VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 208/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2009 |
Ngày 23 tháng 6 năm 2009, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã dự và chỉ đạo Hội nghị trực tuyến ngành dược toàn quốc năm 2009. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Bộ: Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, lãnh đạo các Sở Y tế và đại diện các tổ chức, doanh nghiệp, trường Đại học, Viện nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực dược.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Y tế, ý kiến tham luận của các đại biểu dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân có ý kiến như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH DƯỢC
1. Kết quả đạt được
Năm 2008, Ngành dược đã có bước phát triển mới và đạt được những kết quả khả quan: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về dược được chú trọng hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được các yêu cầu phát triển của ngành; công tác giám sát chất lượng, phòng chống thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc trên thị trường đã được đẩy mạnh; tập trung triển khai các giải pháp để hỗ trợ, áp dụng đồng bộ tiến trình tiêu chuẩn hoá các hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm thông qua các nguyên tắc, tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs); thị trường dược phẩm năm qua khá bình ổn, không có sự tăng giá đột biến.
2. Những tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, ngành dược vẫn còn những tồn tại và hạn chế cần phải tập trung khắc phục: Công nghiệp dược chậm phát triển; nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước chủ yếu vẫn phải nhập khẩu, nguồn dược liệu trong nước chưa được khai thác một cách hiệu quả; Mạng lưới cung ứng, phân phối thuốc phát triển chưa hợp lý, chủ yếu vẫn chỉ tập trung ở các thành phố, thị xã lớn; công tác nghiên cứu khoa học chưa được đầu tư đủ mạnh; chính sách khuyến khích và kêu gọi đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dược chưa thực sự thiết thực, việc triển khai chưa hiệu quả;…Đội ngũ cán bộ ngành dược còn rất thiếu (bình quân mới đạt 1,5 dược sỹ đại học/1 vạn dân) chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, nhiều vùng nông thôn, nhất là vùng xa, vùng sâu không có dược sỹ.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tiếp tục triển khai và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị ngành dược năm 2008 nêu tại thông báo số 127/TB-VPCP ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ, trong đó lưu ý tập trung thực hiện một số nội dung sau:
- Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực dược và cải cách thủ tục hành chính để đáp ứng yêu cầu quản lý, sự phát triển của thị trường dược phẩm trong điều kiện hội nhập quốc tế; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, thanh tra; kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật tại các địa phương trong cả nước; tổ chức các Hội nghị chuyên đề về quản lý dược cho từng khu vực và trong phạm vi cả nước.
- Xây dựng và hoàn thiện các Đề án: Quy hoạch phát triển công nghiệp dược; Quy hoạch các vùng nuôi trồng, chế biến dược liệu trong nước; Quy hoạch hệ thống lưu thông phân phối đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020, trình thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2009 và Quý I năm 2010.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác thực hành tốt nhà thuốc (GPP): thực hiện GPP hóa tất cả các nhà thuốc bệnh viện theo đúng lộ trình; xây dựng cơ chế hỗ trợ về tài chính, phạm vi kinh doanh, quyền phân phối đối với các nhà thuốc đạt GPP; chú trọng việc triển khai GPP theo thứ tự ưu tiên nhà thuốc trong bệnh viện, các nhà thuốc gần bệnh viện, tiếp theo là các nhà thuốc ở các thành phố, thị xã lớn,…
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan xây dựng Đề án phát triển nhân lực dược giai đoạn 2010-2020, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2009 (khảo sát và dự báo nhu cầu nhân lực dược của địa phương; liên doanh, liên kết với các cơ sở đào tạo để đa dạng hoá các loại hình đào tạo và bảo đảm cơ chế chính sách để duy trì và phát triển nguồn nhân lực sau khi được đào tạo).
