BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2008 |
Ngày 31/3/2008 tại Văn phòng Bộ GTVT, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức - Trưởng Ban Chỉ đạo đã chủ trì cuộc họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo dự án “Nghiên cứu tổng thể phát triển bền vững GTVT” (VITRANSS 2). Tham dự cuộc họp về phía Việt Nam có các thành viên Ban Chỉ đạo dự án (có danh sách kèm theo), phía Nhật Bản có giáo sư Morichi - cố vấn cấp cao của nghiên cứu VITRANSS 2, ông H.Nakagawa - Trưởng Văn phòng JICA Việt Nam, ông Iwata - Trưởng Đoàn nghiên cứu JICA và một số thành viên đoàn nghiên cứu.
Ban Chỉ đạo đã nghe ông Iwata - Trưởng Đoàn nghiên cứu trình bày báo cáo tiến độ 1 của nghiên cứu VITRANSS 2. Sau phiên thảo luận của các thành viên Ban Chỉ đạo, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã kết luận như sau:
1. Cơ bản nhất trí với các đề xuất của đoàn nghiên cứu đã nêu trong báo cáo tiến độ 1.
2. Đề nghị các thành viên trong Ban Chỉ đạo có ý kiến bằng văn bản theo lĩnh vực mình quản lý về nội dung báo cáo tiến độ 1, gửi về Bộ GTVT (qua Viện Chiến lược phát triển GTVT tổng hợp) trước ngày 15/4/2008.
3. Thống nhất thời điểm cuối tháng 6/2008 họp Ban Chỉ đạo lần 3 để có ý kiến về nội dung báo cáo, nhất là 2 dự án lớn đường sắt cao tốc Bắc - Nam và đường bộ cao tốc Bắc - Nam để Ban Chỉ đạo báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian giữa các cuộc họp Ban Chỉ đạo, Bộ GTVT sẵn sàng gặp, trao đổi với Đoàn nghiên cứu JICA về các nội dung và vấn đề liên quan của nghiên cứu.
4. Thống nhất tổ chức hội thảo tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM về đường sắt và đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Giao Vụ KHĐT có văn bản gửi TEDI và Cục Đường bộ để phối hợp tiến độ với tư vấn JICA về quy hoạch chi tiết đường bộ cao tốc Bắc - Nam và có bài trình bày tại Hội thảo.
II. NHẬN XÉT VỀ ĐỀ XUẤT CỦA TƯ VẤN JICA ĐỐI VỚI CÁC LĨNH VỰC CỦA NGHIÊN CỨU:
- Cơ bản thống nhất với các đề xuất của tư vấn JICA. Cục Đường sắt và TCTy ĐSVN cung cấp cho tư vấn JICA các tài liệu liên quan về mạng đường sắt tiểu vùng, đường sắt 2 hành lang, 1 vành đai; đường sắt xuống đồng bằng sông Cửu Long sẽ kéo dài đến Cần Thơ.
- Đường sắt cao tốc Bắc - Nam: Thống nhất trong giai đoạn đến 2030 điểm đầu - cuối tuyến là Hà Nội và TP.HCM. Hướng tuyến mới phải xác định ở vị trí phù hợp để khắc phục những bất lợi của tuyến hiện tại do thường xuyên bị tàn phá bởi thiên tai. Tuyến hiện tại cũng vẫn phải được cải tạo, nâng cấp phục vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách (cự ly gần). Phân kỳ đầu tư ưu tiên theo thứ tự đoạn TP.HCM - Nha Trang, Hà Nội - Đà Nẵng. Tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản sử dụng tiêu chuẩn đường sắt cao tốc Nhật Bản, tốc độ ban đầu là 300 km/h. Lưu ý điểm đấu nối với giao thông đô thị tại Hà Nội và TP.HCM phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và phát huy vai trò của ga trung tâm của 2 thành phố. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đang giao TCTy ĐSVN chọn tư vấn lập báo cáo đầu tư. Đề nghị TCTy ĐSVN chỉ đạo tư vấn phối hợp chặt chẽ với tư vấn JICA để đảm bảo chất lượng của báo cáo và đáp ứng tiến độ yêu cầu.
- Khu vực phía Bắc: Đối với sân bay Nội Bài cần khẳng định quy mô 50 triệu HK/năm để xác định quy mô hệ thống cơ sở hạ tầng nối Hà Nội tới sân bay và điều chỉnh quy hoạch hướng tuyển đường sắt Hòa Lạc - Nội Bài. Khẳng định quy hoạch và quy mô các sân bay Cát Bi, Nà Sản, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai… cho phù hợp.
- Khu vực Tây Nguyên: Đề nghị khẳng định vai trò giữa sân bay Pleiku và Buôn Mê Thuột, trong đó sân bay Pleiku phục vụ máy bay tầm trung và tầm xa vì Pleiku và Kontum là trung tâm kết nối tuyến vận tải VN - Lào - Campuchia.
- Khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Đề nghị khẳng định quy mô tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất và thời điểm khởi động, quy mô của sân bay Long Thành.
6. Về logistic, ATGT, môi trường: Cơ bản thống nhất với các đề xuất của tư vấn JICA.
8. Về hệ thống giao thông toàn diện/liên kết: Lưu ý vấn đề cạnh tranh giữa nhà nước và tư nhân.
9. Về danh mục các dự án ngành GTVT:
- Nghiên cứu mới đề cập đến danh mục các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn, dự án trọng điểm kêu gọi đầu tư. Đề nghị bổ sung tổng nhu cầu bao gồm cả các dự án trong các chương trình phát triển bền vững, các dự án địa phương,…
- Đề nghị phân tích rõ khả năng đầu tư BOT trong điều kiện thực tế hiện nay để có hành xử đúng về sự tham gia của nhà nước vào phát triển hạ tầng (PPP).
Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ thông báo đến các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, đơn vị liên quan biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.