BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIÊT NAM |
Số: 13708/TB-BGDĐT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007 |
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC TUYỂN GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG GỬI ĐI ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TẠI CÁC CƠ SỞ NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2008
Kính gửi: |
- Giám đốc các Đại học, Học viện |
Triển khai chương trình đào tạo giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong toàn quốc có trình độ tiến sĩ đến năm 2020, trong khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương sử dụng ngân sách năm 2008 của đề án “Đào tạo cán bộ tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước” (theo quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 28/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kĩ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”) để tuyển chọn giảng viên các trường đại học và cao đẳng gửi đi đào tạo trình độ tiến sĩ, cụ thể như sau:
1.Kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh sau đại học:
Tuyển đi đào tạo thạc sĩ: khoảng 50 chỉ tiêu.
Tuyển đi đào tạo tiến sĩ: khoảng 400 chỉ tiêu.
Tuyển đi thực tập: khoảng 30 chỉ tiêu.
Ngoài ra, Bộ dành khoảng 70 chỉ tiêu để đào tạo tiến sĩ theo hình thức phối hợp trong và ngoài nước, việc tuyển sinh thực hiện theo thông báo của các cơ sở đào tạo trong nước có đề án đào tạo phối hợp (danh sách các cơ sở đào tạo, ngành đào tạo tiến sĩ phối hợp xem Phụ lục I kèm theo).
2.Đối tượng tuyển sinh sau đại học:
Giảng viên các trường đại học, cao đẳng (kể cả trường ngoài công lập);
Sinh viên mới tốt nghiệp loại khá trở lên, người đang làm việc tại các cơ sở ngoài nhà trường có nguyện vọng và cam kết làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp (sau đây gọi chung là “người sẽ là giảng viên”) .
3.Các ngành đào tạo sau đại học:
Nhà nước gửi giảng viên đi đào tạo sau đại học ở hầu hết các nhóm ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế - quản lý, nghệ thuật, y – dược…
4.Nước gửi đi đào tạo:
Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi giảng viên đi đào tạo sau đại học ở các nước với số lượng dự kiến tại từng nước như sau: Anh (20), Pháp (70), Đức (80), Nga (30), Hoa Kỳ (30), Canada (20), Ôxtrâylia (30), Trung Quốc (30), Hàn Quốc (20), Nhật Bản (30), New Zealand (30), Singapore (10).
5.Điều kiện và tiêu chuẩn của người xin dự tuyển:
Điều kiện chung: có phẩm chất đạo đức tốt; trình độ chuyên môn giỏi; đủ sức khỏe để học tập; cam kết hoàn thành chương trình đào tạo và sau khi kết thúc quá trình đào tạo ở nước ngoài sẽ trở về phục vụ tại các trường đại học hoặc cao đẳng như đã cam kết, nếu không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc không trở về nước phục vụ sẽ phải bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo theo quy định của Nhà nước. Cam kết phải được bảo lãnh của cơ quan hoặc gia đình hay người bảo trợ của người được cử đi học.
Điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể đối với các trình độ đào tạo:
Đào tạo thạc sĩ
Dưới 45 tuổi (sinh năm 1963 trở lại đây).
Có bằng đại học phù hợp với chuyên ngành đăng ký học thạc sĩ.
Có đủ trình độ ngoại ngữ để sử dụng trong học tập tại nước đăng ký đến học (xem chi tiết tại mục 7).
Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý và có công văn cử đi dự thi (trừ sinh viên mới tốt nghiệp).
Đào tạo tiến sĩ:
Dưới 45 tuổi (sinh năm 1963 trở lại đây).
Có bằng đại học (loại khá trở lên) hoặc bằng thạc sĩ phù hợp với chuyên ngành đăng ký học tiến sĩ.
Có đủ trình độ ngoại ngữ để sử dụng trong học tập tại nước đăng ký đến học (xem chi tiết tại mục 7).
Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý và có công văn cử đi dự thi (trừ sinh viên mới tốt nghiệp).
Thực tập sinh (TTS) khoa học:
Là giảng viên trường đại học, cao đẳng và đang là nghiên cứu sinh trong nước.
Dưới 50 tuổi (sinh năm 1958 trở lại đây).
Thông thạo ngoại ngữ sẽ sử dụng trong thực tập tại nước đăng ký đến học.
Được cơ sở đào tạo NCS có công văn cử đi dự tuyển và cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý.
Hồ sơ dự tuyển gồm:
Phiếu đăng ký dự tuyển (mẫu tại Phụ lục II kèm theo).
Bản sao hợp lệ bằng đại học, thạc sĩ (nếu có), bảng điểm kèm theo.
Bản sao chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có, như nêu trong mục 7).
Một bài viết ngắn về các dự định và chuẩn bị của bản thân về hướng nghiên cứu (xem Phụ lục III kèm theo).
Lý lịch có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ (xác nhận của địa phương hoặc đơn vị công tác hiện tại đối với “người sẽ là giảng viên”).
Công văn cử đi dự thi do Thủ trưởng cơ quan quản lý cán bộ ký (hoặc Bản cam kết đối với “người sẽ là giảng viên” theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo).
