VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 04 năm 2006 |
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI HỘI NGHỊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Ngày 03 và sáng 4 năm 2006, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương chủ trì Hội nghị Vùng đồng bằng sông Hồng để thảo luận, góp ý kiến nội dung dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Công nghiệp, Giao thông vận tải, Thủy sản, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Bưu chính, Viễn thông, Quốc hpòng, Công an, Lao động – Thương binh và Xã hội, Văn hóa – Thông tin, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Du lịch, các Cục: Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, các Bộ Tư lệnh: Quân khu III, Quân khu Thủ đô và các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
Sau khi nghe đồng chí Trương Tấn Sang giới thiệu và quán triệt Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng dến năm 2020, Bộ kế hoạch và Đầu tư trình bày dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị, ý kiến của lãnh đạo các địa phương và lãnh đạo các Bộ, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
- Vùng đồng bằng sông Hồng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, giao lưu quốc tế và khu vực. Là Vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, nhất là về nguồn nhân lực, trình độ dân trí cao, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển khá hơn một số vùng khác.
- Tuy nhiên, thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của Vùng trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, vẫn còn một số tồn tại, yếu kém về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, sản xuất hàng hóa còn kém phát triển.
- Nguyên nhân của yếu kém: một là, chiến lược, quy hoạch còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; hai là, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Vùng (chưa có đường cao tốc, sân bay năng lực còn kém, hệ thống cảng quy mô nhỏ); ba là, năng lực quản lý còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội…
1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch:
a) Về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội:
- Đối với quy hoạch Vùng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương trong Vùng căn cứ định hướng chiến lược cơ bản được thể hiện trong Nghị quyết số 54/NQ-TW của Bộ Chính trị, tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Đối với quy hoạch địa phương: căn cứ Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ, quy hoạch Vùng và các quy hoạch ngành, sản phẩm của trung ương và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố làm căn cứ lập các quy hoạch chi tiết, xây dựng kế hoạch.
b) Về quy hoạch ngành:
- Đối với quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, được coi là quy hoạch “cứng”: các Bộ, ngành cần tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành liên quan và các địa phương trong Vùng, rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch ngành, quy hoạch hạ tầng kinh tế kỹ thuật như: giao thông (đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy, cảng…), thủy lợi, điện, nước và các quy hoạch khác như hệ thống trường học, bệnh viện, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường… phù hợp với quy hoạch chung. Quy hoạch phải xác định rõ các chương trình, các dự án then chốt, cơ chế, chính sách, các giải pháp cụ thể, thứ tự ưu tiên, giao nhiệm vụ để các ngành chức năng, các địa phương tổ chức thực hiện theo lộ trình. Cần có sai sót, hoặc những yếu tố không phù hợp với thực tiễn cần đề xuất điều chỉnh, bổ sung kịp thời.
- Đối với quy hoạch sản phẩm, được coi là quy hoạch “mềm”: cần quy hoạch sản phẩm chủ yếu theo định hướng gắn với thị trường, có cơ chế, chính sách cụ thể nhằm thu hút các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư phát triển; riêng đối với việc đầu tư các sản phẩm gắn liền với tiềm năng, nguyên liệu, địa lý, cảnh quan, môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh… phải gắn với những điều kiện cụ thể.
2. Các Bộ, cơ quan và các địa phương trong Vùng hoàn chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, các quy hoạch ngành gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2006; trong đó, một số quy hoạch cần hoàn thành sớm để các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố xây dựng các công trình, dự án trọng điểm tập trung đầu tư trong kế hoạch 5 năm (2006-2010).
3. Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư: trong các quy hoạch cần phải chú ý làm rõ những cơ chế, chính sách thu hút các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ, mở rộng thị trường phát huy lợi thế thúc đẩy kinh tế của toàn Vùng và từng địa phương phát triển. Đồng thời, phải thực hiện cơ chế phối hợp trong công tác xây dựng quy hoạch Vùng và quy hoạch địa phương và quy hoạch ngành trong Vùng.
4. Đối với quy hoạch Vùng Hà Nội: Chủ trương là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng Hà Nội đến năm 2020. Việc xác định không gian kinh tế để thành phố Hà Nội phát triển, xác định mối liên hệ giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố khác là cần thiết để phát huy lợi thế, giảm tải cho Thủ đô; đồng thời, tạo thuận lợi cho các địa phương trong Vùng cùng phát triển. Riêng về địa giới hành chính của Hà Nội, giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nghiên cứu, đề xuất.
5. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực, giúp Chính phủ phối hợp các quy hoạch, kế hoạch, đề xuất các cơ chế, chính sách, các dự án lớn liên quan đến cả Vùng. Đây là mô hình đang trong quá trình triển khai làm và rút kinh nghiệm nhằm đạt hiệu quả thiết thực.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố Vùng đồng bằng sông Hồng và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.