BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 294/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 02 tháng 07 năm 2008 |
Ngày 9/6/2008, tại văn phòng Bộ Giao thông vận tải phía Nam, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo dự án Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bằng sông Cửu Long (Dự án WB5) vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB). Tham gia cuộc họp có Đoàn giám sát dự án của Ngân hàng Thế giới (WB) do Ông Simon Ellis làm trưởng đoàn cùng đại diện của quỹ AusAID, Ông Mark Palu: đại diện UBND, Sở GTVT và Ban QLDA của 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị tham mưu của Bộ GTVT: Vụ Kế hoạch Đầu tư, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Ban Quản lý dự án 1 và Ban Quản lý các dự án đường thủy.
Sau khi nghe ý kiến của Đoàn giám sát Ngân hàng Thế giới, đại diện UBND và các sở GTVT các tỉnh, báo cáo của Ban QLDA1, Ban Quản lý dự án đường thủy, Thứ trưởng đã kết luận như sau:
1. Để tiết kiệm kinh phí xây dựng, Ban Quản lý dự án 1 làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam xem xét phương án sử dụng cọc cát thay sàn giảm tải trên các cầu thuộc QL53 và QL54 (riêng với cầu Ba Si thuộc QL54, Đoàn giám sát của WB có ý kiến giữ lại sàn giảm tải);
2. Về phương án xây dựng bến phà Láng Sắt, giao Cục Đường bộ Việt Nam cung cấp số liệu và các tài liệu liên quan đến loại phà sẽ sử dụng và kiểu bến phà potoons tương ứng để Ban Quản lý dự án 1 có cơ sở chỉ đạo Tư vấn thực hiện (tham khảo kết cấu bến phà Cái Tư cũ);
3. Đối với tĩnh không thông thuyền cầu Cần Chông (thuộc QL54), giao Ban Quản lý dự án 1 chỉ đạo tư vấn dùng tĩnh không thông thuyền của cầu Rạch Lợp để thiết kế;
4. Đối với QL91 thực hiện theo quy mô, tiêu chuẩn của Dự án. Do yêu cầu cấp bách về tiến độ giải phóng mặt bằng của Tp Cần Thơ, Cục Đường bộ Việt Nam xem xét phương án tuyển chọn đơn vị tư vấn trong nước thực hiện công tác lập bình đồ, hướng tuyến và cắm cọc GPMB, mốc lộ giới cho đoạn thuộc Tp Cần Thơ để có thể triển khai công tác GPMB QL91 đầu tháng 12/2008. Đề nghị Thành phố Cần Thơ giới thiệu các đơn vị trong địa bàn có khả năng để thực hiện công việc trên để Cục Đường bộ Việt Nam nhanh chóng hoàn tất các thủ tục tuyển chọn;
5. Giao Cục Đường bộ Việt Nam và Ban Quản lý dự án 1 chỉ đạo Tư vấn BCEOM trình nộp Hồ sơ TKKT và HSMT giai đoạn I để Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt trong tháng 7/2008.
1. Về TKKT của 13 cầu trên tuyến hành lang đường thủy chính, giao Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Ban Đường thủy làm việc với UBND các tỉnh để có phương án thống nhất về vị trí, phương án kỹ thuật, để Tư vấn BCEOM nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ TKKT trong tháng 6/2008;
2. Đối với cầu Phong Mỹ và cầu Cây Me, giao Cục Đường thủy nội địa và Ban Đường thủy chỉ đạo Tư vấn BCEOM xem xét phương án phù hợp để nâng các nhịp cầu, thay thế phương án làm mới nhằm đảm bảo tĩnh không thông thuyền;
3. Ban QLCDA đường thủy có trách nhiệm gửi danh mục và lý trình của tuyến dự án cho các địa phương mà dự án đi qua để các địa phương này xác định mức độ ảnh hưởng do công tác nạo vét, mở rộng dòng chảy của dự án gây ảnh hưởng đến các tuyến đường dân sinh, cơ sở hạ tầng của nhà dân dọc sông. Giao ban QLCDA đường thủy tập hợp đề xuất của các tỉnh chuyển về Bộ để đề nghị WB thống nhất đầu tư;
4. Đối với tuyến đường thủy đi qua địa phận thị xã Bạc Liêu, đề nghị Ban Đường thủy thực hiện phương án GPMB tương tự với Quốc lộ 91 để tỉnh có cơ sở sớm triển khai công tác GPMB.
5. Về Âu tàu Rạch Tranh, Lãnh đạo Bộ sẽ làm việc với Bộ NN&PTNT và các địa phương (Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp) để thống nhất chủ trương đầu tư;
6. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam chỉ đạo Ban QLCDA đường thủy làm việc với WB về việc chuyển 2 triệu USD đầu tư cho kênh Chợ Gạo sang đầu tư cho hành lang số 2 do kênh Chợ Gạo đã được đầu tư gấp trong một dự án riêng.
1. Về kết cấu nền, mặt đường các tuyến tỉnh lộ 844 (tỉnh Bến Tre), tỉnh lộ 940 (tỉnh Sóc Trăng) và tuyến Cái Nước – Cái Đôi Vàm (tỉnh Cà Mau), thống nhất kết cấu các tuyến như sau:
- Chiều rộng mặt đường Bm = 5,5m; Bn = 6,5m
- Dùng kết cấu đá dăm tiêu chuẩn cho các lớp móng đường
2. Chủ đầu tư các tỉnh cùng Tư vấn BCEOM xem xét phương án phù hợp như cọc cát, bấc thấm để thay thế sàn giảm tải của các cầu trên tuyến.
3. Đối với bến phà Chàng Gié thuộc tỉnh lộ 940 (tỉnh Sóc Trăng), theo đề nghị của Đoàn giám sát WB, chỉ cần cải tạo bến phà hiện nay đến khi có nguồn vốn sẽ triển khai xây dựng cầu mới;
1. Nguồn vốn cho công tác GPMB: Đề nghị các tỉnh phân tích và có báo cáo về nhu cầu vốn dành cho Dự án (năm 2009), bao gồm vốn đối ứng và vốn vay, gửi Ban Đường thủy để tập hợp và gửi Bộ để Bộ có cơ sở báo cáo Bộ Tài chính, Bộ KHĐT có kế hoạch phân bổ vốn;
2. Về phương án GPMB của các gói thầu, đề nghị thực hiện theo bản kế hoạch GPMB của Dự án (RAP) đã được duyệt, chủ đầu tư các hợp phần đường thủy và tỉnh lộ cần nhanh chóng tiến hành tuyển chọn đơn vị có khả năng để triển khai công tác cắm mốc trên tuyến;
3. Về lịch tập huấn công tác quản lý dự án, Ngân hàng Thế giới sẽ tổ chức tập huấn cho các tỉnh tại Sở GTVT Long An trước 25/7/2008. Ban Đường thủy và Sở GTVT Long An sẽ chủ trì buổi tập huấn.
Dự kiến cuộc họp Ban chỉ đạo tới vào tháng 12/2008 tại Tiền Giang.
Trên đây là nội dung đã được thống nhất trong cuộc họp, Văn phòng Bộ xin thông báo để các cơ quan, đơn vị biết và triển khai thực hiện.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.