BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 377/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 08 năm 2008 |
Ngày 21 tháng 8 năm 2008, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã chủ trì cuộc họp về công tác thanh tra của Thanh tra giao thông vận tải. Dự họp có Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng; Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra Thanh tra Bộ; đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính, Vụ Vận tải, Văn phòng Bộ; Lãnh đạo và Chánh Thanh tra các Cục Đường bộ, Đường thủy nội địa, Đường sắt, Hàng hải và Hàng không Việt Nam; Chánh Thanh tra các Sở GTVT: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Phú Thọ.
Sau khi nghe Chánh Thanh tra Bộ báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải (Trung ương và địa phương), ý kiến của các Cục, Thanh tra các Sở GTVT, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng kết luận như sau:
1. Về tổ chức, hoạt động thanh tra
- Trong khi thể chế pháp luật về thanh tra còn vướng mắc, cơ sở vật chất chưa đầy đủ, song Thanh tra giao thông vận tải các cấp đã có nhiều cố gắng, đã thực hiện được nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý nhiều vi phạm, chấn chỉnh công tác quản lý trong các lĩnh vực giao thông vận tải; Thanh tra giao thông ở nhiều Sở GTVT, đặc biệt ở địa phương lớn hoạt động có hiệu quả góp phần quan trọng bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, kết quả thanh tra chưa đồng đều, giữa các chuyên ngành, giữa Trung ương và địa phương. Để khẳng định vai trò, chức năng nhiệm vụ của Thanh tra GTVT, là công cụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Cục trưởng các Cục quản lý nhà nước chuyên ngành, Giám đốc các Sở GTVT có trách nhiệm chỉ đạo Lực lượng thanh tra thuộc phạm vi quản lý của mình thực hiện đầy đủ chức năng thanh tra kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian tới, Lực lượng thanh tra giao thông vận tải cần tập trung thanh tra thực hiện pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông.
- Thanh tra Bộ:
+ Chủ trì phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu, trình Bộ trưởng phương án tổ chức lại Thanh tra Cục Đường bộ Việt Nam khi Cục Đường bộ Việt Nam chuyển đổi sang Tổng Cục Đường bộ, bảo đảm hoạt động thanh tra có hiệu lực, hiệu quả.
+ Tiếp thu những ý kiến của Thanh tra các Cục, các địa phương để trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế, chính sách.
+ Tăng cường hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; triển khai, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra theo quyết định của Bộ GTVT.
2. Bộ trưởng phân công:
- Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức giúp Bộ trưởng chỉ đạo công tác thanh tra hành chính.
- Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng giúp Bộ trưởng chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải.
3. Chánh Văn phòng Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia trình Bộ trưởng, Chủ tịch UBATGT Quốc gia quyết định bổ sung Chánh Thanh tra Bộ vào làm Ủy viên Ban Thường trực Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia.
4. Về tổ chức, biên chế Thanh tra Bộ
- Thanh tra Bộ khẩn trương triển khai Phòng Thanh tra III để thực hiện nhiệm vụ tham mưu, thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành và công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, xong trong tháng 9/2008.
- Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với Thanh tra Bộ để triển khai Phòng Thanh tra III và công tác bổ nhiệm cán bộ cấp phòng; xem xét, trình Bộ trưởng quyết định giao bổ sung đủ 05 định biên năm 2008 cho Thanh tra Bộ theo Thông báo số 162/TB-BGTVT ngày 28/4/2008 của Bộ Giao thông vận tải.
5. Thanh tra Bộ, các Vụ, Cục và các cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện kết luận của Bộ trưởng tại Thông báo số 162/TB-BGTVT ngày 28/4/2008 của Bộ Giao thông vận tải; Kết luận số 4520/BGTVT-TTr ngày 13/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ thông báo để các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.