VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 183/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2007 |
Ngày 12 tháng 9 năm 2007, tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Chính phủ và các cán bộ lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo về tình hình hoạt động, việc ổn định tổ chức và xây dựng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và ý kiến của lãnh đạo các Bộ, ngành có liên quan, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng đã có kết luận như sau :
Trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong toàn ngành:
a) Về giải quyết việc làm, đây là một trong những mục tiêu lớn của Đảng và Nhà nước, cần tập trung chung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển, tạo việc làm trong nông nghiệp, nông thôn thúc đẩy phát triển việc làm trong công nghiệp dịch vụ, tạo cơ sở chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ... Hàng năm, không chỉ thực hiện giải quyết việc làm cho 1,6 - 1,7 lao động mà còn phải nâng cao chất lượng việc làm cho lao động toàn xã hội, trong đó tập trung ưu tiên cho giải quyết việc làm thu hút lao động tại chỗ, những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, những địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao.
Chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, triển khai đồng bộ các dự án, các hoạt động. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính cần tập trung hoàn thiện cơ chế quản lý điều hành Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm theo hướng tăng thêm nguồn vốn và kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện; Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai thực hiện cho vay theo đúng quy định, có thể nghiên cứu mở rộng cho các ngân hàng cùng tham gia, bảo đảm cho vay và giải ngân thuận tiện.
b) Về lĩnh vực dạy nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần tăng cường thực hiện chức năng,quản lý nhà nước, xác định mục tiêu chiến lươc và đào tạo nghề, nhằm nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, nhất là trong nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng yêu cầu về chuyển dịch lao động; cung cấp lao động có kỹ thuật cho các khu công nghiệp, khu kinh tế và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về Giáo dục và Đào tạo, trong đó bố trí thêm nguồn vốn thực hiện dự án Tăng cường năng lực đào tạo nghề. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần chỉ đạo thực hiện các giải pháp đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề; đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng giáo trình, đội ngũ giáo viên để bảo đảm chất lượng đào tạo.
c) Tập trung chỉ đạo có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn để đáp ứng yêu cầu thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững và phấn đầu hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giảm nghèo đã đề ra; tăng cường đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo nhằm hỗ trợ giảm nghèo có hiệu quả.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có sự chỉ đạo thực hiện, phối hợp lồng ghép đồng bộ, có hiệu quả từ Trung ương xuống cơ sở các chương trình đào tạo nghề, tạo việc làm với xoá đói giảm nghèo.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê và các địa phương rà soát các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện giảm nghèo hàng năm để bảo đảm thống nhất số liệu khi công bố chính thức.
d) Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội với tinh thần trách nhiệm cao và có hiệu quả hơn nữa.
đ) Về bảo trợ xã hội, cần tăng cường công tác quản lý, rà soát đối tượng, giảm bớt các thủ tục liên quan để không gây phiền hà cho đối tượng thụ hưởng chính sách và nhân dân. Tổ chức sơ kết, đánh giá các mô hình thực hiện công tác cai nghiện, chữa trị, dạy nghề, tạo việc làm cho người mắc nghiện có hiệu quả để tổ chức nhân rộng...
2. Về những kiến nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Về kiện toàn tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chính phủ xem xét, ban hành để ổn định tổ chức bộ máy và cán bộ của Bộ;
- Về biên chế chuyên trách ở cấp xã, Bộ Nội vụ chủ trì, nghiên cứu, tổng kết thực tế, đề xuất phương án cụ thể về biên chế chuyên trách cấp xã thống nhất cho các ngành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ Tài chính khẩn trương hướng dẫn việc bàn giao về tài chính, tài sản liên quan đến việc chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về trẻ em về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và bảo đảm kinh phí để tiếp tục triển khai công tác này có kết quả.
b) Về kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính rà soát, xem xét bổ sung trong khả năng có thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; vấn đề quan trọng là phải phối hợp đồng bộ để sử dụng nguồn vốn thực sự có hiệu quả.
c) Bảo hiểm xã hội là một chính sách quan trọng trong chính sách an sinh xã hội, không chỉ phát triển loại hình bắt buộc mà phải đa dạng các loại hình bảo hiểm, thu hút các chủ thể tham gia thực hiện theo quy định của pháp luật. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, nghiên cứu, phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất mô hình tổ chức và cơ chế quản lý về bảo hiểm thất nghiệp sao cho có hiệu quả, trình Chính phủ.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.