BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 204/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2009 |
Ngày 14/5/2009 tại Văn phòng Bộ GTVT, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã chủ trì cuộc họp về các dự án cầu đường sắt: cầu Đuống, cầu Hàm Rồng, cầu Long Biên và các dự án cầu yếu. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng, đại diện lãnh đạo các Vụ: Kết cấu hạ tầng giao thông, Kế hoạch Đầu tư, Khoa học công nghệ, Tài chính, Hợp tác quốc tế, An toàn giao thông, Văn phòng Bộ; các Cục: Đường bộ Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Quản lý xây dựng và CLCTGT; Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, Công ty Quản lý đường sắt Hà Hải, Công ty Quản lý đường sắt Thanh Hoá.
Sau khi nghe Tổng công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo về các cầu đường sắt (cầu Đuống, cầu Hàm Rồng, cầu Long Biên) và Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo về các dự án cầu yếu, ý kiến của các thành viên dự họp, Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã kết luận như sau:
- Cầu Đuống ở Hà Nội đã được sửa chữa lớn một lần từ năm 1981 đến nay. Hiện tại, Cầu Đuống vẫn đủ điều kiện an toàn nếu được khai thác theo tải trọng quy định của cầu.
- Trong chuyến công tác kiểm tra hiện trường tuyến vận tải thuỷ sông Hồng, Bộ trưởng đã giao Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam báo cáo về việc duy tu, bảo dưỡng các cầu đường sắt. Bộ trưởng cũng đã chỉ đạo trực tiếp Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chú ý đến công tác duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các cầu đường sắt, đặc biệt là các cầu đi chung với đường bộ.
Đối với sự cố thủng tấm bêtông tại cầu Đuống ngày 04/5/2009: Bộ trưởng yêu cầu Công ty Quản lý đường sắt Hà Hải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm nghiêm minh; yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam kiểm điểm các bộ phận liên quan trong việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng...; Cục Đường sắt Việt Nam và các cơ quan của Bộ rút kinh nghiệm về công tác quản lý Nhà nước đối với việc để xảy ra sự việc như cầu Đuống vừa qua.
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam dùng vốn của đơn vị thực hiện sửa chữa ngay để đảm bảo giao thông trên cầu. Công ty Quản lý đường sắt Hà Hải chủ động thực hiện, trường hợp khó khăn báo cáo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xử lý.
- Đối với việc lập Dự án đầu tư sửa chữa lớn cầu Đuống: Bộ đồng ý chủ trương phải đầu tư. Hội đồng quản trị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quyết định đầu tư dự án. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam khẩn trương thực hiện theo đúng yêu cầu, trình tự quy định về công tác quản lý đầu tư xây dựng. Giao Vụ Kế hoạch Đầu tư tham mưu Bộ báo cáo Chính phủ về dự án.
- Trước hiện tượng xe quá tải đi qua cầu Đuống thường xuyên, Cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với Cục Đường sắt Việt Nam để tổ chức, điều phối giao thông tại cầu Đuống. Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện cắm biển báo giao thông đường bộ theo quy định; có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải Thành phố Hà Nội, Thanh tra giao thông Thành phố Hà Nội về việc nghiêm cấm xe quá tải trọng quy định lưu thông trên cầu Đuống; thực hiện thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc tổ chức giao thông tại cầu Đuống phục vụ công tác sửa chữa cầu.
- Về lâu dài, định hướng cho các phương tiện lưu thông qua cầu Phù Đổng. Giao Vụ Kế hoạch Đầu tư nghiên cứu, đề xuất việc sử dụng cầu đường bộ chung với cầu đường sắt hoặc đầu tư một cầu đường bộ khác tại khu vực cầu Đuống.
II. ĐỐI VỚI CẦU HÀM RỒNG VÀ CẦU LONG BIÊN
- Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chú ý thực hiện, rà soát và báo cáo Bộ tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình cầu yếu đường sắt.
- Đối với công tác đầu tư, sửa chữa lớn: Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ động thực hiện theo kế hoạch.
III. ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN CẦU YẾU ĐƯỜNG BỘ
- Cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo hoàn thành dứt điểm để đưa vào sử dụng trong năm 2009 đối với các cầu yếu bước 1 giai đoạn 1 (ngoại trừ 10 cầu mới bổ sung hoàn thành vào năm 2010), rút kinh nghiệm để triển khai bước 2 của dự án.
- Cục Đường bộ Việt Nam báo cáo tiến độ thực hiện và thời gian khởi công các dự án cầu yếu thuộc bước 2 giai đoạn 1 chậm nhất vào tháng 9/2009; báo cáo Bộ trưởng tình hình thực hiện các dự án cầu yếu hàng tháng. Tiến độ thực hiện các dự án cầu yếu từ 14 đến 18 tháng.
- Cục Đường bộ Việt Nam cần rút kinh nghiệm trong công tác triển khai dự án cầu yếu ở bước 1 giai đoạn 1; nghiên cứu mô hình WB4 để triển khai thực hiện bước 2 giai đoạn 1 của dự án theo hướng Ban Quản lý dự án 6 quản lý, điều hành chung, giao Sở GTVT hoặc Khu Quản lý đường bộ thực hiện dự án cầu yếu tại khu vực.
- Đối với các dự án cầu yếu giai đoạn 2: tiếp tục nghiên cứu theo hướng ODA hoặc vốn trong nước. Cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương lập dự án, phối hợp với Vụ Kế hoạch Đầu tư để có kế hoạch bố trí vốn, chủ động theo hướng sử dụng vốn trong nước để đầu tư.
- Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam phối hợp trong công tác quản lý, sử dụng cầu dùng chung đường bộ và đường sắt.
- Giao Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông tham mưu quy chế phối hợp trong công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng và đầu tư các cầu; đề xuất quy chế theo dõi, kiểm tra, giám sát việc duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên các công trình giao thông.
- Các đơn vị quản lý đường bộ, đường sắt cần chú ý công tác theo dõi, kiếp tra và sớm báo cáo Bộ để xử lý các dự án cầu khẩn cấp.
- Thứ trưởng Lê Mạnh Hùng chỉ đạo trực tiếp đối với các dự án cầu yếu.
Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ GTVT thông báo tới các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ GTVT để triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.