BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 400/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2008 |
NỘI DUNG CUỘC HỌP TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC HÀ NỘI - HẢI PHÒNG
Ngày 11/08/2008, tại văn phòng Bộ GTVT, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã chủ trì cuộc họp về tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tham dự cuộc họp về phía Bộ GTVT có Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức, Thứ trưởng Trần Doãn Thọ, cùng lãnh đạo và chuyên viên: Vụ Kế hoạch đầu tư, Vụ Khoa học Công nghệ, Vụ Tài chính Kế toán, Cục QLXD và CL CTGT, Cục Đường bộ Việt Nam. Đại diện Nhà đầu tư có ông Nguyễn Quang Dũng - Tổng giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) cùng lãnh đạo và chuyên viên Tổng Công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) - Doanh nghiệp dự án.
Sau khi nghe Cục Đường bộ Việt Nam, Nhà đầu tư VDB và Doanh nghiệp dự án - VIDIFI báo cáo các vấn đề liên quan tới Hợp đồng BOT và ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự cuộc họp, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã kết luận như sau:
1. Thời gian qua, đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Nhà đầu tư và Doanh nghiệp dự án đã có nhiều cố gắng, hợp tác triển khai được khối lượng lớn công việc. Nhưng do dự án có quy mô lớn, phức tạp, lần đầu tiên triển khai thực hiện nên kinh nghiệm đàm phán hợp đồng của các bên còn có hạn chế nhất định. Ngoài ra, các văn bản pháp quy hướng dẫn vẫn chưa đầy đủ để giải quyết toàn bộ các vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai dự án. Bộ GTVT đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề còn tồn tại và liên quan tới cơ chế thực hiện dự án. Để đảm bảo tiến độ dự án, trên cơ sở những văn bản hướng dẫn đã có, các bên cần vận dụng hài hòa để giải quyết các vấn đề của dự án.
2. Giao Cục ĐBVN chủ trì, phối hợp với sự tham gia của các thành viên Nhóm công tác liên ngành, các đơn vị tham mưu của Bộ GTVT tiếp tục đàm phán với Nhà đầu tư, VIDIFI về các nội dung còn chưa thống nhất. Nhà đầu tư, VIDIFI cần bổ sung các thành viên có thẩm quyền, có thể quyết định cùng tham gia đàm phán, thương thảo hợp đồng. Nếu trong quá trình thương thảo có vấn đề vướng mắc cần báo cáo Bộ GTVT có ý kiến kịp thời xử lý. Tiến độ thực hiện đàm phán hợp đồng bắt đầu từ ngày 15/9/2008 để có thể ký hợp đồng trong tháng 9/2008.
3. Chủ thể ký hợp đồng: Bộ GTVT ủy quyền Cục ĐBVN là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng BOT với Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư là Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chủ trì và các doanh nghiệp khác (nếu có).
4. Cho phép sử dụng giá trị tạm tính của tổng mức đầu tư là 24.566 tỷ đồng, sau này sẽ được điều chỉnh vào thời điểm thích hợp; thời hạn Hợp đồng BOT tạm xác định là 35 năm. Nhà đầu tư cung cấp kịp bản lãi suất, tiến độ dự kiến thực hiện để có cơ sở xác định phương án tài chính.
5. Các vấn đề khác thống nhất theo đề nghị của Nhà đầu tư, Cục ĐBVN cụ thể:
- Giám sát dự án: Bộ GTVT thực hiện trách nhiệm quản lý NN với dự án.
- Các vấn đề về kỹ thuật (cầu vượt và nút giao, bề rộng mặt cắt ngang): giao Vụ KHCN và Cục QLXD & CL CTGT rà soát và có ý kiến.
- Sử dụng đường giao thông địa phương: giao Cục QLXD & CL CTGT và Cục ĐBVN xử lý theo phương án Nhà đầu tư ký cam kết với địa phương, sau khi xây dựng xong dự án sẽ hoàn trả nguyên trạng.
- Trạm thu phí: Vụ Tài chính có văn bản chuyển giao cho Nhà đầu tư và Cục ĐBVN xây dựng phương án chuyển giao.
Thừa lệnh Lãnh đạo Bộ GTVT, Văn phòng Bộ GTVT xin thông báo tới các thành phần tham dự họp để cùng phối hợp thực hiện.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.