VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 227/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2009 |
Ngày 22 tháng 7 năm 2009, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng – Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm cùng các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia: Lê Hồng Anh, Bộ trưởng Bộ Công an, Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ trì cuộc họp thường kỳ đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm và thảo luận về phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2009 của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
Tham dự cuộc họp có đại diện các Ban, ngành Trung ương, các thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, đại diện Ủy ban nhân dân và các Sở: Y tế, Công an, Lao động – Thương binh và Xã hội của các thành phố: Hà Nội, Hồ Chí Minh và Hải Phòng.
Sau khi nghe báo cáo của các Bộ: Công an, Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội, Công thương, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng và ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã kết luận như sau:
Tuy nhiên, ma túy thẩm lậu qua biên giới vào Việt Nam vẫn đang rất phức tạp: sáu tháng đầu năm 2009, các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm ma túy của công an, biên phòng, hải quan và cảnh sát biển đã phát hiện, bắt giữ 6.470 vụ với 9.208 đối tượng phạm tội về ma túy (tăng 8,5% số vụ với 9,1% số đối tượng so với cùng kỳ năm 2008). Đã phát hiện các đối tượng người nước ngoài gốc Phi tổ chức các đường dây thuê hoặc lừa phụ nữ Việt Nam vận chuyển ma túy với các thủ đoạn rất tinh vi; xuất hiện trường hợp rao bán dụng cụ sử dụng ma túy với số lượng lớn công khai trên mạng Internet; tình trạng các đối tượng truy nã về tội phạm ma túy trốn sang khu vực giáp biên quay trở lại móc nối với các đối tượng trong nước lập lán trại để tập kết và mua bán ma túy trên khu vực biên giới; xuất hiện nhiều chủng loại ma túy tổng hợp mới và hiện tượng trồng cây có chức chất ma túy trong nhà, trên gác thượng do Việt kiều ở nước ngoài cung cấp và hướng dẫn.
Về công tác phòng, chống AIDS, dịch vẫn tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố trọng điểm, trong nhóm người tiêm chích ma túy, lây nhiễm chủ yếu qua đường máu, tập trung ở lứa tuổi từ 20-39, chưa có biến đổi lớn. Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2009, cả nước có 149.653 người nhiễm HIV, trong đó có 32.400 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 43.265 người đã tử vong do AIDS.
Các địa phương có số người nhiễm HIV/AIDS cao là thành phố Hồ Chí Minh (41.300 người), Hà Nội (15.400 người), Hải Phòng (6.486 người), Sơn La (5.155 người), Thái Nguyên (4.963 người) và An Giang (3.707 người).
Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên có tỷ lệ nhiễm HIV thấp so với mặt bằng chung trong cả nước (dưới 100 người nhiễm/100.000 dân).
Theo số liệu giám sát của Bộ Y tế, số người nhiễm HIV phát hiện 6 tháng đầu năm 2009 giảm 3.760 người (38%) so với cùng kỳ năm 2008, số chuyển sang giai đoạn AIDS giảm 1.543 người (43%) và số người tử vong giảm 860 người (53,7%).
Toàn quốc hiện có 100% số tỉnh, thành phố, 97,53% số quận, huyện và 70,51% số xã, phường đã phát hiện có người nhiễm HIV.
Về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; chưa có sự thống nhất về nhận thức và quan điểm trong công tác phòng, chống mại dâm nên nhiều địa phương chưa quan tâm chỉ đạo, có nơi còn buông lỏng trong quản lý, phân bổ kinh phí chưa tương xứng với nhiệm vụ của công tác này.
Theo báo cáo của các tỉnh, thành phố, trên địa bàn cả nước hiện có 63.827 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, tăng 4% so với năm 2008. Sáu tháng đầu năm 2009 đã kiểm tra 5.125 cơ sở kinh doanh dịch vụ, phát hiện 1.352 cơ sở vi phạm, phạt tiền 900 cơ sở, đình chỉ kinh doanh 20 cơ sở; triệt phá 160 vụ liên quan đến mại dâm.
Theo thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009 cả nước đã khởi tố 266 vụ với 330 bị can về tội chứa mại dâm, trong đó có 7 vụ với 7 bị can mua dâm người chưa thành niên.
Công tác thí điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng đã tuân thủ đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, được nhân dân và gia đình người nghiện đồng tình, ủng hộ, nhu cầu muốn được tham gia chương trình cao hơn rất nhiều so với khả năng tiếp nhận bệnh nhân của các cơ sở điều trị methadone hiện có.
