VĂN PHÒNG
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 537/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2023 |
KẾT LUẬN CỦA THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ TẠI CUỘC HỌP VỀ DỰ THẢO BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023, PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024; DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2024; DỰ THẢO BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2023; DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2024
Ngày 19 tháng 12 năm 2023, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp về dự thảo Báo cáo đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; dự thảo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024.
Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang, Lãnh đạo, đại diện Lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư; Quốc phòng; Công an; Tài chính; Công Thương; Y tế; Tài nguyên và Môi trường; Tư pháp; Xây dựng; Giao thông vận tải; Lao động – Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Nội vụ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các đại biểu dự họp, phát biểu của các Phó Thủ tướng Chính phủ, Thường trực Chính phủ kết luận như sau:
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, khẩn trương chuẩn bị ngắn gọn, không quá 01 trang A4 các nội dung sau: (i) thành tích nổi bật hơn năm 2022, hạn chế yếu kém và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ của ngành, lĩnh vực năm 2023, bảo đảm khách quan, rõ ràng, có số liệu chứng minh thuyết phục; (ii) dự báo bối cảnh tình hình năm 2024, xác định các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung thực hiện để tạo đột phá, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2024 và giai đoạn 2021 – 2025 theo các Nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ trong ngày 20 tháng 12 năm 2023 để tổng hợp.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp, nội dung chuẩn bị của các Bộ, cơ quan nêu trên để tiếp thu, giải trình, hoàn thiện các dự thảo Báo cáo, Nghị quyết phục vụ Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương vào ngày 05 tháng 01 năm 2024; trong đó lưu ý một số nội dung sau:
a) Năm 2023, tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, nhiều khó khăn, thách thức hơn so với dự báo. Các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu càng ngày càng phức tạp, khốc liệt hơn, già hóa dân số, xung đột địa chính trị, cạnh tranh chiến lược giữa nước lớn ngày càng gay gắt … tác động ngày càng nghiêm trọng đến triển vọng kinh tế thế giới và khu vực, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
b) Chú ý nêu công tác lãnh đạo điều hành có gì mới so với năm 2022, đây là nội dung rất quan trọng).
c) Nhấn mạnh, làm nổi bật hơn các kết quả đạt được trong năm 2023, nhất là: (i) Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là nước có tốc độ tăng trưởng GDP thuộc nhóm cao trong khu vực và thế giới. Kiểm soát tốt nợ công, bội chi ngân sách nhà nước trong giới hạn cho phép. Thị trường tiền tệ ổn định, mặt bằng lãi suất giảm; dư địa điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa được cải thiện. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt kết quả tích cực trong bối cảnh thương mại, đầu tư toàn cầu, khu vực bị thu hẹp. (ii) Các đột phá chiến lược được tập trung thực hiện, đạt kết quả tích cực với nhiều điểm sáng, đặc biệt là trong việc hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. (iii) Đạt và vượt các chỉ tiêu chủ yếu về xã hội, thể hiện rõ nét bản chất tốt đẹp của chế độ ta, “không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần”. (iv) Công tác quy hoạch có nhiều tiến độ. (v) Ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Công tác đối ngoại là điểm sáng với nhiều thành tích nổi bật, không ngừng nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. (vi) Nông nghiệp tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế trong bối cảnh khó khăn. Sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi. Hoạt động của các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước được cải thiện, có hiệu quả. Từng bước giải quyết có kết quả các vấn đề tồn đọng, kéo dài, các doanh nghiệp, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả, như chuỗi dự án khí điện Lô B, nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, các dự án đạm...
c) Làm rõ một số khó khăn, hạn chế của năm 2023 như: (i) Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, đặc biệt là công nghiệp phục hồi chậm. (ii) Công nghiệp chế biến chế tạo còn nhiều hạn chế; còn xảy ra tình trạng mất điện cục bộ trong tháng
5, tháng 6 năm 2023; (iii) Một số chỉ tiêu chủ yếu như tăng trưởng GDP, tăng năng suất lao động… chưa đạt mục tiêu đề ra. (iv) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. (v) Thủ tục hành chính còn rườm rà, nhất là thủ tục đầu tư. (vi) Một bộ phận cán bộ, công chức còn né
tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong thực thi công vụ. (vii) Đời sống một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn…
d) Về nguyên nhân:
- Nhấn mạnh nguyên nhân của kết quả đạt được gồm: (i) Có sự lãnh đạo của Đảng thường xuyên, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành, ủng hộ của Quốc hội, sự nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. (ii) Trong chỉ đạo, điều hành đã theo dõi sát, nắm chắc diễn biến tình hình, chủ động lắng nghe, giữ vững bản lĩnh, điều hành quyết liệt, linh hoạt, xuyên suốt, nhất quán, có phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, hiệu quả. (iv) Nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định để có dư địa thực hiện các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa tốt hơn.
- Làm rõ nguyên nhân của các khó khăn, hạn chế, nhất là: (i) Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp. (ii) Vướng mắc pháp lý chậm được tháo gỡ, đặc biệt là về đất đai…
đ) Phân tích, thể hiện sâu sắc hơn các bài học kinh nghiệm về sự đoàn kết, thống nhất; theo dõi sát, nắm chắc diễn biến, tình hình; có phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, đúng thời điểm, hiệu quả; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, cơ quan, địa phương …
e) Về một số nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới: (i) Tiếp tục ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. (ii) Có giải pháp quyết liệt, hiệu quả, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2024 và giai đoạn 2021 – 2025. (iii) Tiếp tục thực hiện quyết liệt, thực chất, hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. (iv) Tập trung xử lý, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc liên quan đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản, xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, góp phần khơi thông các nguồn lực của nền kinh tế cho phát triển nhanh, bền vững. (v) Nghiên cứu, có giải pháp khắc phục dứt điểm tình trạng “lõm sóng”, thiếu điện ở một số địa bàn. (vi) Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn. (vii) Đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục hành chính theo tinh thần cơ chế, chính sách phải thông thoáng, điều hành phải thông minh, hạ tầng thông suốt. (v) Bám sát các Kết luận số 64-KL/TW của Trung ương, Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị, các Nghị quyết của Quốc hội để cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương.
3. Văn phòng Chính phủ và các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chuẩn bị các nội dung, công việc phục vụ Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với địa phương ngày 05 tháng 01 năm 2024, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
4. Giao các đồng chí Phó Thủ tướng: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các báo cáo được phân công tại Hội nghị.
5. Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thường trực Chính phủ các tài liệu phục vụ Hội nghị trong ngày 31 tháng 12 năm 2023.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.