Người dự tuyển nên đăng kí 2 nguyện vọng về nước đến học, trong đó ít nhất một nguyện vọng là nước mà tiếng Anh không là bản ngữ.
Mọi giấy tờ, bản sao văn bằng, chứng chỉ trình bày trên giấy khổ A4, theo chiều dọc trang giấy. Các giấy tờ đựng trong một túi hồ sơ kích thước 25cm x 34cm, ngoài túi ghi danh mục các loại giấy tờ có trong túi.
Các bước xét tuyển, chuẩn bị ngoại ngữ và gửi hồ sơ đi nước ngoài:
Các trường căn cứ bảng phân bổ chỉ tiêu (xem Phụ lục V kèm theo) để gửi hồ sơ dự tuyển theo tỉ lệ 1 chỉ tiêu có thể gửi 3-4 hồ sơ dự tuyển, xếp theo thứ tự ưu tiên. Chú ý gửi những người đã có trình độ ngoại ngữ tốt hơn đi học năm 2008. Bảng phân bổ chỉ tiêu này dựa trên cơ sở báo cáo đăng kí của các trường theo công văn số 9608/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 10/9/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Những trường chưa có đăng kí có thể vẫn gửi hồ sơ nếu có nhu cầu, nhưng sẽ xếp ở danh sách dự bị. Các trường cao đẳng chủ yếu được giao chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ trong năm 2008 này. Hồ sơ dự tuyển gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (Ban Điều hành 322). Những hồ sơ sẵn sàng nên gửi trước ngày 25/01/2008, những hồ sơ còn lại có thể gửi trước ngày 15/3/2008.
Cùng với việc gửi hồ sơ về Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường cũng gửi danh sách các ứng viên trong số này cần bồi dưỡng về ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Trung) đến các trung tâm ngoại ngữ đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ chỉ định nêu tại điểm 7.9 dưới đây để các trung tâm kiểm tra đánh giá và xếp lớp học phù hợp.
Người đăng kí đi Pháp sẽ do Đại sứ quán Pháp hỗ trợ và tổ chức tại Việt Nam việc bồi dưỡng tiếng Pháp đủ để theo học; đăng kí đi Đức sẽ do DAAD hỗ trợ bồi dưỡng thêm tiếng Anh và tiếng Đức (chủ yếu dùng cho sinh hoạt) tại Việt Nam và Đức.
Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét, phân loại sơ bộ hồ sơ theo nước đăng kí đi học. Căn cứ yêu cầu chung nhất của nước nhận, Bộ sẽ lập danh sách những ứng viên đáp ứng các yêu cầu, hướng dẫn các ứng viên này lập hồ sơ dự tuyển và gửi đi các trường nước ngoài. Các trường nước ngoài sẽ xem xét hồ sơ, phỏng vấn ứng viên nếu cần (trực tiếp hoặc qua điện thoại) hoặc có quy trình tuyển chọn riêng (sẽ có thông báo cụ thể đối với từng nước, đến từng thí sinh) và quyết định việc tiếp nhận.
Căn cứ tiếp nhận của trường nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có quyết định cử đi học và cấp học bổng cho các ứng viên đã được trường nước ngoài tiếp nhận.
Những người đăng kí đi thực tập phải có đủ trình độ ngoại ngữ cần thiết mà không được học thêm ngoại ngữ.
Trừ Pháp và Trung Quốc, giảng viên đăng kí đi các nước còn lại sẽ sử dụng tiếng Anh trong học tập (kể cả đi học tiến sĩ tại Pháp có thể dùng tiếng Anh nếu đã có đủ trình độ tiếng Anh cần thiết). Trình độ tiếng Anh để có thể được trường nước ngoài tiếp nhận ít nhất là TOEFL 500 điểm hoặc tương đương.
Những người tốt nghiệp đại học, thạc sĩ tại các nước không nói tiếng Anh (như Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản…) với chương trình đào tạo bằng bản ngữ nay trở lại nước đó để học tập; những người đã đạt TOEFL 500 điểm trở lên hoặc tương đương, hoặc đạt theo yêu cầu của trường nước ngoài, sẽ được hướng dẫn lập hồ sơ xin học gửi đến các trường nước ngoài.
Những trường hợp chưa đủ điều kiện ngoại ngữ sẽ được bố trí vào các khóa học phù hợp tại 1 trong 3 trung tâm ngoại ngữ (Đại học Hà Nội, Đại học Đà Nẵng hoặc Trung tâm SEAMEO RETRAC tại TP Hồ Chí Minh), do các trung tâm này kiểm tra trình độ và xác định khóa học phù hợp. Dự kiến các khóa học này sẽ khai giảng ngay sau Tết nguyên đán.
Sau khi hoàn thành các khóa học, thí sinh sẽ dự kì kiểm tra tiếng Anh TOEFL (nội bộ) do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với IIE tổ chức, dự kiến vào tháng 5/2008 và các tháng sau đó. Nếu đạt từ 500 điểm trở lên sẽ tiếp tục được hướng dẫn lập hồ sơ xin học gửi đi các trường nước ngoài.
