BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2008 |
Ngày 22 tháng 01 năm 2008, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã chủ trì cuộc họp giao ban kiểm điểm công tác an toàn giao thông tháng 11, 12/2007 và triển khai các nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông của các cục, vụ và đơn vị có liên quan. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo và chuyên viên: các Cục trực thuộc Bộ, Vụ Vận tải, Thanh tra Bộ, Văn phòng thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban Quản lý dự án An toàn giao thông, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam, Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải.
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp của Vụ Vận tải về tình hình tai nạn giao thông và tiến độ thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông tháng 11, 12/2007, các báo cáo và kiến nghị của đại diện các đơn vị dự họp. Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã kết luận như sau:
Sau hơn 05 tháng triển khai Nghị quyết 32/2007/NQ-CP, chúng ta đã bước đầu kiềm chế và giảm TNGT (5 tháng sau Nghị quyết 32 (8-12/2007) xảy ra 5641 vụ, làm chết 5041 người, bị thương 3797 người. So sánh với 5 tháng trước NQ 32(3-7/2007) thì giảm 220 vụ, giảm 237 người chết, giảm 659 người bị thương và nếu so sánh 6 tháng cuối năm so với 6 tháng đầu năm 2007, TNGT giảm được 814 vụ, giảm 811 người chết, giảm 1185 người bị thương. Các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng và nghiêm trọng đã giảm hẳn: một số giải pháp tại Nghị quyết 32/2007/NQ-CP trong thời gian qua đã được triển khai thực hiện tốt như: tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT, đội mũ bảo hiểm, xử lý “điểm đen”, bổ sung các công trình phòng ngừa TNGT tại các vị trí đèo dốc…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số lĩnh vực đã tập trung xử lý mà chưa khắc phục được như: số vụ lấn chiếm hành lang ATGT xảy ra ngày càng nhiều, các “điểm đen” và vị trí tiềm ẩn nguy hiểm gây mất ATGT liên tục gia tăng…; Vì vậy, trong thời gian tới, yêu cầu các Cục, Vụ, các cơ quan có liên quan phải tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo mạnh mẽ việc thực hiện các kế hoạch và giải pháp đã đề ra nhằm thực hiện được mục tiêu kiềm chế TNGT, cụ thể:
1. Triển khai đề án đã được phê duyệt và chuẩn bị các đề án khác:
a) Triển khai Kế hoạch lập lại trật tự hành lang ATGT đường bộ, đường sắt:
- Vụ Vận tải đôn đốc các cơ quan, đơn vị có liên quan sớm có ý kiến góp ý để tổng hợp trình Bộ trưởng văn bản phân công nhiệm vụ thực hiện Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
- Về kinh phí thực hiện giai đoạn 1: Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam lập ngay tự toán kinh phí gửi Vụ Tài chính để tập hợp trình Bộ có văn bản gửi Bộ Tài chính phê duyệt.
- Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam lập kế hoạch triển khai hành động cụ thể trong ngành mình phụ trách, trong đó cần phối hợp chặt chẽ với ngành Công an, chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, chọn ngày phối hợp mở chiến dịch đồng loạt ra quân lặp lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt. Báo cáo Bộ bằng văn bản, kèm theo kế hoạch trước ngày 05 tháng 2 năm 2008.
b) Về dự thảo Đề án tăng cường bảo đảm TTATGT đến năm 2010
Vụ Vận tải chỉnh lý lần cuối dự thảo đề án và quyết định phê duyệt mà Viện Chiến lược và phát triển GTVT đã trình Bộ (kèm theo công văn số 17/VCL-ATGT ngày 21/01/2008) và chuẩn bị văn bản để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c) Về dự thảo Chiến lược bảo đảm trật tự ATGT
Viện Chiến lược và phát triển GTVT tập trung xây dựng dự thảo chiến lược bảo đảm chất lượng và tiến độ được giao, trình Bộ trong tháng 4 năm 2008.
d) Cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu xây dựng dự án lắp đặt đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng ban đêm tại các vị trí giao cắt giữa các đường địa phương với Quốc lộ (đang khai thác mà cần thiết phải lắp đặt đèn tín hiệu), trình Bộ xem xét trong Quý II năm 2008.
đ) Cục Hàng hải Việt Nam nghiên cứu báo cáo Bộ mô hình quản lý các tuyến vận tải khách bằng đường biển nội địa và Quốc tế đang phát triển, đặc biệt là các quy định về bảo đảm ATGT cho tàu, thuyền Quốc tế và nội địa cập cảng, bến thủy. Hoàn thành trình Bộ trong tháng 4 năm 2008.
e) Ban Quản lý các dự án ATGT cần phối hợp chặt chẽ với Cục Đường bộ Việt Nam. Cục Đường sắt Việt Nam trong việc triển khai các dự án ATGT liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý “điểm đen”, đường ngang nguy hiểm… để bảo đảm sử dụng nguồn vốn được kịp thời, hiệu quả, tránh chồng chéo.
2. Một số nhiệm vụ bảo đảm ATGT tết Mậu Tý.
- Các Cục chuyên ngành cần thành lập các ban chỉ đạo bảo đảm ATGT tết, thường xuyên túc trực để xử lý vấn đề ATGT phát sinh.
- Cục Đường bộ Việt Nam có kế hoạch cụ thể để tổ chức các đoàn kiểm tra, chốt chặn tại các vị trí xung yếu trên các tuyến vận tải đường bộ để bảo đảm TTATGT.
- Cục Đường sông Việt Nam: Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đò ngang, bến khách ngang sông, đôn đốc địa phương trang bị đủ lượng áo phao, đặc biệt là phao cứu sinh cho các đò ngang tại các bến khách trọng điểm.
- Cục Hàng không Việt Nam tập trung cho việc bảo đảm TTATGT, giải quyết tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến, duy trì sự văn minh, lịch sự hàng không trong dịp tết.
Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ Giao thông vận tải xin thông báo tới các cơ quan, đơn vị có liên quan biết để triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.