
- Để đảm bảo tiến độ dự án, các khu tái định cư phải được thực hiện trước, tuy nhiên hiện nay các địa phương đều chưa chuẩn bị đủ quỹ đất hoặc không có kinh phí để xây dựng trước. Do đó cần đề nghị Nhà nước có kế hoạch cấp hoặc hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để tạo đủ quỹ đất dự trữ theo quy hoạch, đảm bảo khi có các dự án của nhà nước đầu tư xây dựng trên địa bàn, địa phương có sẵn đất tái định cư phục vụ các hộ dân bị ảnh hưởng phải di chuyển chỗ ở.
Mặt khác trong thực tế chi phí xây dựng khu TĐC cao hơn chi phí đền bù nên các hộ dân không đủ tiền mua nhà, đất TĐC. Đề nghị phải có chính sách hỗ trợ hoặc trả chậm phần chênh lệch. Ngoài ra để công tác GPMB đi trước một bước, đối với các loại tư vấn, xây dựng phục vụ công tác GPMB cũng cần được áp dụng hình thức chỉ định thầu để rút ngắn thời gian thực hiện.
- Về đền bù di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật, cần tiếp tục đề nghị được bồi thường theo phương thức xây dựng hoàn trả công trình hạ tầng kỹ thuật mới với quy mô tương đương thay thế công trình phải di dời. Trường hợp đối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, nguồn kinh phí còn hạn hẹp, khi đền bù các công trình phúc lợi công cộng như trường học, bệnh viện, nhà trẻ v.v… cần có chính sách hỗ trợ thêm để tạo điều kiện ổn định cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng và nâng cao hiệu quả dự án.
- Về chi phí tổ chức thực hiện GPMB, đề nghị được tiếp tục có hướng dẫn cho phép lập dự toán chi phí đối với công trình có tính đặc thù như công trình XDGT.
- Các địa phương phải kiện toàn bộ máy tổ chức làm nhiệm vụ GPMB theo hướng: tổ chức bộ máy chuyên trách (như tổ chức phát triển quỹ đất), có đủ cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn về các lĩnh vực liên quan đến việc tổ chức GPMB.
- Cần báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên môi trường phối hợp với các Bộ ngành rà soát lại các Nghị định, văn bản quy định, tiếp thu ý kiến của các địa phương là chủ đầu tư tiểu dự án GPMB trực tiếp thực hiện việc này để hoàn chỉnh các quy định trong công tác GPMB; để thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu.
4. Các vấn đề vướng mắc khác về quản lý đầu tư, đấu thầu, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được Cục Giám định và QLCL CTGT các Cục, Vụ trình bày tại hội nghị sẽ phải tiếp tục báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành xem xét giải quyết để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án xây dựng giao thông có những tính chất đặc thù.
1. Vụ Tài chính:
- Chuẩn bị nội dung làm việc với Bộ Tài chính về chi phí QLDA và chi phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đề xuất giải quyết các vấn đề vướng mắc liên quan đến thủ tục thanh toán tại Kho bạc theo phản ánh của một số chủ đầu tư.
2. Cục Giám định và QLCL CTGT:
- Chuẩn bị nội dung để làm việc với Bộ Xây dựng về chi phí thẩm định, chi phí thẩm tra các dự án.
- Có văn bản yêu cầu TEDI về chi phí tư vấn giám sát, định mức, đơn giá công tác khảo sát, định vị mốc để thực hiện cắm cọc GPMB và mốc lộ giới.
- Dự thảo văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp các khó khăn vướng mắc theo các nội dung đã nêu trên gửi các Ban QLDA, các Cục QLCN, các Vụ để tham gia ý kiến. Cục tổng hợp soạn thảo văn bản trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2 đầu tháng 3 năm 2008.
3. Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường sông Việt Nam báo cáo thực tế các dự án nạo vét luồng, đề xuất giải quyết về việc bảo hành đối với các công trình nạo vét.
4. Vụ Kế hoạch đầu tư:
- Khẩn trương hoàn thành và trình Bộ tiêu chí tuyển chọn Ban QLDA, nhà đầu tư trong tháng 2 năm 2008.
