BỘ Y TẾ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 556/TB-BYT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2006 |
VỀ NỘI DUNG HỌP BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG ĐẠI DỊCH
CÚM Ở NGƯỜI
NGÀY 21/6/2006
Để tiếp tục triển khai các hoạt động phòng, chống đại dịch cúm ở người, ngày 21/6/2006, Bộ Y tế - Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người đã tổ chức cuộc họp thường kỳ.
I. THÀNH PHẦN ĐẠI BIỂU THAM DỰ:
1.Ông Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ởngười, chủ trì cuộc họp.
2.Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Việt Nam, Bộ Y tế.
3.Ông Phạm Hồng Phương, Cục Quân y, Bộ Quốc phòng.
4.Ông Dương Xuân Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Lữ hành, Tổng Cục Du lịch.
5.Ông Bùi Văn Tuân, Sở Y tế giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải.
6.Ông Đinh Duy Thếnh, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
7.Ông Lý Ngọc Kính, Vụ trưởng Vụ Điều trị, Bộ Y tế.
8.Ông Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế.
9.Ông Lương Ngọc Khuê, Phó Vụ trưởng Vụ Điều trị, Bộ Y tế.
10.Ông Trần Đức Long, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế.
11.Ông Nguyễn Quang Thuận, Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ Trung ương, Bộ Y tế.
12.Ông Văn Đăng Kỳ, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
13.Ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
14.Ông Phạm Lê Tuấn, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội.
15.Bà Phạm Thanh Bình, Văn phòng Bộ Y tế.
Và các chuyên viên Cục Y tế dự phòng Việt Nam, Vụ Điều trị và Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế.
Cuộc họp đã tập trung thảo luận các nội dung chính sau:
1. Tình hình dịch cúm A(H5N1) ở gia cầm, cúm ở người trên thế giới và tại Việt Nam. Một số biện pháp cần tiếp tục triển khai để khống chế dịch.
2. Công tác triển khai mua sắm thuốc, hoá chất, trang thiết bị phòng chống dịch và tập huấn sử dụng, bằng kinh phí do Chính phủ đầu tư cho các địa phương và các Bộ, ngành trong cả nước.
3. Công tác tuyên truyền phòng, chống dịch cúm A(H5N1) ở gia cầm và ở người.
4. Công tác kiểm tra giám sát việc triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
2.1 Tình hình dịch cúm A(H5N1):
2.1.1.Tình hình dịch cúm gia cầm:
Trên thế giới:
Theo Thông tin từ Tổ chức sức khoẻ động vật thế giới (OIE) ngày 21/6/2006 và các nguồn tin quốc tế khác:
Từ ngày 08/6/2006 đến ngày 21/6/2006, dịch cúm gia cầm lần đầu tiên được ghi nhận một trang tại nuôi ngỗng của Canada, là quốc gia đầu tiên của Bắc Mỹ đã ghi nhận dịch cúm gia cầm, hiện vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm để khẳng định chủng vi rút cúm A(H5N1) trên gia cầm mắc bệnh.
Tiếp tục ghi nhận các vụ dịch cúm gia cầm tại Hungary, Ukraine, trong khi 2 nước Israel và Hà Lan khẳng định qua 1 tháng không xảy ra vụ dịch mới trên gia cầm.
Các nhà chức trách tại Indonesia thông báo đã ghi nhận mèo mắc cúm A(H5N1), nhưng chưa ghi nhận trường hợp người mắc bệnh do lây nhiễm từ mèo.
Tại Việt Nam:
Theo thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 15/12/2005 đến nay (21/6/2006) đã hơn 6 tháng toàn quốc không phát sinh thêm ổ dịch cúm gia cầm mới.
2.1.2. Tình hình dịch cúm A (H5N1) trên người:
Trên thế giới:
Tại Trung Quốc: Ngày 16/6/2006, Bộ Y tế Trung Quốc đã ghi nhận trường hợp thứ 19 tại nước này mắc cúm A(H5N1). Bệnh nhân nam 31 tuổi, làm nghề lái xe tải tại tỉnh Quảng Đông, gần biên giới Hồng Kông. Khởi bệnh ngày 03/6/2006, nhập viện ngày 09/6/2006 và hiện đang trong tình trạng viêm phổi nặng. Trước khi khởi bệnh, bệnh nhân có tới một vài chợ có bán gia cầm, tuy nhiên gia cầm tại các chợ đó chưa được khẳng định có nhiễm vi rút cúm A(H5N1).