Chi phí các khóa học tiếng Anh sẽ do Bộ Giáo dục và Đào tạo chi trả 50%, do các trường cử giảng viên đi học trả 50%. Các trường thuộc khu vực khó khăn sẽ được Bộ xem xét chi trả toàn bộ chi phí bồi dưỡng tiếng Anh cho các giảng viên của trường.
Trong quá trình học tại các trung tâm ngoại ngữ, các giảng viên sẽ được bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu, về các kĩ năng viết tiểu luận, lập hồ sơ xin học phù hợp với yêu cầu của từng nước và các hoạt động định hướng khác trước khi lên đường. Chương trình bồi dưỡng này áp dụng cả cho các giảng viên không phải học thêm tiếng Anh.
Sau thời gian 2 năm kể từ khi nộp hồ sơ, các giảng viên không đạt yêu cầu về ngoại ngữ, không được trường nước ngoài tiếp nhận sẽ không thuộc diện chuẩn bị đi học nước ngoài, có thể dự tuyển làm nghiên cứu sinh trong nước.
Đăng ký đi Hoa Kỳ các ngành học (trừ ngành Luật và Y) sẽ qua các bước đăng kí và tuyển chọn sau:
Người dự tuyển sẽ dự kiểm tra tiếng Anh TOEFL do Viện Giáo dục quốc tế IIE tổ chức (dự kiến trước 15/4/2008). Người có chứng chỉ TOEFL quốc tế (hoặc nội bộ do IIE cấp) đạt 500 điểm trở lên, dự thi sau ngày 30/4/2006 không phải dự kiểm tra TOEFL kỳ này.
Khuyến khích những người đã đạt TOEFL 500 điểm trở lên dự thi lấy điểm GRE (Graduate Record Examination) đợt tháng 2/2008 do IIE tổ chức. Đăng ký dự thi GRE tại địa chỉ www.iievn.org/GRE.htm.
Hoàn thành việc khai hồ sơ trực tiếp trên mạng từ ngày 14/5 đến ngày 31/5/2008 tại địa chỉ http://application.vef.gov/322project/ để gửi cho các giáo sư Viện Hàn lâm Hoa Kỳ xem xét lựa chọn mời dự kỳ thi vấn đáp dự kiến vào đầu tháng 8/2008.
Kỳ thi vấn đáp được tiến hành bằng tiếng Anh bởi các giáo sư và các nhà khoa học Hoa Kỳ. Thời gian thi vấn đáp cho mỗi ứng viên là 45 phút. Sau kỳ thi vấn đáp này, các nhà khoa học Hoa Kỳ sẽ giới thiệu cho Bộ Giáo dục và Đào tạo những thí sinh đủ tiêu chuẩn để xét cấp học bổng.
Các thí sinh được các giáo sư Hoa kỳ giới thiệu sẽ hoàn thiện hồ sơ để gửi sang các trường đại học Hoa Kỳ đăng kí học.
Đăng ký đi Đức:
Chủ yếu đi bang Hessen. Đối với những thí sinh đủ trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Đức sẽ dự phỏng vấn với Hội đồng giáo sư Đức, dự kiến đợt 1 vào tháng 01/2008 để nhập học trong tháng 3, 4/2008 và đợt 2 vào tháng 7/2008 để nhập học trong tháng 9, 10/2008. Thí sinh có thể được hỗ trợ 1 năm chuẩn bị thêm tiếng Anh
Hồ sơ của những người đăng ký đi học tại bang Hessen (CHLB Đức) ngoài các giấy tờ như nêu tại mục 6 cần nộp thêm Tờ khai đăng ký làm NCS (mẫu tại Phụ lục VI kèm theo, có thể tải từ địa chỉ www.moet.gov.vn); sao dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Đức các văn bằng, chứng chỉ.
Về chế độ học bổng của Chính phủ:
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các nước, các trường đại học nước ngoài để có sự hỗ trợ, đảm bảo chi phí đào tạo và sinh hoạt phí của nghiên sinh theo các quy định hiện hành, trong đó sinh hoạt phí năm thứ 3 và năm thứ 4 của nghiên cứu sinh ở Hoa Kỳ, Australia, Canada… có thể được cấp từ các trường nước ngoài.
Nghiên cứu sinh đi các nước New Zealand, Nga, Trung Quốc, Đức được cấp học phí và sinh hoạt trong thời gian 3 năm. Nếu trường nước ngoài yêu cầu các chương trình nâng cao với thời gian không quá 6 tháng thì nghiên cứu sinh sẽ được cấp học phí và sinh hoạt phí trong thời gian này.
Đối với các nước chưa có thỏa thuận hỗ trợ, có chương trình đào tạo tiến sĩ 4 năm, trong 3 năm đầu nghiên cứu sinh sẽ được cấp học bổng bao gồm sinh hoạt phí theo quy định của Nhà nước và học phí với mức không quá 15.000 USD/năm. Năm thứ 4 sẽ xem xét việc cấp tiếp học bổng trên cơ sở kết quả học tập và nghiên cứu tốt của nghiên cứu sinh các năm trước.
