VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 507/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2017 |
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG TRƯƠNG HÒA BÌNH - CHỦ TỊCH ỦY BAN AN TOÀN GIAO THÔNG QUỐC GIA TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN SƠ KẾT CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG 9 THÁNG ĐẦU NĂM; NHIỆM VỤ QUÝ IV NĂM 2017
Ngày 21 tháng 10 năm 2017, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Quý III và 9 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ Quý IV năm 2017. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, các đồng chí là thành viên Ủy viên Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, lãnh đạo Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, lãnh đạo và thành viên Ban An toàn giao thông 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi nghe lãnh đạo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia báo cáo kết quả công tác 9 tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ Quý IV năm 2017; ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã kết luận như sau:
Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp của các Bộ, ngành, địa phương và đoàn thể, công tác thông tin truyền thông được đẩy mạnh nên tình hình trật tự an toàn giao thông trên cả nước trong quý III và 9 tháng đầu năm tiếp tục có những chuyển biến tích cực; tai nạn giao thông (TNGT) được kiềm chế; vận tải trong các dịp cao điểm lễ, Tết nhìn chung đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Trong 9 tháng đầu năm 2017, toàn quốc xảy ra 14.346 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.113 người, bị thương 11.785 người; so với cùng kỳ năm 2016 giảm 966 vụ (-6,24%), giảm 330 người chết (-5,11%), giảm 1.810 người bị thương (- 13,35%); 43 tỉnh, thành phố có số người chết vì tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm 2016.
Biểu dương các Bộ, ngành đã làm tốt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bao gồm: Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và 09 địa phương giảm trên 20% số người chết do TNGT là: Cao Bằng, Cà Mau, Quảng Ninh, Lào Cai, Thái Nguyên, Điện Biên, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Yên Bái; đặc biệt Cà Mau, Cao Bằng, Quảng Ninh giảm trên 35% số người chết do TNGT; Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án phân bổ kinh phí xử phạt về trật tự, an toàn giao thông cho ngân sách địa phương phù hợp hơn với thực tiễn nhiệm vụ; ngành Y tế cả nước đã thực hiện tốt việc cứu chữa cho nạn nhân các vụ tai nạn giao thông, góp phần giảm thương vong. Trong quý III, các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là ngành Giao thông vận tải, lực lượng quân đội, Công an đã nỗ lực, nhanh chóng khắc phục sạt lở nghiêm trọng nhiều tuyến đường do mưa lũ tại các tỉnh Tây Bắc và Bắc Trung Bộ để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.
Tuy nhiên, trong quý III và 9 tháng đầu năm 2017, tình hình trật tự, an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông hàng hải tăng cao so với cùng kỳ; tỷ lệ TNGT ở trẻ em vẫn còn cao so với tỷ lệ bình quân thế giới cũng như khu vực và có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2011-2016; còn xảy ra nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng; còn 08 địa phương có số người chết do TNGT tăng trên 10% là: Quảng Bình, Khánh Hòa, Quảng Trị, Cần Thơ, Hải Phòng, Tuyên Quang, Hậu Giang, Lai Châu, đặc biệt là tỉnh Hậu Giang và tỉnh Lai Châu có số người chết tăng trên 40%; ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu gia tăng trở lại.
Việc thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia trong thời gian qua đã có những kết quả nhất định; tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, đặc biệt là việc gắn và xử lý trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị chức năng trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ở một số địa phương còn chưa nghiêm; chưa phát huy tốt vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trong tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và vận động nhân dân xây dựng văn hóa giao thông. Bên cạnh đó, các điểm đen về tai nạn giao thông, nhất là điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, lối đi dân sinh qua đường sắt chưa được giải quyết triệt để; còn tái diễn hiện tượng xe chở hàng quá tải trên đường bộ; tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông diễn ra phổ biến; khai thác cát, sỏi trái phép vẫn còn phức tạp; những hạn chế trong công tác tập huấn, phổ biến và thực thi pháp luật; ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông vận tải cũng như giám sát, xử lý vi phạm chưa tốt; chất lượng đào tạo, sát hạch đối với lái xe ô tô khách, ô tô tải và lái xe container còn nhiều bất cập... tác động tiêu cực đến hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG QUÝ IV NĂM 2017
Nhằm mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông từ 5% - 10% cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết, bị thương trong năm 2017, khắc phục ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn, các Bộ, ngành thành viên của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong đó chú trọng một số nhiệm vụ sau:
1. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia:
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân TNGT do Liên hợp quốc phát động.
- Hoàn thành các văn bản: Quy chế báo cáo về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; xây dựng Kế hoạch và dự toán kinh phí năm An toàn giao thông 2018 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia với chủ đề “Năm An toàn giao thông cho trẻ em”; dự thảo Công điện Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán 2018; tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết an toàn giao thông năm 2017.
