BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 550/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2007 |
Ngày 30/10/2007 tại Văn phòng Bộ GTVT, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức đã chủ trì cuộc họp thẩm duyệt Dự án đầu tư Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 55 nối dài, tỉnh Bình Thuận.
Tham gia cuộc họp có lãnh đạo và chuyên viên của Vụ Kế hoạch Đầu tư, Vụ Tài chính, Vụ Khoa học công nghệ, Cục Giám định & QLCLCTGT, Cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc sở GTVT Bình Thuận (Chủ đầu tư), Công ty CP TVXD 533.
Sau khi nghe Công ty CP TVXD 533 báo cáo nội dung dự án, ý kiến của các đại biểu dự họp, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức kết luận như sau:
1. Quốc lộ 55 qua tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận và Lâm Đồng là tuyến giao thông quan trọng liên kết giữa vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên (trục Đông Tây). Trong những năm vừa qua do yêu cầu bức thiết nâng cấp cải tạo Quốc lộ 55 nên tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã ứng vốn thi công xong đoạn tuyến từ Vũng Tàu đi Bình Thuận. Trong đó những đoạn qua Vũng Tàu đã được xây dựng nhiều làn xe có dải phân cách giữa. Do điều kiện kinh phí nên Bộ GTVT chưa bố trí được vốn ngân sách cho dự án Quốc lộ 55 qua tỉnh Bình Thuận.
Như vậy việc đầu tư nâng cấp cải tạo Quốc lộ 55 kéo dài là rất cần thiết, khi tuyến đường được xây dựng sẽ rút ngắn cự ly vận chuyển từ Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Thuận lên Tây Nguyên, kết nối được các Quốc lộ các thị trấn, thị tứ trong khu vực và tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho các vùng, đặc biệt là Bình Thuận nơi có nhiều tiềm năng nhưng chưa được phát huy. Đầu tư xây dựng tuyến đường có ý nghĩa quan trọng cho việc phục vụ an ninh quốc phòng và cải thiện đời sống cho cộng đồng dân tộc phía Tây Quốc lộ 1A nằm trong vùng giáp ranh Tây Nguyên, trong đó qua các vùng dân tộc C’Ho, Chăm… Vì vậy Bộ GTVT thống nhất đầu tư cải tạo Quốc lộ 55 kéo dài.
2. Về qui mô và tiêu chuẩn kỹ thuật của dự án:
- Điểm đầu tại Km96+300, điểm cuối tại Km205+140. Tuyến cơ bản bám theo tuyến cũ, trong đó có một số đoạn Quốc lộ 55 trùng với các Tỉnh Lộ và đường Quốc phòng, có nắn chỉnh một số vị trí để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật.
- Từ Km96+300-Km159+500 qui mô đường cấp IV đồng bằng, Bnền=9m, Bmặt=6m, lề gia cố 2x0,5m.
- Từ Km159+500-Km205+104 qui mô là đường cấp IV miền núi có Bnền=7,5m; Bmặt=5,5m, lề gia cố 2x0,5m (Những đoạn có Bnền=9m thì giữ nguyên qui mô). Những đoạn khó khăn thì thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.
Riêng đối với những đoạn qua thị trấn: Bnền=21m, Bmặt=15m, Bvh=2x3m, những đoạn qua thị tứ thì Bnền=12m, Bmặt=11m.
3. Tổ chức thực hiện:
- Giao chủ đầu tư chỉ đạo tư vấn khẩn trương hoàn chỉnh dự án, Vụ KHĐT thẩm định để Bộ sẽ phê duyệt trong tháng 10/2007.
- Sở GTVT tỉnh Bình Thuận tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn thiết kế, tổ chức thẩm định và phê duyệt TKKT theo qui định hiện hành.
- Dự kiến khởi công: Quí II năm 2008.
Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ thông báo đến các cơ quan và đơn vị liên quan để triển khai thực hiện.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.