Giảng viên đi học thạc sĩ sẽ được cấp học bổng trong thời gian quy định của trường nước ngoài nhưng không quá 2 năm, trong đó mức sinh hoạt phí theo quy định của Nhà nước và học phí với mức không quá 15.000 USD/năm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các Đại học, Học viện, các Trường đại học, cao đẳng, các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố triển khai rộng rãi và khẩn trương thông báo này cho mọi giảng viên biết, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các giảng viên đáp ứng các điều kiện được đăng ký dự tuyển.
Giám đốc các Đại học, Học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng cần có kế hoạch cử giảng viên đi đào tạo theo kế hoạch 3 – 5 năm, bắt đầu từ năm 2008 đến năm 2017 để thực hiện mục tiêu nâng tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của các trường đại học, cao đẳng theo lộ trình của Chính phủ.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
(Kèm theo Thông báo số 13708 /TB-BGDĐT ngày 31 / 12 / 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Danh sách các chương trình đào tạo phối hợp đang thực hiện
STT |
Trường đại học Việt Nam |
Trường đại học nước ngoài |
Các chuyên ngành đào tạo tiến sĩ |
Các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ |
|
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH QG Hà Nội) |
Viện Khoa học và Công nghệ Cấp cao Nhật Bản (JAIST) |
Công nghệ Nano |
Công nghệ Nano |
|
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH QG Hà Nội) |
Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju (GIST) |
Khoa học và Công nghệ Môi trường |
Khoa học và Công nghệ Môi trường |
|
Trường Đại học Công nghệ (ĐH QG Hà Nội) |
Đại học Paris Sud 11 |
Công nghệ Nano CN thông tin Tự động hoá |
Công nghệ Nano |
|
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH QG Hà Nội) |
ĐH Kỹ thuật Dresden (TU Dresden - Đức) |
|
Quản lý rác thải |
|
5 Cơ sở Đào tạo VN: Trường ĐH KH Tự nhiên (ĐH QG TPHCM) Trường Đại học Bách khoa (ĐH QG TPHCM) Trường ĐH Bách khoa HN Trường Đại học Công nghệ (ĐH QG HN) Viện Công nghệ Thông tin (Viện KH Công nghệ VN) |
Viện Khoa học và Công nghệ Cấp cao Nhật Bản (JAIST) |
CN Thông tin Khoa học tri thức |
Công nghệ Thông tin |
|
Trường ĐH Kinh tế (ĐH QG Hà Nội) |
Đại học Massey (New Zealand) |
Kinh tế |
|
|
Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM) |
Đại học Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT- Australia) |
CN Thông tin, CN Sinh học, CN môi trường |
CN Thông tin, CN Sinh học, CN môi trường |
|
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội |
Viện Bách khoa Quốc gia Grenoble |
Kỹ thuật |
|
|
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội |
Đại học Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT- Australia) |
CN Thông tin, CN Sinh học, CN môi trường, |
|
|
Viện Công nghệ Sinh học (Viện KH và Công nghệ VN) |
Đại học Greifswald Đại học Rostosk, Đại học Hannover, Đại học Mainz (Đức) |
CN Sinh học, Địa chất học, KH Môi trường, Khoa học Tự nhiên |
|
|
Viện Cơ học (Viện KH Công nghệ VN) |
ĐH Bách khoa Paris |
Cơ học |
|
|
Viện Khoa học Vật liệu (Viện KH và Công nghệ VN) |
Đại học Tổng hợp Osaka |
Khoa học Vật liệu và Công nghệ Nano ứng dụng |
Khoa học Vật liệu và Công nghệ Nano ứng dụng |
|
Viện Vật lý và Điện tử (Viện KH và Công nghệ VN) |
Viện Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Québec (Canada) |
Điện ứng dụng, Khoa học Tự nhiên |
|
|
Viện Hoá học (Viện KH và Công nghệ VN) |
Đại học Halle Wittenberg (Đức) |
Hoá học Hoá dược
|
|
|
Viện Hoá (Viện KH Công nghệ VN) |
Viện Nông học Quốc gia Paris- Grignon, Đại học Poitiers (France) |
Hoá phân tích Hoá Môi trường |
|
|
Trường ĐH Xây dựng Hà Nội |
Đại học Liège (Bỉ) |
Cơ học xây dựng |
|
|
Trường ĐH Xây dựng Hà Nội |
ĐH Công nghệ Delft (Hà Lan) |
Xây dựng |
|
|
Trường ĐH Nông Lâm TPHCM |
Đại học Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT - Australia) |
CN Thực phẩm, CN Sinh học |
CN Thực phẩm, CN Sinh học |
|
Đại Học Huế |
Đại học Công nghệ Vienna (Áo) |
Vật lý kỹ thuật Hoá học CN Thông tin |
|
|
Đại học Huế |
AIT (Thailand) ĐH Minsk (Belarus) |
CN Thông tin, Vật lý |
|
|
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội |
Đại học Katholieke Leuven (Bỉ) |
Hoá học |
|
|
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội |
Đại học Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT - (Australia) |
CN Thông tin, CN Sinh học, Hoá học ứng dụng |
CN Thông tin, CN Sinh học, Hoá học ứng dụng. Tiếng Anh |
|
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội |
ĐH Bretagne Occidentale, Viện Toán Toulouse (Pháp), Trường đào tạo sau đại học về Toán Zurich |
|
Toán học |
|
Viện Toán học (Viện KH Công nghệ VN) |
Đại học Paris - Sud 11 Đại học Paris 13 |
|
Toán học |
|
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân |
ĐH Quốc gia Australia |
Kinh tế |
|
|
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM |
ĐH Quốc gia Australia |
Kinh tế |
|
|
Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội |
ĐH Darmstadt (Đức) |
Kỹ thuật, Kinh tế Giao thông Vận tải |
|
|
Trường ĐH Kién trúc Hà Nội |
ĐH Melbourne (Australia) |
Kiến trúc, Quy hoạch |
|
|
Viện Khoa học và Công nghệ Xây dựng |
ĐH Xây dựng Maxcova |
Xây dựng |
|
|
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM |
ĐH Magdeburg (Đức) |
|
Giáo dục nghề quốc tế |
PHỤ LỤC 2
MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ
TUYỂN
(Kèm
theo thông báo số 13708 /TB-BGD&ĐT ngày 31 / 12 / 2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN SAU ĐẠI HỌC NĂM 2008
(ĐÀO TẠO TẠI CƠ SỞ NƯỚC NGOĐÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC)
Họ và tên:.................................................................................. Giới tính:..........………
Ngày, tháng năm sinh:........................……………………………...................................
