BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 140/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2008 |
KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG NGÔ THỊNH ĐỨC TẠI CUỘC HỌP VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC CỦA CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
Ngày 10/4/2008 tại Bộ Giao thông vận tải, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã chủ trì cuộc họp triển khai Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Bộ về công tác tổ chức của các Ban Quản lý dự án (QLDA). Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo của Công đoàn Giao thông vận tải Việt Nam; các Vụ: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Tổ chức cán bộ; các Cục: Giám định và QLCLCTGT, Đường bộ Việt Nam, Hàng hải Việt Nam.
Căn cứ các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 352/TTg-CN ngày 10/3/2008 về hình thức hoạt động của Ban QLDA, Ban Cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ đã thống nhất tổ chức lại một số Ban QLDA hiện nay để hình thành 03 Ban QLDA trực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam, phương án cụ thể như sau: sáp nhập nguyên trạng Ban QLDA đường bộ 2 trực thuộc Cục ĐBVN vào Ban QLDA 18 trực thuộc Bộ GTVT, hợp nhất Ban QLDA 5 trực thuộc Bộ GTVT và Ban QLDA Biển đông trực thuộc Bộ GTVT, sáp nhập nguyên trạng Ban QLDA đường bộ 7 trực thuộc Cục ĐBVN vào Ban QLDA 9 trực thuộc Bộ GTVT.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các cơ quan tham dự họp, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã kết luận:
1. Để thực hiện tốt công tác sắp xếp tổ chức các Ban QLDA, cần tính toán chặt chẽ trên mọi phương diện: tổ chức cán bộ, quản lý dự án, tài chính, tài sản, thanh quyết toán và các tổ chức đoàn thể.
2. Nguyên tắc của việc sắp xếp tổ chức là không làm xáo trộn hoạt động của các Ban QLDA, đảm bảo tính kế thừa giữa các Ban QLDA sẽ thành lập và các Ban QLDA hiện nay. Giữ ổn định các dự án do các Ban QLDA đang thực hiện, không thay đổi đại diện chủ đầu tư.
3. Trước mắt không thay đổi tổ chức và cán bộ nghiệp vụ đang theo dõi các dự án, đảm bảo sự hoạt động liên tục của các dự án kể cả các dự án do Bộ GTVT làm chủ đầu tư và các dự án do Cục ĐBVN làm chủ đầu tư. Không vì sắp xếp tổ chức làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và tiến độ thực hiện dự án.
4. Thành lập Tổ công tác để chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tổ chức các Ban QLDA. Tổ công tác do Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức làm Tổ trưởng, Vụ trưởng Vụ TCCB là Phó Tổ trưởng, các thành viên là Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch Đầu tư, Tài chính, Cục trưởng các Cục: Giám định và QLCLCTGT, Đường bộ VN, Hàng hải VN.
Để giúp việc cho Tổ công tác có 4 Nhóm làm việc với nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Nhóm 1 (do Vụ trưởng Vụ TCCB làm Nhóm trưởng) có nhiệm vụ làm việc cụ thể với các Ban QLDA có liên quan và Cục ĐBVN để biên soạn các quyết định và hướng dẫn về chuyển đổi tổ chức, cán bộ theo các nguyên tắc nêu trên. Đồng thời, chuẩn bị phương án điều động và tăng cường cán bộ cho Cục ĐBVN.
- Nhóm 2 (do Vụ trưởng Vụ KHĐT làm Nhóm trưởng) có nhiệm vụ làm việc cụ thể với các Ban QLDA có liên quan và Cục ĐBVN để xây dựng danh mục dự án, biên soạn các quyết định và hướng dẫn về chuyển đổi chủ đầu tư từ Bộ GTVT về Cục ĐBVN. Lưu ý đối với các dự án dở dang có quy mô phức tạp thì đề xuất vẫn giữ nguyên chủ đầu tư là Bộ GTVT, các dự án đang chuẩn bị đầu tư hoặc không có quy mô phức tạp thì chuyển chủ đầu tư về Cục ĐBVN.
- Nhóm 3 (do Cục trưởng Cục Giám định và QLCLCTGT làm Nhóm trưởng) có nhiệm vụ phối hợp với Vụ KHĐT, đề xuất danh mục các dự án vẫn giữ nguyên chủ đầu tư là Bộ GTVT cho đến khi kết thúc dự án.
- Nhóm 4 (do Vụ trưởng Vụ Tài chính làm Nhóm trưởng) có nhiệm vụ làm việc cụ thể với các Ban QLDA có liên quan và Cục ĐBVN để biên soạn các quyết định và hướng dẫn điều chuyển tài sản, tài chính theo đúng quy định của Nhà nước và mục đích sử dụng.
5. Thời hạn hoàn thành công tác sắp xếp, chuyển đổi tổ chức các Ban QLDA là 20 ngày, kể từ ngày 16/4/2008.
Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ GTVT thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện./.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.