Tính đến ngày 4 tháng 7 năm 2009, tổng số bệnh nhân tham gia điều trị là 1.431 người, kết quả sau 1 năm thực hiện cho thấy tỷ lệ sử dụng các chất dạng thuốc phiện đã giảm từ 100% khi bắt đầu điều trị xuống còn 57% sau tháng đầu tiên, 30% sau tháng thứ 2 và 10% sau 3 tháng điều trị thay thế bằng methadone. Tần xuất tiêm chích trung bình của bệnh nhân tham gia điều trị giảm từ 60 lần/tháng xuống còn 2 lần/tháng; điều này cho thấy hiệu quả về kinh tế của chương trình là rất lớn. Bệnh nhân được cải thiện về thể chất và tâm lý rõ rệt, tính theo thang điểm đo của Tổ chức y tế thế giới (100 điểm) thì điểm trung bình về thể chất của bệnh nhân trước khi điều trị methadone là 69 đã tăng lên 81 điểm và điểm về tâm lý bệnh nhân trước khi điều trị là 56 đã tăng lên 69 điểm, tỷ lệ thất nghiệp của bệnh nhân trước khi điều trị là 36,72% đã giảm xuống còn 31,64% sau 3 tháng điều trị. Chi phí cho tiền thuốc trung bình cho 1 bệnh nhân/1 ngày là 6.200 đồng.
Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định đáng ghi nhận, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại, thiếu sót cần khắc phục trong thời gian tới như: trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo một số Bộ, ngành và địa phương chưa quan tâm đúng mức, còn cho đây là trách nhiệm của các lực lượng chuyên trách, dẫn đến tình trạng chỉ đạo chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết; xây dựng trình ban hành và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy còn chậm; chưa chủ động nghiên cứu và đề xuất những biện pháp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ …
a) Bộ Y tế:
+ Nghiên cứu, thẩm định phương án sản xuất thuốc methadone trong nước của thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất địa bàn, phương án thực hiện việc mở rộng điều trị methadone, báo cáo Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia trước ngày 15 tháng 8 năm 2009;
+ Tiếp tục nghiên cứu, đánh giá hiệu quả chương trình thí điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone tại thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh; triển khai thực hiện tại thành phố Hà Nội, cần thiết có thể xây dựng cơ sở thí điểm điều trị methadone theo phương thức xã hội hóa.
b) Bộ Công an:
+ Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát các đề án, tiểu đề án của chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2010 đã được phê duyệt nhưng chưa có kinh phí thực hiện, tổng hợp chung, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin ứng kinh phí năm 2010 để thực hiện từ năm 2009;
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chuẩn bị tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2010, Kế hoạch tổng thể phòng, chống ma túy đến năm 2010, Kế hoạch tổng thể kiểm soát ma túy qua biên giới đến năm 2010 làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch phòng, chống ma túy cho giai đoạn 2010 – 2015;
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương có liên quan xây dựng trình ban hành và ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, báo cáo Phó Thủ tướng, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia kết quả thực hiện.
c) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương xây dựng và trình cấp theo thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện công tác cai nghiện theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy.
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan nghiên cứu phương pháp tiếp cận, tuyên truyền về công tác phòng, chống mại dâm để nâng cao nhận thức về tác hại của tệ nạn này, các biện pháp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV và các bệnh xã hội khác từ tệ nạn mại dâm.
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ nghiên cứu xây dựng khung hợp tác với Chính phủ Hoa Kỳ về kinh phí viện trợ cho công tác phòng, chống AIDS, ma túy và mại dâm.
đ) Văn phòng Chính phủ:
+ Phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chuẩn bị tổ chức diễn đàn về vai trò của các doanh nghiệp tham gia vào công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, dự kiến tổ chức vào cuối tháng 9 năm 2009 tại tỉnh Quảng Ninh;
+ Lập kế hoạch phân công các thành viên Ủy ban Quốc gia kiểm tra, đánh giá thực trạng tình hình công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại 1 số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong Quý III năm 2009;
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chuẩn bị kế hoạch gặp gỡ các nhà tài trợ cho công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm với các thành viên Ủy ban quốc gia để trao đổi và vận động tài trợ cho công tác này vào cuối Quý III năm 2009.
e) Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan chuẩn bị tổ chức diễn đàn về vai trò của các doanh nghiệp tham gia vào công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm vào cuối tháng 9 năm 2009 tại tỉnh Quảng Ninh.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, các thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan biết, thực hiện.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.