Cơ quan công tác:…………………….........................................…………………..........
.........................................................................................................................................
Thuộc Bộ, Ngành, Tỉnh:............................................................................………………..
Hiện nay là cán bộ biên chế □ hợp đồng □ từ ngày / /
Địa chỉ gửi thư:
Điện thoại: cơ quan…………………...….…nhà riêng…………………..DĐ......................
E-mail:……………………………………………………………………………………………..
Trình độ học vấn:
6.1. Đại học: Hệ đào tạo..................... Thời gian đào tạo từ tháng / đến /
Trường:...............................................................................................................................
Nước....................................................................................................................................
Ngành:................................................................................Loại tốt nghiệp.........................
6.2. Thạc sĩ: Thời gian đào tạo từ tháng............/................đến tháng ............/..................
Cơ sở đào tạo:.....................................................................................................................
Nước:...................................................................................................................................
Chuyên ngành:...................................................................................................................
Đăng ký nguyện vọng dự thi:
7.1. Trình độ đào tạo (đề nghị khoanh số phù hợp): 1. Thạc sĩ 2. Tiến sĩ 3. Thực tập sinh
7.2. Ngành/chuyên ngành đào tạo:
7.3. Nước đăng ký đến học: 1. 2.
7.4. Trình độ ngoại ngữ:
Tiếng………. Trình độ: ……… Chứng chỉ: □ Có □ Không. Ngày cấp: ………. Nơi cấp:
Tiếng………. Trình độ: ……… Chứng chỉ: □ Có □ Không. Ngày cấp: ………. Nơi cấp:
7.5. Nơi đăng kí học ngoại ngữ (nếu cần) (đề nghị khoanh số lựa chọn):
1. Đại học Hà Nội 2. Đại học Đà Nẵng 3. Trung tâm SEAMEO RETRAC
XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN |
.....................,
ngày / /2007 |
PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ GỢI Ý VIẾT VỀ
DỰ ĐỊNH VÀ CHUẨN BỊ NGHIÊN CỨU
(Kèm theo thông báo số 13708 /TB-BGDĐT ngày 31 / 12 / 2007 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo)
Bài viết cần trình bày ba lý do vì sao xin đi làm NCS tại nước ngoài bằng học bổng của Nhà nước; các mục tiêu của mình và lý giải học bổng nhà nước có thể giúp đỡ đạt được mục tiêu đó như thế nào. Bài viết có độ dài khoảng 2 trang A4 dòng đơn. Bài viết rõ ràng, có chất lượng tốt sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc được các trường nước ngoài xem xét và chấp nhận. Một số nội dung gợi ý như sau:
Các kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu:
Nêu những kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu.
Trình bày một thử thách trong khoa học đã trải qua (có thể là thành công hoặc thất bại nào đó đáng nhớ), cách đối mặt với thử thách đó và các bài học rút ra sau đó.
Kế hoạch trong tương lai:
Lĩnh vực khoa học muốn nghiên cứu (có thể nêu một vài lĩnh vực chuyên ngành hoặc các vấn đề nghiên cứu chung theo thứ tự ưu tiên)
Nêu rõ mục đích và mức độ ảnh hưởng của đề tài này.
Diễn giải đề án dự định nghiên cứu sẽ đóng góp như thế nào cho việc xây dựng nền khoa học và công nghệ Việt Nam.
Một số trường nước ngoài còn quan tâm đến các công trình, bài báo, luận án… đã công bố của thí sinh, các giải thưởng đã đạt được, các thành tích hoạt động khoa học, xã hội khác… Các thí sinh nên sử dụng công cụ tìm kiếm google.com để vào trang web của trường, tìm hiểu về những trường mình dự định sang học tập, nghiên cứu và chuẩn bị dần hồ sơ xin học theo yêu cầu của trường bạn.
