VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 491/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2017 |
Ngày 11 tháng 8 năm 2017, tại Trụ Sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp về việc Quy hoạch xây dựng đến năm 2030 hệ thống trụ sở làm việc của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể tại Thủ đô Hà Nội. Tham dự cuộc họp có đại diện Lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp, Giao thông vận tải, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương; Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Xây dựng và ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng kết luận như sau:
1. Thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các quy định của pháp luật về đất đai và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu của Nhà nước, việc di dời trụ Sở của một số Bộ, ngành, cơ quan trung ương hiện nay là rất cần thiết. Đến nay, Bộ Xây dựng đã bố trí sắp xếp được các vị trí và đề xuất danh mục trụ sở của các cơ quan cần di dời.
2. Việc quy hoạch, đầu tư, sắp xếp cũng như di dời trụ sở của các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn Thủ đô từ lâu đã được Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện. Công tác quy hoạch, đầu tư, sắp xếp...không chỉ đáp ứng, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan, góp phần phục vụ công tác cải cách hành chính được hiệu quả hơn, mà còn là yêu cầu xây dựng, quản lý đô thị hiện đại, văn minh, phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội.
3. Trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã tổ chức nghiên cứu, đề xuất phương án quy hoạch 02 khu vực để di dời trụ sở của một số Bộ, ngành, cơ quan trung ương. Đồ án quy hoạch của Bộ Xây dựng đã nêu rõ sự cần thiết và yêu cầu khi thực hiện di dời trụ sở các cơ quan; vị trí di dời, mô hình bố trí công trình, các giải pháp đầu tư. Phương án đề xuất nêu trên là cơ sở quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án.
II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
Để tiếp tục hoàn thiện Đồ án quy hoạch nêu trên, yêu cầu Bộ Xây dựng triển khai thực hiện một số nội dung công việc sau:
1. Về việc di dời trụ sở của các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương:
a) Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các bộ, ngành, cơ quan trung ương các đoàn thể tổ chức rà soát hiện trạng việc sử dụng trụ sở làm việc tại thành phố Hà Nội của các cơ quan (bao gồm trụ sở làm việc chính và trụ sở của các cơ quan, đơn vị trực thuộc) làm căn cứ xem xét, tính toán tổng thể về nhu cầu đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, đề xuất phương án chung về sử dụng các cơ sở nhà, đất do các cơ quan đang quản lý, sử dụng;
b) Tổng hợp nhu cầu về di dời trụ sở của các cơ quan; trên cơ sở đó, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc và đơn vị tư vấn phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan tổ chức rà soát kỹ lưỡng và phân loại việc di dời theo mức độ cấp thiết và theo giai đoạn di dời (thực hiện di dời ngay, di dời theo kế hoạch ngắn hạn, dài hạn...);
c) Đề xuất phương án cụ thể việc sử dụng diện tích đất tại các vị trí cũ sau khi các cơ quan di dời đến vị trí mới; đề xuất xây dựng quy hoạch đối với các khu đất tại vị trí cũ để có cơ sở xây dựng phương án huy động tài chính từ quỹ đất sau khi di dời.
2. Khu vực quy hoạch trụ sở mới phải được kết nối thuận lợi với khu trung tâm các cơ quan của Đảng, Nhà nước để đảm bảo sự phù hợp trong hoạt động, sử dụng và giao dịch; kết nối hạ tầng, tạo bộ mặt kiến trúc đô thị văn minh, hiện đại, có quy mô phù hợp và tiết kiệm. Nghiên cứu bố trí quỹ đất dự trữ phát triển, thiết kế công trình theo tiêu chí kiến trúc xanh, đáp ứng điều kiện về môi trường.
3. Về các phương án quy hoạch: Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu các phương án quy hoạch tập trung, phân tán, gồm hợp khối, chia lộ đảm bảo tính khả thi, sự phù hợp về nguồn lực đầu tư, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư, lộ trình để thực hiện đến năm 2020, giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 và sau năm 2030; đề xuất các hình thức đầu tư xây dựng (sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc nguồn vốn xã hội hóa).
4. Về việc xây dựng Tháp truyền hình Việt Nam: Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan đề xuất phương án sử dụng diện tích đất tại khu vực dự kiến xây dựng Tháp truyền hình Việt Nam.
5. Trên cơ sở thực hiện các nội dung công việc nêu trên, Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện các bước lập, thẩm định và trình phê duyệt Đồ án quy hoạch theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 10 năm 2017.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các cơ quan, đơn vị liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.