VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 268/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2008 |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG THƯỜNG TRỰC NGUYỄN SINH HÙNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỀ TÌNH HÌNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP ĐỂ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 (KHÓA X) VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN
Ngày 16 tháng 9 năm 2008 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã làm việc với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các nhà khoa học về tình hình và định hướng công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp để thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tham dự có lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ và Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ý kiến của các nhà khoa học và các Bộ, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến như sau:
1. Về đánh giá tình hình
Trong những năm qua, khoa học công nghệ nông nghiệp (bao gồm trong ngành và ngoài ngành nông nghiệp) đã đạt kết quả khá; nhiều công trình khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật đã gắn với mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn, cải thiện nâng cao đời sống nông dân, nâng cao tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm thủy sản, góp phần tạo thành tựu khá toàn diện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng khoa học công nghệ và yêu cầu tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp, nông thôn; khoa học công nghệ chưa tạo được sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính sách chưa tạo động lực thúc đẩy sáng tạo, chủ động nghiên cứu của các nhà khoa học.
2. Nhiệm vụ trong thời gian tới
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước gắn liền với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa là địa bàn, là cơ sở vừa là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó có nhiệm vụ rất quan trọng của các nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
- Để nhanh chóng đạt được mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, xây dựng nông thôn mới và không ngừng nâng đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn như mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm huy động và phát huy nguồn lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp (trong ngành và ngoài ngành nông nghiệp) tham gia xây dựng đề án và triển khai 3 chủ trương giải pháp có tính đột phá là: khoa học và công nghệ (nhất là công tác giống, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ), đào tạo nguồn nhân lực nâng cao dân trí dân cư nông thôn (trước hết là đào tạo mỗi năm khoảng 1 triệu lao động) và xây dựng cơ sở hạ tầng (nhất là thủy lợi).
- Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài ngành, các địa phương sớm xây dựng chiến lược nghiên cứu khoa học công nghệ nông nghiệp, nông thôn. Trước mắt, tập trung xây dựng các đề án để xử lý các vấn đề trọng tâm, cấp bách như: giống cây nông nghiệp, giống cây lâm nghiệp, giống chăn nuôi và giống thủy sản (trong đó xác định lựa chọn cụ thể giống bản địa cần tuyển chọn, lai tạo, loại giống, công nghệ phù hợp cần nhập khẩu); chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật (bao gồm cả việc chuyển giao ngay kết quả các đề tài, sản phẩm khoa học đã được công bố và nghiệm thu nhưng chưa đưa vào sản xuất, ứng dụng); cơ giới hóa nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch; những vấn đề cấp bách, bức xúc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
- Tập trung đầu tư cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm, cơ sở chuyển giao khoa học công nghệ nông nghiệp bảo đảm đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Phát triển nhanh các trung tâm, trạm giống, cơ sở khuyến nông. Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ theo hình thức song phương, đa phương.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cơ chế chính sách, đầu tư khoa học và công nghệ nông nghiệp để điều chỉnh bổ sung phù hợp; đồng thời xác định cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo bước đột phá cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp trình Thủ tướng Chính phủ cho phép làm thí điểm.
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức hệ thống nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành theo hướng: xã hội hóa nghiên cứu, đào tạo (công lập, ngoài công lập, doanh nghiệp); gắn nghiên cứu với đào tạo, sản xuất và ứng dụng chuyển giao trong toàn hệ thống và có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp trong từng cơ quan nghiên cứu, đào tạo.
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài chính cân đối bố trí dự toán ngân sách hàng năm cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành biết, thực hiện.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.