Đến nay Trung Quốc đã ghi nhận 19 trường hợp mắc cúm A(H5N1), trong đó 12 trường hợp tử vong.
Tại Indonesia: Tại Thông báo ngày 15/6 và 20/6/2006, Bộ Y tế Indonesia đã ghi nhận 02 trường hợp mắc mới cúm A(H5N1), cả hai đều tử vong.
-Trường hợp thứ nhất: Bệnh nhân nữ 7 tuổi, sống ở huyện Tangerang, tỉnh Banten. Khởi bệnh ngày 26/5/2006, nhập viện ngày 30/5/2006 và tử vong ngày 01/6/2006. Anh trai 10 tuổi của bệnh nhân tử vong do bệnh viêm phổi ngày 29/5/2006, nhưng chưa được khẳng định nguyên nhân vì không lấy được mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Tại nhà bệnh nhân và hàng xóm có gà chết trước đó vài ngày.
-Trường hợp thứ hai: Bệnh nhân nam 13 tuổi, sống ở phía nam tỉnh Jakarta. Khởi bệnh ngày 09/6/2006, nhập viện ngày 13/6/2006 và tử vong ngày 14/6/2006. Một tuần trước khi khởi bệnh, bệnh nhân cùng người nhà làm thịt gà.
Đến nay tại Indonesia đã ghi nhận 51 trường hợp mắc cúm A(H5N1), trong đó 39 trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam:
Kể từ ngày 14/11/2005 đến nay không ghi nhận trường hợp mắc mới cúm A (H5N1) ở người.
Tính từ trường hợp mắc cúm A(H5N1) đầu tiên tại Việt Nam (26/12/2003) đến nay đã ghi nhận 93 trường hợp mắc tại 32 tỉnh/thành phố, trong đó có 42 trường hợp tử vong.
ể từ tháng 12/2003 đến nay, trên thế giới đã ghi nhận 228 trường hợp mắc cúm A(H5N1), trong đó có 130 trường hợp tử vong tại 10 quốc gia: Azerbaijan (mắc 8, chết 5), Campuchia (mắc 6, chết 6), Trung Quốc (mắc 19, chết 12), Djibouti (mắc 01, chết 0), Ai Cập (mắc 14, chết 06), Indonesia (mắc 51, chết 39), Iraq (mắc 02, chết 02), Thái Lan (mắc 22, chết 14), Thổ Nhĩ Kỳ (mắc 12, chết 04), Việt Nam (mắc 93, chết 42).
2.2. Các hoạt động phòng chống dịch đã thực hiện:
-Tổ chức Hội thảo phát triển Tài liệu hướng dẫn thực hiện cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh, khống chế ổ dịch cúm và phòng ngừa đại dịch cúm ở người (ngày 20/6/2006). Xây dựng kế hoạch tập huấn cho các điạ phương trong tháng 8 - 9/2006.
-Hoàn chỉnh kế hoạch mua sắm trang thiết bị cho hệ thống cảnh báo sớm và đáp ứng nhanh tại các Viện VSDT/Pasteur và các tỉnh/thành phố thuộc Dự án WHO/FAO/UNDP.
-Phối hợp với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur khu vực triển khai các hoạt động thu thập số liệu, thử nghiệm, mẫu báo cáo giám sát đối tượng sau tiêm vắc xin phòng chống cúm gia cầm đợt I và II.
-Tiếp tục làm việc với các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới và phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn chỉnh Kế hoạch hành động phòng chống đại dịch cúm tại Việt Nam và khảo sát việc vận chuyển dự trữ toàn cầu vào Việt Nam (thuốc và phương tiện phòng chống dịch) .
-Tiếp tục kiểm tra giám sát tình hình tiếp nhận các trang thiết bị, thuốc, hoá chất phòng chống dịch đợt I cho các địa phương và chuẩn bị mua sắm đợt II.
