BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7907/TB-BNN-VP |
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2015 |
Ngày 23 tháng 9 năm 2015 tại tỉnh Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm - lúa tại đồng bằng sông Cửu Long”. Chủ trì Hội nghị có ông Vũ Văn Tám Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ông Mai Anh Nhịn Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang. Tham dự Hội nghị, đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT: Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy Lợi, Cục Trồng trọt, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, Long An, Bà rịa-Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Đại diện lãnh đạo các huyện có nuôi tôm-lúa của tỉnh Kiên Giang, các Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Trường Đại Học Cần Thơ, Cơ quan thông tấn báo chí trung ương và địa phương.
Hội nghị đã nghe Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, Cục Trồng trọt, Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2, Viện Quy hoạch thủy lợi, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia báo cáo hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển tôm-lúa tại đồng bằng sông Cửu Long, ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự. Sau khi nghe báo cáo của các đơn vị và ý kiến tham luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã kết luận như sau:
Phương thức nuôi tôm sú - lúa xuất hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long khá sớm, rõ nét nhất là từ năm 2000. Tính đến thời điểm hiện nay, diện tích nuôi tôm sú - lúa tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt gần 160.000 ha. Trên 1ha canh tác, với phương thức quảng canh thu được ngoài sản lượng lúa còn thu được thêm: 300-500 kg tôm sú và một số loại thủy sản khác như cua, cá,... đạt giá trị 100-120 triệu đồng, nếu quảng canh cải tiến có thể đạt trên 500kg tôm sú. Đây là phương thức canh tác không chỉ hiệu quả về kinh tế, mà còn là phương thức canh tác bền vững trên vùng đất xâm nhập mặn và có ý nghĩa nhiều mặt. Tôm sú là mặt hàng có thị trường khá ổn định và có nhiều lợi thế cạnh tranh. Với diện tích tiềm năng vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể phát triển lên 250.000 ha đến năm 2030, với giá trị có thể đạt 25.000-30.000 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho trên 1 triệu lao động nông thôn, là một hướng phát triển cần được khuyến khích và tập trung chỉ đạo. Để đạt được mục tiêu trên cần tập trung các nhóm giải pháp cơ bản sau:
a) Giao Tổng cục Thủy sản:
- Chủ trì phối hợp với Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản và các địa phương hoàn thiện thủ tục trình Bộ phê duyệt Quy hoạch Phát triển nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trong đó có quy hoạch tôm-lúa trong tháng 10/2015.
- Chủ trì xây dựng, khẩn trương trình Bộ phê duyệt Đề án Phát triển sản xuất bền vững tôm - lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030, trình Bộ phê duyệt trong quý IV năm 2015.
b) Giao Tổng cục Thủy lợi chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi và các địa phương rà soát, đề xuất điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt các công trình đầu mối có khả năng điều tiết mặn - ngọt để phục vụ cho các vùng quy hoạch phát triển tôm - lúa và cần xem xét đề xuất của tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh khác về sự phù hợp và tính hiệu quả của chủ trương ngọt hóa bán đảo Cà Mau đến năm 2020.
c) Giao Cục Trồng trọt xem xét, hướng dẫn, chỉ đạo đối với đề xuất của tỉnh Kiên Giang chuyển đổi vùng đất 2 vụ lúa thành 1 vụ lúa và 1 vụ tôm tại huyện Hòn Đất trên cơ sở khoa học, thực tiễn và đánh giá tác động đối với hệ sinh thái và tác động tới đất canh tác để giúp Bộ có căn cứ chỉ đạo khi các địa phương có nhu cầu.
d) Các địa phương rà soát, xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển tôm-lúa và những giải pháp quản lý và thực hiện quy hoạch.
a) Đối với giống tôm và các đối tượng thủy sản nuôi khác: Tổng cục Thủy sản chủ trì phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Viện, Trường, doanh nghiệp nghiên cứu, chọn tạo đảm bảo đủ giống tôm sú và giống các loại thủy sản nuôi đảm bảo chất lượng, sạch bệnh cho nhu cầu sản xuất.