PHỤ LỤC 4 -A
(Kèm theo Thông báo số 13708 /TB-BGD&ĐT ngày 31/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập – Tự do – Hạnh phúc
*******
BẢN CAM KẾT
THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG ĐƯỢC CỬ ĐI ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tên tôi là: …………………………………………………………………………………………
Sinh ngày: ……………………………. Số CMND hoặc hộ chiếu:……………………………
Hiện là : ……………………………………………………………………………………………
Được Nhà nước cử đi học sau đại học tại nước ngoài để về làm giảng viên đại học, cao đẳng, tôi xin cam kết thực hiện các nghĩa vụ sau:
1. Chấp hành nghiêm túc Quy chế quản lý lưu học sinh ở nước ngoài, quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chấp nhận các quy định hiện hành của Nhà nước về tài chính.
2. Không xin chuyển trường, chuyển nước hoặc thay đổi khoá học, chương trình học. Cam kết tích cực học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn được cho phép. Nếu bị buộc thôi học sẽ bồi thường kinh phí theo qui định của Nhà nước. Nếu phải gia hạn sẽ tự túc kinh phí trong thời gian gia hạn.
3. Sau khi kết thúc khoá học về nước ngay và thực hiện mọi thủ tục cần thiết tại Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cam kết làm giảng viên lâu dài (6 năm cho người tốt nghiệp thạc sĩ và 12 năm cho người tốt nghiệp tiến sĩ) cho trường đại học, cao đẳng theo sự điều động của Nhà nước.
4. Tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi học ở nước ngoài.
5. Nếu không thực hiện đúng các điều đã cam kết trên, tôi xin bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo theo các quy định của Chính phủ và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
|
........................, ngày ...... tháng ......... năm |
|
Người cam kết |
Ý kiến xác nhận bảo lãnh của nhà trường:
Xác nhận anh/ chị …………………., hiện đang là giảng viên (biến chế hay hợp đồng?) .................. của Trường. Trường chúng tôi cam kết thực hiện trách nhiệm:
1. Tiếp nhận lại và bố trí công tác phù hợp với chuyên môn và trình độ đào tạo sau khi giảng viên có tên trên tốt nghiệp về nước.
2. Giúp đỡ, tạo điều kiện để giảng viên có tên trên được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian đi đào tạo ở nước ngoài.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan yêu cầu giảng viên có tên trên thực hiện đúng lời cam kết trên đây.
|
........................, ngày ...... tháng ......... năm |
|
Giám đốc/Hiệu
trưởng |
PHỤ LỤC 4-B
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
BẢN CAM KẾT
Thực hiện nghĩa vụ của người được cử đi đào tạo ở nước ngoài để làm giảng viên đại học, cao đẳng (đối với người đang làm việc ngoài nhà trường hoặc chưa có cơ quan công tác)
Kính gửi: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tên tôi là: …………………………………………………….. Sinh ngày: ……………………
Số CMND hoặc hộ chiếu (1): ………………………………. Hiện là (2): ……………………
Địa chỉ thường trú của gia đình:
Được cử đi học sau đại học tại nước ngoài để về làm giảng viên đại học, cao đẳng. TôI xin cam kết thực hiện các nghĩa vụ sau:
Chấp hành nghiêm túc Quy chế quản lý lưu học sinh ở nước ngoài, quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không xin chuyển trường, chuyển nước hoặc thay đổi khoá học, chương trình học.
Cam kết tích cực học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn quy định. Nếu bị buộc thôi học phải bồi thường kinh phí theo qui định của Nhà nước. Nếu phải gia hạn sẽ tự túc kinh phí trong thời gian gia hạn.
Sau khi kết thúc khoá học về nước ngay và thực hiện mọi thủ tục cần thiết tại Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cam kết làm giảng viên lâu dài (6 năm cho người tốt nghiệp thạc sĩ và 12 năm cho người tốt nghiệp tiến sĩ) cho trường đại học, cao đẳng theo sự điều động của Nhà nước.
Nếu không thực hiện đúng các điều đã cam kết trên, tôi xin bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo theo các quy định của Chính phủ và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc xử lý kỷ luật theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
|
........................, ngày ...... tháng ......... năm |
|
Người cam kết |
Cam kết của gia đình Họ và tên bố (mẹ): .......................................... Công tác tại: .................................................... Địa chỉ thường trú: .......................................... …………………………………………………… đại diện cho gia đình người có tên trên, cam kết: Nhắc nhở, động viên con em mình thực hiện đầy đủ các cam kết trên và các nghĩa vụ đã được quy định đối với lưu học sinh Nếu con em mình không thực hiện đúng cam kết nêu trên, tôi xin chịu trách nhiệm trước cơ quan hoặc chính quyền địa phương cùng con em mình bồi hoàn toàn bộ tất cả phí đã được Nhà nước cấp.
