BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 350/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2008 |
Ngày 24 tháng 7 năm 2008 tại Bộ GTVT, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã chủ trì cuộc họp về việc thực hiện quy định liên quan đến công tác đào tạo lái xe và cắm biển báo hạn chế tải trọng xe qua cầu. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo và chuyên viên các Vụ: Khoa học Công nghệ, Tổ chức cán bộ, Vận tải, Thanh tra, Văn phòng Bộ, Cục Đăng kiểm, Cục ĐBVN. Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã kết luận như sau:
Công tác cắm biển báo hạn chế tải trọng xe qua cầu:
1. Vấn đề bất cập trong báo hiệu tải trọng giới hạn cho phép qua cầu đối với các loại xe đang gây nhận thức chưa đúng trong các đơn vị quản lý, lái xe và cảnh sát giao thông dẫn đến công tác thực thi chưa đạt hiệu quả, gây dư luận không tốt khi xử phạt. Vì vậy, Bộ GTVT giao Vụ KHCN phối hợp chặt chẽ với Cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu bổ sung phù hợp, hoàn thiện Điều lệ báo hiệu đường bộ trình Lãnh đạo Bộ ban hành dưới dạng Quy chuẩn kỹ thuật theo Luật TC&QCKT.
2. Đồng ý với đề xuất của Cục Đường bộ về việc tiến hành nghiên cứu toàn diện về vấn đề vận tải nặng để đánh giá thực trạng, nhu cầu và có định hướng chính sách, quy hoạch hợp lý trong xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ.
3. Trước mắt, xem xét đánh giá lại khả năng chịu tải của các cầu Đồng Nai và Tân Thuận để cắm biển báo khai thác phù hợp với các loại xe.
Đào tạo cấp bằng lái xe:
1. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Đường bộ Việt Nam cần nắm bắt tình hình các khu vực để ổn định và thực hiện nghiêm túc các Quyết định: Số 54/2007/QĐ-BGTVT ban hành Quy chế quản lý sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ, Quyết định số 55/2007/QĐ-BGTVT ban hành Quy chế quản lý đào tạo lái xe cơ giới đường bộ, Quyết định số 56/2007/QĐ-BGTVT ban hành Chương trình đào tạo lái xe cơ giới đường bộ. Một số vấn đề quản lý trong các văn bản này đã được thắt chặt lại nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch lái xe dẫn đến một số kiến nghị từ một số địa phương có nhu cầu đào tạo cao, tuy nhiên cần xem xét cụ thể, không nóng vội, không buông lỏng công tác quản lý trong lĩnh vực này; thận trọng xem xét để bảo đảm tính thực tiễn và xã hội trong thực hiện các quy định.
2. Giao Cục Đường bộ Việt Nam:
- Chủ trì, phối hợp Vụ Tổ chức cán bộ lập kế hoạch và tổ chức khảo sát việc thực hiện các Quyết định 54,55, 56/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; nghiên cứu nếu cần thiết chỉnh sửa các Quyết định trên phù hợp với thực tế bảo đảm quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.
- Nghiên cứu phương pháp tính toán lưu lượng đào tạo lái xe hợp lý, thực hiện thống nhất trong toàn quốc; nghiên cứu Chương trình đào tạo để không những nâng cao chất lượng đào tạo người lái xe mà còn phát huy hiệu quả, năng lực của các cơ sở đào tạo lái xe hiện có; chú trọng các yếu tố xã hội và lộ trình thực hiện các quy định mới trong văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành trong lĩnh vực đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe.
- Trên cơ sở khảo sát, điều chỉnh, biên soạn giáo trình giảng dạy theo hướng ngắn gọn, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng đào tạo các hạng lái xe; đào tạo, hướng dẫn việc sử dụng sát hạch viên để bảo đảm cho các địa phương có đủ năng lực thực hiện công tác này.
3. Giao Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam trao đổi với các cơ quan chức năng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho phép một số cơ sở đào tạo thuộc Bộ lập các khoa sư phạm để đào tạo giáo viên dạy thực hành lái xe ô tô. Theo đó nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy thực hành lái xe gồm: chương trình đào tạo cấp chứng chỉ sư phạm dạy nghề, chương trình tập huấn giáo viên dạy thực hành lái xe, tiến tới đào tạo, bồi dưỡng giáo viên một cách chính quy phục vụ cho các cơ sở đào tạo lái xe trên toàn quốc.
4. Giao Vụ Tài chính phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính, xây dựng cơ chế về học phí đào tạo lái xe để các cơ sở đào tạo có điều kiện tăng cường cơ sở vật chất để tăng năng lực đào tạo, khuyến khích mở các cơ sở đào tạo mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân; xác định nguồn kinh phí để thực hiện đề án đổi mới quản lý giấy phép lái xe do Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện.
5. Trong phạm vi quyền hạn, các đơn vị tham mưu chủ động thực hiện việc thông tin, tuyên truyền, giải thích trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe để công chúng hiểu, đồng thuận và ủng hộ chủ trương của Bộ là không ngừng quản lý chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần vào công tác bảo đảm an toàn giao thông theo tinh thần Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.