b) Đối với giống lúa:
Giao Cục Trồng trọt phối hợp với các viện, trường, các địa phương tổng kết, chọn tạo và giới thiệu về bộ giống lúa chịu mặn để phổ biến cho người dân. Tiếp tục nghiên cứu tạo giống lúa hoặc cây trồng khác có khả năng chịu mặn > 5‰.
c) Đối với kỹ thuật nuôi tôm-lúa:
- Giao Tổng cục Thủy sản:
+ Chủ trì phối hợp với Cục Trồng trọt và các đơn vị chuyên môn và địa phương tổ chức nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện, hướng dẫn các quy trình canh tác tôm - lúa khác nhau phù hợp với các điều kiện sinh thái của từng vùng về phương thức nuôi, mật độ thả giống, thời vụ, kỹ thuật thiết kế đồng ruộng và qui mô để phát triển bền vững.
+ Chủ trì và xây dựng chương trình công tác quan trắc cảnh báo môi trường.
+ Hướng dẫn áp dụng VietGap trong nuôi tôm-lúa, quy trình thủ tục Chứng nhận sản phẩm tôm sinh thái, hỗ trợ người nuôi, địa phương triển khai thực hiện.
+ Chủ trì, phối hợp với Cục Trồng trọt, Tổng cục Thủy lợi, các Viện, Trường, địa phương và các tổ chức, đối tác nước ngoài sớm tổ chức Hội thảo khoa học, các diễn đàn chuyên đề về kỹ thuật nuôi và phát triển bền vững tôm-lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó cần sớm có định hướng phát triển tôm lúa theo hướng quảng canh hay quảng canh cải tiến (kết hợp cho ăn); năng suất, mật độ thả giống bao nhiêu thì hiệu quả, bền vững; tác động của chuyển đổi từ hình thức canh tác 2 vụ lúa sang 1 vụ tôm, 1 vụ lúa; tác động của cơ cấu giống thủy sản nuôi (tôm, cua, cá) đến hiệu quả và tính bền vững.
- Giao Cục Thú y chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản và các đơn vị liên quan hướng dẫn công tác phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
- Giao Tổng cục Thủy lợi và các địa phương nghiên cứu đề xuất giải pháp tổ chức kiểm soát, điều tiết mặn - ngọt vùng nuôi tôm - lúa.
- Giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia hàng năm triển khai mô hình tôm - lúa, tập huấn kỹ thuật, tổng kết để nhân rộng mô hình hiệu quả cao.
3. Giải pháp chỉ đạo và tổ chức sản xuất
a) Giao Tổng cục Thủy sản chủ trì và là đầu mối tham mưu, tổng hợp, đề xuất tổ chức hội nghị định kỳ hàng năm về phát triển sản xuất tôm - lúa.
b) Các Tổng cục, các Cục và các đơn vị thuộc Bộ đề xuất các giải pháp, hướng dẫn chuyên môn để phát triển sản xuất tôm - lúa.
c) Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng kết các mô hình, kinh nghiệm về thiết kế đồng ruộng sản xuất tôm - lúa; xây dựng, tổ chức các mô hình, giải pháp về liên kết và hợp tác trong sản xuất và kinh doanh tôm - lúa.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành, tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh áp dụng phù hợp với từng địa phương, như chính sách tín dụng, đất đai, hỗ trợ thiết kế xây dựng đồng ruộng, hỗ trợ bơm nước...
- Giao Tổng cục Thủy sản chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tham mưu, đề xuất chính sách hỗ trợ đặc thù cho vùng sản xuất tôm - lúa như chính sách hỗ trợ đầu tư ban đầu; chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ; chính sách khuyến khích liên kết, hợp tác sản xuất; chính sách khuyến khích sản xuất, chứng nhận sản phẩm sạch.
Văn phòng Bộ thông báo để các cơ quan, đơn vị, địa phương biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.