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Thông tư liên tịch về việc kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chuyên môn, kỹ thuật về dược và mỹ phẩm ở địa phương, điều chỉnh định biên và bổ sung biên chế các cấp, ban hành trong Quý IV năm 2009.
c) Xây dựng Đề án “Nâng cao năng lực của hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc từ trung ương đến địa phương”, trong đó đề xuất cơ chế hoạt động, nguồn vốn thực hiện, quy mô hệ thống, hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2009.
Hoàn thiện cơ chế kiểm tra chất lượng thuốc; có kế hoạch và giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác tiền kiểm và hậu kiểm.
d) Chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc về định hướng đầu tư trong lĩnh vực dược giai đoạn từ nay đến 2020 (dự báo nhu cầu thị trường dược phẩm, xây dựng các chỉ tiêu kinh tế dược,..).
Tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước để xây dựng kế hoạch, lộ trình cho việc đầu tư sản xuất thuốc generic.
đ) Chấn chỉnh tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Tổng Công ty Dược Việt Nam để tăng cường hiệu quả trong các lĩnh vực hoạt động.
Bộ Y tế làm đầu mối phối hợp cùng các Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ ngành liên quan tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động của Tổng Công ty Dược Việt Nam vào cuối năm 2009; thống nhất trình Chính phủ về mô hình tổ chức, cơ cấu vốn, cơ chế điều hành và lộ trình triển khai việc thành lập Tập đoàn đầu tư kinh doanh dược phẩm, làm nòng cốt trong việc phân phối, cung ứng và bình ổn thị trường thuốc trong nước.
e) Khẩn trương xây dựng và triển khai Kế hoạch tổng thể nhằm kiện toàn và phát triển công tác dược bệnh viện từ tuyến Trung ương đến địa phương. Điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế đấu thầu thuốc cung ứng cho hệ thống y tế công lập. Tổ chức đánh giá, xây dựng cơ chế các mối quan hệ: bệnh viện - nhà thuốc, bác sĩ - dược sĩ - người bệnh để có giải pháp bào đảm lợi ích hài hoà của các đối tượng: bệnh nhân, bệnh viện và cán bộ y tế, phù hợp với quy định hiện hành.
g) Thể chế hoá các nội dung, giải pháp chấn chỉnh hoạt động quản lý thông tin, quảng cáo thuốc, nghiên cứu và ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung và ban hành các chế tài nghiêm khắc xử lý các trường hợp vi phạm.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cân đối, bố trí kinh phí đủ cho việc xây dựng, triển khai thực hiện đúng tiến độ các đề án, dự án phát triển ngành dược đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phê duyệt; tổ chức sơ kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định 179/2007/QĐ-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa từ ngân sách nhà nước theo phương thức tập trung. Trên cơ sở đó phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các Bộ ngành liên quan xây dựng và triển khai Đề án thí điểm đấu thầu thuốc quốc gia.
4. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế triển khai thực hiện các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa dược; phối hợp triển khai các giải pháp bình ổn thị trường dược phẩm Việt Nam; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các cơ quan liên quan rà soát, trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, quy định và quy chế chuyên môn trong lĩnh vực dược; tăng cường công tác quản lý dược, bảo đảm cung cấp đủ thuốc, nhất là thuốc thiết yếu cho nhân dân với chất lượng tốt, giá cả phù hợp; thúc đẩy quá trình GPP hóa các nhà thuốc trên địa bàn quản lý, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ theo lộ trình đã đề ra; đề cao trách nhiệm của Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc bệnh viện trong việc bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý. Kiểm tra và có biện pháp phòng tránh, ngăn chặn việc lạm dụng thuốc, lạm dụng xét nghiệm trong khám chữa bệnh.
b) Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các Sở ngành liên quan xây dựng Đề án phát triển ngành dược tại địa phương, bao gồm: kiện toàn tổ chức bộ máy, phát triển công nghiệp dược, sắp xếp hệ thống lưu thông phân phối, quản lý thị trường dược phẩm, kiểm tra chất lượng thuốc, công tác dược bệnh viện và phát triển nhân lực dược Tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.