..................., ngày ...... tháng ....... năm ............. Bố (hoặc mẹ) ký và ghi rõ họ tên |
Xác nhận của cơ quan của bố, mẹ (hoặc địa phương, đối với cán bộ đã về hưu): Xác nhận ông (bà): ................................................................. Hiện đang công tác (hoặc đang thường trú) tại: …………………….…………………..………… …………………………………………………… Có con là: ...................................................... Sinh ngày: ………………………………………
..................., ngày ...... tháng ....... năm Chức vụ, ký tên và đóng dấu |
PHỤ LỤC 4
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ ĐI HỌC NCS TẠI ĐỨC
1. Familienname
(Bitte verwenden Sie die Schreibweise in Ihrem Pass; Hauptnamen unterstreichen)
Surname (please use exactly the same name as in your passport; please underline main name)
|
Vorname(n)
First name(s)
|
männlich weiblich akad. Titel
|
Geburtsdatum (Tag/Monat/Jahr)
|
Geburtsort
|
Geburtsland
Country of birth
Familienstand verheiratet unverheiratet Zahl der Kinder
2. Korrespondenzanschrift, unter der Sie bis zu einem evtl. Stipendienantritt ständig zu erreichen sind
|
Straße
|
PLZ, Ort, Provinz
|
Land
|
Telefon mit Vorwahl
|
Fax
|
|
3. Sekundarschule
Secondary school education
|
von / from (month/year)
|
bis /to (month/year)
|
Art des Abschlussexamens
|
(bitte Orginalbezeichnung)
(Orginal name of examination)
|
Erworben am (Tag/Monat/Jahr)
Awarded on (day/month/year)
|
Ergebnis
Result(s)
4. Hochschulstudium
(Universität/Technische Hochschule etc.)
higher education (university or other degre-awarding institution)
|
von/from … bis/to
|
an/at in/in
|
Fach/subject
|
von/from … bis/to
|
an/at in/in
|
Fach/subject
|
von/ from … bis/to
|
an/at in/in
|
Fach/subject
|
von/ from … bis/to
|
an/at in/in
|
Fach/subject
In welchem Studienjahr befinden Sie sich zum Zeitpunkt der Bewerbung ?/ Academic year at the time of application
|
Hauptfach / Main subject/major
|
Studienjahr / Academis year
|
Nebenfach / Subsidiary subject/minor
|
Studienjahr / Academic year
|
Zurzeit tätig an (Hochschule/Institution)
5. Abgelegte Hochschulexamen / Degrees held
|
Tag/Monat/Jahr / day/month/year
|
Bezeichnung des Examens / Exact degree title
|
Fach / Subject
|
Examensergebnis / Degree result
|
Vor Stipendienantritt noch beabsichtigte Examen
Degree(s) expected before taking up a possible scholarship
|
Voraussichtliches Abschlussdatum
Expected date of final examination
6. Gewünschte Gasthochschule/-institution (ggf. mehrere nach Prioritäten)
Choice of host university/institution in Germany (please give priorities of any)
|
1.
|
|
3.
|
Welche Gründe haben Sie
zu dieser Wahl bewogen?
Why have you chosen this/these
particular institution(s)?
|
Bestehen bereits Kontakte? nein ja, und zwar mit (Kopien beifügen)
7. Angestrebtes Studienfach an der deutschen Hochschule/Institution
|
8. Studien-/Forschungsvorhaben in Deutschland / Study/research projects in Germany
Bitte geben Sie hier das Vorhaben in Stichworten an und fügen Sie eine ausführliche, präzise Begründung getrennt bei Please only outline your project here and attach a precise and detailed description on separate sheet(s) |
|
9. Welche Fachprofessoren haben zu diesem Antrag Gutachten abgegeben?
Bitte Name, Fach, Hochschule/ Institution angeben Please give name, academic field, university/institution |
|
10. Sprachkenntnisse / Language skills
|
Seit wann und wo lernen Sie Deutsch?
Bitte Sprachzeugnisse und ggf. weitere Sprachzeugnisse beifügen
|
Sonstige Sprachkenntnisse
knowledge of other languages
sehr gut gut mittel schwach
very good good fair poor
|
sehr gut gut mittel schwach
very good good fair poor
|
sehr gut gut mittel schwach
very good good fair poor
11. Wurden Sie bereits durch ein Stipendium gefördert? / Have you received a scholarship in the past?
|
nein ja, von – bis (Daten), Programm
no yes, give exact dates and title of programme
Werden/wurden Sie bereits durch andere Institutionen gefördert? / Are you/Have you been sponsored by other institutions?
|
nein ja, von – bis (Daten), bei (Institution)
no yes, give exact dates and name of sponsor
Haben Sie sich gleichzeitig bei anderen Organisationen beworben? / Are you currently applying to other institutions?
|
nein ja, bei (Institution)
no yes, name of institution
Wenn ja, liegt schon eine Entscheidung vor und welche? / If yes, what decision have you received?
|
Bitte informieren Sie den WUS umgehend, wenn Sie ein anderes Stipendium erhalten.
Please notify the WUS immediately, should you be granted another scholarship.
