BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5313/TB-BNN-VP |
Hà Nội, ngày 29 tháng 09 năm 2010 |
Ngày 22 tháng 9 năm 2010, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu đã chủ trì cuộc họp bàn về công tác phát triển giống tôm sú, tôm chân trắng chất lượng cao phục vụ sản xuất. Tham dự cuộc họp có Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ gồm: Tổng cục Thủy sản, Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Vụ Kế hoạch, Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, II, III. Về phía Doanh nghiệp có Giám đốc Công ty Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long. Sau khi nghe báo cáo và ý kiến phát biểu của các đơn vị dự họp, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuân Thu đã có ý kiến kết luận như sau:
1. Về tôm sú:
Tôm sú là đối tượng nuôi chủ lực ở ĐBSCL, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới nên cần làm chủ về công nghệ để phát triển sản xuất ổn định. Để có nguồn tôm giống chất lượng tốt, tăng trưởng nhanh, sạch bệnh và kháng bệnh cho nuôi thương phẩm, cần tập trung giải quyết vấn đề tôm bố mẹ theo 2 hướng: nghiên cứu chọn giống tôm sú tăng trưởng nhanh, kháng bệnh (lâu dài) và chọn dòng tôm chất lượng cao, sạch bệnh để tạo nguồn tôm bố mẹ cung cấp cho sản xuất (trước mắt).
- Giao Vụ Khoa học công nghệ và môi trường đề xuất danh sách nhóm chuyên gia về di truyền chọn giống thủy sản (gồm chuyên gia trong nước và nước ngoài) để mời tham gia xây dựng Dự án quốc gia về chọn giống tôm sú tăng trưởng nhanh, kháng bệnh. Đề cương dự án hoàn thành giao Vụ KHCN&MT thẩm định và bố trí kinh phí từ nguồn Chương trình công nghệ sinh học thủy sản thực hiện giai đoạn 2012-2020.
- Giao Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, II xây dựng Dự án tạo nguồn tôm sú bố mẹ chất lượng cao, sạch bệnh để nhân rộng cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống tôm sú nhằm chủ động nguồn tôm bố mẹ phục vụ sản xuất giống.
2. Về tôm chân trắng
Dựa trên kết quả nuôi thử nghiệm thành công ở quy mô lớn dòng tôm chân trắng SIS (có nguồn gốc Florida, Mỹ) của Công ty Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long và kết quả tạo dòng tôm chất lượng, sạch bệnh có nguồn gốc Hawaii của Viện Nghiên cứu NTTS I, III:
- Giao Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề án và cấp kinh phí cho Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thực hiện việc nhập PL10 từ Hawaii để tạo nguồn tôm bố mẹ chất lượng cao, sạch bệnh cung cấp cho các cơ sở giống tôm chân trắng trong nước sản xuất năm 2011.
- Giao Viện Nghiên cứu NTTS I, II, III chủ động hợp tác với Công ty Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long và các đối tác nước ngoài (Hawaii, Colombia-Nauy, Florida-Singapore) lựa chọn dòng tôm tốt nhất đưa vào Việt Nam để tạo nguồn tôm bố mẹ cho sản xuất đồng thời sử dụng cơ sở vật chất tại các Trung tâm QG giống hải sản để sản xuất tôm bố mẹ quy mô lớn, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cung cấp cho các cơ sở sản xuất giống trong nước, hạn chế nhập khẩu các nguồn tôm bố mẹ từ nước ngoài.
- Giao Viện Nghiên cứu NTTS III phối hợp với Viện Nghiên cứu NTTS I, II xây dựng Dự án nhập công nghệ và vật liệu di truyền từ Viện Hải Dương Hawaii để thực hiện chương trình chọn giống tôm chân trắng tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, thích ứng điều kiện sinh thái 3 vùng Bắc, Trung, Nam tại Việt Nam. Tổng cục Thủy sản phê duyệt dự án công nghệ và bố trí kinh phí thực hiện từ nguồn chương trình giống “2194” giai đoạn 2011 – 2020.
3. Giao Vụ Khoa học công nghệ và môi trường lập Danh mục các công nghệ cần phải nhập từ nước ngoài để tạo sự đột phá và rút ngắn thời gian nghiên cứu, soạn thảo văn bản trình Chính phủ xin cơ chế sử dụng kinh phí từ nguồn Chương trình công nghệ sinh học thủy sản.
4. Giao Tổng cục Thủy sản chủ trì tổ chức Hội thảo bàn về cơ chế hoạt động, cơ chế phối hợp giữa các Trung tâm giống Quốc gia, Trung tâm giống cấp 1, 2 để tạo thành mạng lưới trên phạm vi cả nước.
Văn phòng Bộ xin thông báo đến các đơn vị liên quan biết để phối hợp triển khai thực hiện.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.