VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 54/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2007 |
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN SINH HÙNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI BẢO HIỂM TIỀN GỬI VIỆT NAM
Ngày 19 tháng 3 năm 2007, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi làm việc với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Cùng dự làm việc với Phó Thủ tướng có đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của Tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và ý kiến của đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã kết luận như sau:
1. Thời gian qua, cùng với quá trình đổi mới hoạt động của các ngành tài chính và ngân hàng nói chung, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã có sự phát triển và bước đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Sau 7 năm hoạt động, với sự cố gắng và chủ động của tập thể Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ hệ thống Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc triển khai nhiệm vụ, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã hình thành được một mạng lưới các chi nhánh, mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển các nghiệp vụ, nâng cao một bước về năng lực tài chính, hiệu quả quản trị và điều hành, góp phần tích cực nâng cao niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính - ngân hàng, đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh và tăng khả năng huy động nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế đất nước. Đặc biệt, trong năm 2006, đã tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 89/1999/NĐ-CP và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi, bước đầu thực hiện tốt việc chi trả tiền gửi cho người gửi tiền theo quy định; đồng thời, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan chuẩn bị tích cực cho việc xây dựng Chiến lược Phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và Luật Bảo hiểm tiền gửi.
2. Chủ trương xây dựng và phát triển Bảo hiểm tiền gửi là đúng đắn; tuy nhiên, so với quá trình đổi mới của cả nền kinh tế thì sự phát triển của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thời gian qua còn chậm và hạn chế, nhất là trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang chuyển mạnh sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; thị trường tài chính, tiền tệ cũng đang có sự phát triển mạnh, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Vì vậy, một yêu cầu đặt ra, được Chính phủ đặc biệt quan tâm là làm thế nào để thúc đẩy phát triển thị trường tài chính, tiền tệ Việt Nam theo hướng nhanh, an toàn và bền vững, bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của những người gửi tiền và của các nhà đầu tư, để tăng khả năng huy động vốn đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để góp phần thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, thời gian tới Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cần phát huy những kết quả đã đạt được và phải có sự đổi mới nhanh hơn và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động.
Cơ bản nhất trí với những đánh giá và phương hướng, nhiệm vụ nêu trong báo cáo của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Để tạo điều kiện cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nâng cao năng lực hoạt động và phát triển nhanh cả về quy mô và sản phẩm bảo hiểm, yêu cầu các Bộ, ngành và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trước mắt cần tập trung triển khai thực hiện tốt một số công việc sau đây:
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tích cực, chủ động xây dựng Chiến lược Phát triển Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tham gia xây dựng Dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật khác để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành nhằm đưa hoạt động bảo hiểm tiền gửi phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời, phối hợp với các cơ quan liên quan, nghiên cứu xây dựng đề án áp dụng mức phí trên cơ sở rủi ro, đề án tiếp nhận và xử lý các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi yếu kém phải đóng cửa để trình Thủ tướng Chính phủ vào Quý 4 năm 2007.
2. Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ:
a) Trong tháng 4 năm 2007, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển gửi Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn đến 2020.
Trong Chiến lược cần xác định rõ địa vị pháp lý, mục tiêu hoạt động, phạm vi, đối tượng bảo hiểm gửi và vị trí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong hệ thống tài chính quốc gia; các biện pháp để hoàn thiện mô hình tổ chức, tăng cường năng lực tài chính, bảo đảm tính minh bạch hệ thống, cũng như các giải pháp phát triển đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản lý và hiện đại hoá hoạt động bảo hiểm tiền gửi phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
b) Thành lập ngay Ban soạn thảo có sự tham gia của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và khẩn trương xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi trình Quốc hội theo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X và Nghị quyết của Quốc hội khoá XI về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 ban hành kèm theo Nghị quyết số 25/2006/NQ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ. Bộ Tư pháp bổ sung Dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi vào chương trình xây dựng Luật và Pháp lệnh trình Quốc hội quyết định cùng với Dự án Luật Giám sát an toàn hoạt động ngân hàng.
c) Trong Quý 3 năm 2007, trình Thủ trưởng cơ chế cấp hạn mức tín dụng dự phòng, vay trong nước, quốc tế và cơ chế phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ bảo lãnh cho Bảo hiểm tiền gửi Việt nam trong trường hợp cần nguồn vốn lớn để chủ động giải quyết việc tái cấu trúc hoặc xử lý đổ vỡ ngân hàng.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tính toán, xác định cụ thể mức vốn điều lệ cần cấp bổ sung để trong Quý 2 năm 2007 trình Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hình thành và việc cấp bổ sung vốn điều lệ cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phù hợp với nhiệm vụ và quy định tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP về bảo hiểm tiền gửi và thực tiễn quy mô phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay.
III. Đồng ý việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia vào các hoạt động của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia (khi được thành lập). Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính bổ sung Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam làm thành viên của Hội đồng và của Uỷ ban khi có quyết định củng cố về tổ chức của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia và thành lập Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia. Trước mặt, mời đại diện Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham dự các cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia với tư cách quan sát viên.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan và đơn vị liên quan biết, phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.