VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 171/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2006 |
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngày
Sau khi nghe lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005 và 9 tháng đầu năm 2006; những nhiệm vụ lớn của Thành phố đến năm 2010; ý kiến của lãnh đạo các Bộ, cơ quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có kết luận như sau:
Trong 5 năm qua, kinh tế - xã hội của Hà Nội có bước phát triển nhanh và toàn diện, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11,25%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vượt dự toán được giao; đầu tư xã hội tăng khá, bình quân 17,6%/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2006, kinh tế trên địa bàn Thành phố tiếp tục tăng trưởng, GDP tăng 10,8%, thu ngân sách tăng 10,4% so cùng kỳ; văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ; trật tự, an toàn xã hội, an ninh chính trị được giữ vững.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng 9 tháng đầu năm 2006 còn thấp hơn mức trung bình của thời kỳ 2001- 2005. Thành phố Hà Nội cần đề ra các giải pháp đồng bộ, chỉ đạo quyết liệt, phấn đấu mức tăng trưởng GDP cả năm 2006 đạt từ 12% trở lên, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ kế hoạch năm 2006 của cả nước. Tập trung rà soát lại từng lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và nguyên nhân giải ngân chậm, để có giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hơn nữa sản xuất, dịch vụ phát triển; đẩy mạnh xuất khẩu đi liền với việc nâng cao chất lượng và giảm chi phí; vận dụng các cơ chế của Khu công nghệ cao để thu hút đầu tư vào những ngành công nghệ cao, lựa chọn các loại hình dịch vụ hiện đại có giá trị gia tăng cao tương xứng với vị thế của Thủ đô, tạo làn sóng đầu tư mới cho Hà Nội; đồng thời, Thành phố đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trước hết là thủ tục hành chính, coi đây là khâu đột phá về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, trọng tâm là cải cách hành chính trong quan hệ giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp như việc cấp các loại giấy phép, đăng ký tài sản, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy đăng ký kinh doanh... Phải niêm yết công khai quy trình xử lý, thời gian xử lý công việc để mọi người biết, tham gia giám sát. Đi liền với cải cách hành chính là tập trung làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, trước hết các cấp, các ngành của Thành phố phải rà soát lại các vụ việc tồn đọng xử lý dứt điểm theo đúng pháp luật; đồng thời, Thành phố phải làm thật tốt, triển khai kịp thời xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường đô thị... để góp phần tạo thêm việc làm và nâng cao chất lượng dịch vụ; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư; bảo đảm được an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra tình huống phức tạp, góp phần thực hiện thành công Tuần lễ cấp cao APEC.
II. VỀ MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ CỦA THÀNH PHỐ:
1. Về tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố từ 32% lên 40 - 45% cho giai đoạn 2007 - 2010 và cơ cấu dự toán thu, chi ngân sách của Thủ đô: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét đề nghị của Thành phố, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Về xử lý phần vốn nhà nước của các doanh nghiệp công ích, công ty TNHH 1 thành viên Xổ số kiến thiết: UBND thành phố Hà Nội rà soát lại các doanh nghiệp Nhà nước hiện có, không giữ 100% vốn nhà nước hoặc cổ phần chi phối đối với các công ty không đáp ứng đúng quy định về tiêu chí, danh mục phân loại, công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước.
3. Về việc Thành phố lựa chọn đối tác tiếp tục thực hiện dự án điện toán xổ số giao Bộ Tài chính xem xét, xử lý.
4. Về xây dựng phương án xử lý, sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên cơ sở kết quả kê khai nhà, đất trên địa bàn thành phố: giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2006.
5. Về xây dựng Quy chế quản lý việc tăng dân số cơ học tại Hà Nội, quản lý hộ khẩu khu vực giáp ranh, gắn với quy hoạch dân cư đô thị và vùng nông thôn: giao Bộ Công an chủ trì cùng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2006.
6. Về cấp kinh phí cho các hoạt động chuẩn bị Hội nghị APEC và phê duyệt kinh phí hỗ trợ để nâng cấp phòng khách sạn: giao Ủy ban quốc gia APEC phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, xử lý theo quy định.
7. Về việc vay vốn trả chậm từ ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng một số công trình lớn: đường Vành đai 1 (Ô chợ dừa - Voi phục), đường Vành đai 2 (Ngã Tư Sở - cầu Mai Động) và cân đối đủ vốn đối ứng các dự án ODA (cầu Nhật Tân, các tuyến đường sắt đô thị): giao Bố Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng Bộ Tài chính xem xét, đề xuất biện pháp xử lý, trình Thủ tướng Chính phủ.
8. Về bố trí đủ vốn để sớm hoàn thành các dự án quan trọng như đường 32, đường 70B, quốc lộ 1A, ga Hà Nội: giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đề xuất pháp xử lý, trình Thủ tướng Chính phủ.
9. Về việc thống nhất quy hoạch, kế hoạch tổ chức thực hiện ngầm hóa các công trình hiện có, không thêm các công trình nổi, thực hiện ngầm hóa 100% hệ thống điện, thông tin tại các khu đô thị, các tuyến đường mới mở: đồng ý về nguyên tắc đề nghị này, giao Ủy ban nhân dân Thành phố chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công nghiệp, Bưu chính-Viễn thông, Quốc phòng, Công an thực hiện.
10. Về đẩy nhanh việc di dời và bàn giao 4,65 ha thuộc dự liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn để hoàn tất dự án; bàn giao khu di tích 18 Hoàng Diệu (20 ha) và phần còn lại của khu di tích Thành cổ (15 ha) cho Thành phố quản lý và triển khai dự án bảo tồn khu di tích Thành cổ Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội: Giao Bộ Quốc phòng phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố khẩn trương thực hiện.
11. Về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội Thành phố Hà Nội: giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội triển khai xây dựng và chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
12. Về quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng đoạn Hà Nội: khi Luật Đê điều được Quốc hội thông qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng (trong đó có đoạn qua Hà Nội), trình Thủ tướng Chính phủ.
13. Về quy hoạch phát triển giao thông vận tải của Thành phố: giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các Bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
14. Về thủ tục thông quan hàng hóa tại các điểm thông quan ngoài cửa khẩu đóng trên địa bàn Hà Nội: Bộ Tài chính xem xét, xử lý.
15. Về xây dựng Đề án mở rộng ranh giới "Thủ đô - Hà Nội" và xây dựng Đề án "Quy hoạch Vùng Thủ đô": giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng các Đề án trên, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
|
KT.BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.