12. Bisherige Studien-/
|
im Ausland von mindestens einem Monat
Previous visits abroad für study or work of at least one month
13. Praktische/berufliche Tätigkeit während oder im Anschluss an das Studium
bitte lückenlos angeben von ... bis ... wo? Art der Tätigkeit Position/berufliche Stellung (exakt angeben)
please give complete information from … to … where? type of work position/professional status (give exact title)
|
Gegenwärtige Tätigkeit: bitte Nachweis beifügen / Present professional occupation; plese enclose written proof
|
14. Werden Sie für den Deutschlandaufenthalt freigestellt/beurlaubt?
nein ja, nach Möglichkeit Bestätigung des Arbeitgebers beifügen
no yes, (if possible enclose confirmation from your employer)
Wenn ja, mit Fortzahlung der Bezüge? nein ja
15. Welches Berufsziel streben Sie an? / What professional career do you envisage?
|
16. Womit beschäftigen Sie sich außerhalb Ihres Studiengebietes? / What are your extracurricular interests?
|
17. Sonstige Bemerkungen/Hinweise, die Ihnen im Zusammenhang mit der Bewerbung wichtig erscheinen
|
Other information/remarks which seem important to you in connection with this application
18. Name und Anschrift des nächsten Angehörigen, der bei dringenden Anlässen zu benachrichtigen ist
|
Name
name
|
Straße
|
Postfach
|
PLZ/Ort
|
Provinz
|
Land
|
Telefon (mit Vorwahl)
|
Fax, email
Ich versichere die Richtigkeit der oben gemachten Angaben. Änderungen und Zusätze werde ich dem WUS umgehend bekanntgeben.
Die Hinweise zum Stipendienantrag sowie die Ausführungen zur Datenerfassung habe ich zur Kenntnis genommen, insbesondere, dass die Verantwortung für die Vollständigkeit dieses Antrags bei mir liegt. Ich erkläre mich damit einverstanden, dass die Bewerbungsunterlagen beim WUS verbleiben.
I certify that the information provided in this application is accurate to the best of my knowledge. Furthermore I agree to inform the WUS immediately of any changes and amendments.
I have taken note of the information provided in and regarding this application as well as the notice about the storage of personal data. I accept responsibility for the completeness of my application. I agree that this application and accompanying documents shall remain with the WUS.
|
|
Datum / Date
|
Unterschrift / Signature
PHỤ LỤC 4
MẪU THƯ GIỚI THIỆU ĐI LÀM NCS TẠI ĐỨC
Gutachten für / Report for:
Name des Gutachters/der Gutachterin:
Stellung / Postition:
Fach / Subject:
Hochschule / University:
Anschrift / Address:
1. Woher und wie lange kennen Sie die Bewerberin / den Bewerber?
|
Since when and in what capacity have you known the applicant?
2. Die Bewerberin/der Bewerber zählt(e) zu den besten Studierenden/Doktoranden (in %):
The applicant is/was among the best students/doctoral students (in %):
5% 10% 20% 30% keine Aussage möglich / no assessment pssible
3. Wodurch zeichnet sich die Bewerberin/der Bewerber fachlich und persönlich aus und wie beurteilen Sie ihr/sein Potenzial
How does the applicant stand out in academic and personal terms and how would you assess his/her potential?
|
4. Wie beurteilen Sie die Vorbereitung, Durchführbarkeit, Relevanz und den Zeitplan des Promotions-
vorhabens?
How would you assess the preparation, feasibility, relevance and schedule of thePhD- project in question?
|
5. Welche Bedeutung hat das beantragte Stipendium für den wissenschaftlichen und beruflichen Werdegang der Bewerberin/des Bewerbers und/oder ihre/seine Heimatinstitution?
Of what significance is the aspired scholarship to the applicant´s academic and professional career and/or to his/her home institution?
|
6. Zusätzliche Informationen, die für die Entscheidung über das Promotionsvorhaben von Bedeutung sein könnten:
Additional information that could be of importance to the scholarship award decision:
|
7. Befürwortung / Degree of approval
Befürwortung mit Nachdruck
Befürwortung
Befürwortung mit Einschränkung
|
Ort, Datum
|
Unterschrift des Gutachters/der Gutachterin, Stempel
MẪU TỜ KHAI ĐĂNG KÝ ĐI HỌC NCS TẠI ĐH UTSUNOMIYA, NHẬT BẢN
Form A
APPLICATION FORM
Please fill in this application form.
Name in full |
Family Name Middle Name Given Name |
Stick a photograph of your face |
||
Nationality |
|
Sex |
Male Female |
|
Date of birth |
Year Month Day |
Age |
Year old |
|
Present address |
TEL : e-mail address : |
Educational History
List, in chronological order, the schools you attended (including high school)
Name of School |
Date |
No. ofYears |
Address of School |
||
|
~ |
|
|
||
|
~ |
|
|
||
|
~ |
|
|
||
|
~ |
|
|
Employment History
List in chronological order.
Name of office |
Date |
No. of Years |
Address of office |
||
|
~ |
|
|
||
|
~
|
|
|
||
|
~ |
|
|
Research field
Write your specialty in scientific field until now.
|
List your published papers in chronological order.
|
Supervisor
Please write the name of proposed supervisor according to priority.
Proposed supervisor 1 :
Title of study : |
Proposed supervisor 2 :
Title of study : |
Proposed supervisor 3 :
Title of study : |
I certify that the above statements are true and correct to the best of my knowledge.
Date : Signature of Applicant :
Please write a detailed plan of your study in Utsunomiya University.
Proposed supervisor: |
Your name: |
Title of your study : |
|
Your plan:
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.