- Thường xuyên nắm bắt tình hình và chỉ đạo kịp thời về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với các hoạt động của Hội nghị cấp cao APEC tháng 11 tại Đà Nẵng và các địa phương có liên quan.
- Khẩn trương ban hành Quy chế báo cáo về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với các Bộ, ngành và Ban An toàn giao thông các tỉnh, thành phố, có tiêu chí cụ thể đánh giá kết quả và chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất quy chế xử lý trách nhiệm người đứng đầu địa phương, đơn vị trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Bộ Giao thông vận tải tiếp tục hoàn thành kế hoạch xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật năm 2017, đặc biệt là văn bản hướng dẫn Luật đường sắt mới; trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trước ngày 31 tháng 12 năm 2017, tổng kết và đề xuất sửa đổi Luật giao thông đường bộ năm 2008.
- Tiếp tục rà soát, xử lý các điểm đen, mất an toàn giao thông trên hệ thống đường quốc lộ; phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng đường gom, sớm dứt điểm xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt; khẩn trương tổ chức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng kết hợp với lắp đặt hệ thống cân tải trọng xe tự động nhằm minh bạch hoạt động thu giá và khắc phục triệt để những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động thu giá của các dự án BOT đến trật tự, an toàn giao thông, báo cáo kết quả tại cuộc họp tổng kết an toàn giao thông năm 2017.
- Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý an toàn giao thông của các đơn vị kinh doanh vận tải và xử lý nghiêm vi phạm, tước giấy phép kinh doanh vận tải đối với nhũng đơn vị có phương tiện vi phạm gây TNGT nghiêm trọng; bổ sung quy định nâng tiêu chuẩn được nâng hạng giấy phép và siết chặt quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép cho lái xe khách, xe tải, xe container; tổ chức tốt hoạt động vận tải trong dịp Tết.
- Tập trung chỉ đạo bảo đảm tuyệt đối an ninh, trật tự cho các hoạt động của Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng và các địa phương liên quan.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; trong đó tăng cường thực hiện "xử phạt nguội" thông qua dữ liệu của các thiết bị ghi âm, ghi hình...
- Đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả công tác quản lý biển số xe ô tô, xe mô tô và công tác quản lý giấy phép lái xe bị tạm giữ, tước quyền sử dụng. Khẩn trương sửa đổi Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công an quy định về đăng ký xe theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2699/VPCP-NC ngày 22 tháng 3 năm 2017.
- Tổ chức sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt và chống ùn tắc giao thông.
4. Bộ Tài chính ưu tiên bố trí vốn cho hoạt động bảo đảm giao thông, khắc phục hậu quả đợt mưa lũ vừa qua; xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 137/2013/TT-BTC về quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí bảo đảm trật tự an toàn giao thông do ngân sách nhà nước cấp, hoàn thành trong quý IV năm 2017.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tiếp tục chỉ đạo tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông; siết chặt kỷ cương công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe; công tác quản lý phương tiện; duy trì kiểm soát tải trọng phương tiện, sớm chấm dứt tình trạng xe quá tải hoạt động; phối hợp với Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải có biện pháp xử lý nghiêm, ngăn chặn và chấm dứt việc khai thác cát, sỏi trái phép trên các tuyến sông; kiên quyết lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông; tiếp tục phát huy vai trò cấp ủy, chính quyền và hệ thống y tế của địa phương trong công tác khắc phục, xử lý hậu quả tai nạn giao thông.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện kiểm soát, cảnh giới và bảo đảm an toàn tại đường ngang và lối đi tự mở qua đường sắt; gắn và xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu phát sinh lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; phát huy vai trò các đoàn thể chính trị, xã hội trong vận động nhân dân thực thi pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tổ chức tốt công tác tự quản tại cơ sở, đặc biệt là trong việc phát hiện, cảnh báo và xử lý các điểm đen, lối đi tự mở trái phép qua đường sắt.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành luật lệ giao thông, xây dựng văn hóa giao thông.
- Tiếp tục kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban An toàn giao thông cấp tỉnh và cấp huyện theo Quyết định số 22/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; lập kế hoạch và dự toán kinh phí an toàn giao thông năm 2018.
- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tiếp tục triển khai kế hoạch lập lại trật tự giao thông đô thị; có giải pháp phù hợp, ổn định để quản lý hiệu quả vỉa hè, lòng đường, ưu tiên cho người đi bộ và phương tiện công cộng; giữ gìn trật tự đô thị kết hợp chặt chẽ với việc sắp xếp và tổ chức lại, bảo đảm cuộc sống của người dân nghèo đang mưu sinh trên vỉa hè; tiếp tục nâng cao chất lượng vận tải công cộng gắn với quản lý sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; phân luồng, điều tiết giao thông và hướng dẫn tham gia giao thông qua các điểm hay ùn tắc giao thông, các đoạn tuyến có công trình xây dựng chiếm dụng lòng lề đường, bị ngập nước do mưa, triều cường...
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, cơ quan có liên quan biết, thực hiện./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.