-Trình Lãnh đạo Bộ về Dự thảo Quyết định thành lập Ban tư vấn an toàn sinh học và Quy định về an toàn sinh học cho phòng xét nghiệm cấp I, II, III.
-Tổ chức Hội nghị triển khai Dự án Phòng chống bệnh truyền nhiễm khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông, 2006 - 2009 do ADB/WHO tài trợ (ngày 21/6/2006).
-Tiếp tục hoàn chỉnh Tờ trình Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật và Dự thảo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, gửi xin ý kiến các Bộ ngành, chuyên gia đầu ngành, các Viện thuộc hệ Y tế dự phòng và Sở Y tế 64 tỉnh/thành phố. Chuẩn bị tài liệu và báo cáo trong Hội nghị giới thiệu Dự thảo Luật cho các Bộ ngành vào ngày 22/6/2006.
-Chỉ đạo các đơn vị kiểm dịch y tế biên giới giám sát chặt chẽ tại các cửa khẩu có các đối tượng nhập cảnh từ vùng có dịch SARS cũ vào Việt Nam. Trong 2 tuần từ 08/6 - 21/6/2006, tại 7 cửa khẩu lớn có 86.615 khách nhập cảnh, trong đó có 39.839 người nhập cảnh từ vùng có dịch SARS cũ. Giám sát 48.437 người từ nước có dịch cúm A (H5N1) trên người nhập cảnh vào Việt Nam, chưa phát hiện trường hợp nào nghi nhiễm cúm A.
Sau khi thống nhất ý kiến của các thành viên tham gia dự họp, PGS.TS. Trịnh Quân Huấn, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kết luận cuộc họp như sau:
1.Trên thế giới tình hình dịch cúm A(H5N1) vẫn đang diễn biến phức tạp, đặc biệt tại một số nước trong khu vực, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và chỉ đạo các tỉnh/thành phố kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép qua các tỉnh biên giới vào nước ta.
2.Đề nghị Tiểu ban Giám sát phòng chống dịch có văn bản chỉ đạo các Trung tâm kiểm dịch Y tế biên giới tăng cường giám sát tại các cửa khẩu đặc biệt các đối tượng nhập cảnh từ vùng có dịch vào Việt Nam.
3.Đề nghị Tiểu ban Tuyên truyền tiếp tục đăng tải hàng tuần trên trang Web của Bộ Y tế về thông tin tình hình dịch trong nước và quốc tế, để tuyên truyền nhân dân chủ động phòng chống dịch.
4.Đề nghị Tiểu ban Điều trị phối hợp với Tiểu ban Hậu cần tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn sử dụng các máy móc trang thiết bị cho cán bộ sử dụng tại các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, xã, chú trọng việc hướng dẫn các đơn vị sử dụng cácmáy móc, trang thiết bị loại mới chưa sử dụng.
5.Đề nghị Tiểu ban Hậu cần triển khai thực hiện kế hoạch mua sắm trang thiết bị, thuốc, hoá chất phòng chống dịch đợt II, đảm bảo đấu thầu rộng rãi, đúng thủ tục.
6.Rút kinh nghiệm sau cơn bão Chan Chu, đề nghị Tiểu ban Hậu cần nghiên cứu để mua và dự trữ túi ni lông đựng xác chết phòng ngừa đại dịch cúm ở người xảy ra.
7.Đề nghị Tiểu ban Giám sát phòng chống dịch tổng hợp báo cáo kết quả các cuộc diễn tập phòng chống đại dịch cúm ở người tại các địa phương và rút kinh nghiệm cho tất cả các tỉnh/thành phố (trong tháng 7/2006).
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống đại dịch cúm ở người sẽ giao ban định kỳ 1 tháng/ 1 lần vào 16h00 thứ tư tuần đầu tháng, công tác giám sát sẽ tiếp tục thực hiện thường xuyên và thông báo định kỳ 2 tuần/1 lần cho các thành viên Ban chỉ đạo về tình hình dịch cúm A(H5N1) và triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
|
KT. TRƯỞNG BAN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.