- Tham mưu soạn thảo văn bản Bộ gửi Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về Ban QLDA, đề nghị hướng dẫn Bộ Giao thông vận tải để đảm bảo thực hiện đúng quy định.
- Đối với các dự án BOT:
+ Tập trung giải quyết các công trình đang chuẩn bị đầu tư có hiệu quả, lưu ý các dự án: sửa chữa và nâng cấp các đoạn qua thị trấn, thị xã QL20; Dự án nâng cấp QL20 đoạn Dầu Giây - Liên Khương.
+ Xem xét các dự án chỉ có vốn của nhà đầu tư, báo cáo đề xuất về việc tham gia hỗ trợ của nhà nước đối với các dự án BOT.
5. Vụ Tổ chức cán bộ: tiếp tục đề xuất báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tạm thời chuyển Ban QLDA thành đơn vị sự nghiệp có thu. Phối hợp với Vụ Kế hoạch đầu tư lên danh mục các dự án đang chuẩn bị đầu tư, cho phép chuẩn bị đầu tư, đang triển khai để nghiên cứu đề xuất giải quyết về cơ chế Ban QLDA phù hợp với tình hình hiện nay.
6. Cục Đường bộ Việt Nam và các Cục quản lý chuyên ngành:
- Thực hiện chức năng chủ đầu tư, khẩn trương triển khai các dự án theo kế hoạch năm 2008. Phối hợp với các cơ quan tham mưu của Bộ tiếp tục đề xuất giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng.
III. TRIỂN KHAI CHỈ THỊ 01/CT-BGTVT NGÀY 25/01/2008 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI:
1. Cục Giám định và QLCL CTGT:
- Chủ trì nghiên cứu đề xuất thực hiện nhiệm vụ tại mục 1, các nội dung có liên quan tại mục 4, mục 5, mục 6, mục 8 và mục 7 của Chỉ thị số 01/CT-BGTVT ngày 25/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc tăng cường thực hiện một số giải pháp, phấn đấu hoàn thành vượt mức nhiệm vụ kế hoạch xây dựng công trình giao thông năm 2008.
- Soạn thảo văn bản giao các chủ đầu tư, Ban QLDA phối hợp với địa phương trong công tác GPMB các dự án.
- Phối hợp với Vụ kế hoạch đầu tư lên danh mục các dự án sẽ khởi công trong năm 2008 để lên kế hoạch triển khai thực hiện.
2. Vụ Kế hoạch đầu tư: Chủ trì phối hợp với các Cục quản lý chuyên ngành (chủ đầu tư), Vụ Hợp tác quốc tế nghiên cứu triển khai thực hiện các mục 2, mục 3, mục 4, mục 7 của Chỉ thị.
3. Vụ Tổ chức cán bộ: Soạn thảo văn bản giao các Cục, Vụ xây dựng quy chế trách nhiệm công chức, viên chức (theo từng chức danh), hoàn thành trong tháng 2 năm 2008.
- Thanh tra Bộ phối hợp Cục Giám định (chủ trì) xử lý kết luận thanh tra Dự án Quản lộ Phụng Hiệp.
- Cục Đường bộ Việt Nam chủ trì sửa đổi Quyết định số 2525/QĐ-BGTVT ngày 28/8/2003 quy định về thi công công trình trên đường bộ đang khai thác, lưu ý việc quy định xử lý thiết bị, công trường khi nghỉ quá 3 ngày, bổ sung, điều chỉnh quy định đối với công trình đã hoàn thành nhưng chưa thông xe.
- Giao Vụ Khoa học công nghệ tham gia điều chỉnh sửa đổi luật Đường bộ, điều chỉnh quy định về báo hiệu đường bộ (bổ sung biển báo ưu tiên xe chở trẻ em).
- Vụ Tài chính tham mưu giải quyết về tài sản thu hồi hình thành bằng nguồn vốn ODA.
- Giao cho Cục ĐBVN chủ trì phối hợp với Vụ KHĐT đề xuất về các công trình giao cho địa phương quản lý.
Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ xin thông báo những nội dung kết luận của Thứ trưởng thường trực để các Vụ, Cục triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.