BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 486/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2009 |
Ngày 23 tháng 10 năm 2009, tại Văn phòng Bộ GTVT, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã chủ trì cuộc họp thống nhất nội dung công tác hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Tham dự buổi họp có Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) Tư vấn CPCS, Lãnh đạo và chuyên viên Vụ KHĐT, Vụ KHCN, Vụ QHQT, Vụ KCHT, Cục QLXD & CLCTGT, Cục ĐBVN, Tổng công ty ĐT&PT ĐCTVN (VEC), Ban QLDA 85 và Tư vấn TEDI.
Sau khi nghe Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra các nội dung cần thống nhất để hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, ý kiến của các đại biểu tham dự, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã kết luận các nội dung cụ thể như sau:
1. Các đề xuất về kỹ thuật của WB:
- Vận tốc thiết kế: Đồng ý với đề xuất từ phía WB tăng tốc độ thiết kế tối đa lên 120 km/h, yêu cầu Tư vấn TEDI nghiên cứu tốc độ thiết kế từ 100km/h lên 120km/h phù hợp cho từng đoạn tuyến để tăng hiệu quả khai thác của dự án;
- Kết cấu mặt đường: Kết cấu mặt đường đó được TEDI thiết kế trong F/S 2005 theo Quy trình thiết kế áo đường mềm 22TCN 211-93 đến nay đó được thay thế bằng Quy trình thiết kế 22 TCN 211-06. Vì vậy cần cập nhật thiết kế mặt đường theo Quy trình thiết kế 22 TCN 211-06 đảm bảo chất lượng ổn định công trình;
- Trạm bảo vận hành và duy tu bảo dưỡng: Đồng ý xây dựng 1 trạm vận hành và duy tu bảo dưỡng tại Tam kỳ thay cho hai trạm tại Đà Nẵng và Quảng Ngãi ;
- Hệ thống thu phí: Các trạm thu phí thiết kế 1 chiều có từ 3 cửa trở lên trong đó tối thiểu 1 cửa thu phí tự động, 2 cửa khác bán tự động và/hoặc thu phí bằng tay;
- Trung tâm điều hành đường cao tốc: Chỉ thiết kế 1 trung tâm tại Miền Trung và bố trí ở khu vực Đà Nẵng. Trung tâm này có khả năng kết nối hệ thống quản lý toàn tuyến đường bộ cao tốc phạm vi từ Huế đến Đồng Nai, phù hợp với qui hoạch 3 trung tâm điều hành đường cao tốc trên tuyến cao tốc Bắc Nam;
- Hệ thống giao thông thông minh (ITS): Giao Vụ khoa hoc công nghệ sớm xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật và thẩm định hệ thống quản lý ITS của dự án đã được Tư vấn đề xuất;
- Dải an toàn và làn dừng xe khẩn cấp: Để đảm bảo an toàn trong khai thác và duy tu bảo dưỡng, yêu cầu Tư vấn TEDI giữ nguyên dải an toàn trên cầu, đường, hầm theo như thiết kế của Nippon Koei;
- Tần suât lũ TK: Yêu cầu Tư vấn TEDI khảo sát bổ sung, cập nhật và tính toán số liệu thuỷ văn, tiến hành thiết kế trắc dọc với tần suất lũ tính toán P=1% có tham khảo mức đỉnh lũ năm 2009;
- Cầu cạn: Căn cứ tần suất lũ tính toán P=1%, Tư vấn TEDI tiếp tục nghiên cứu và đề xuất thiết kế chiều dài cầu cạn cho vùng ngập lụt sâu trên cơ sở tính toán thời gian ngập và thời gian nước rút của khu vực đáp ứng đủ khẩu diện thoát lũ khi có lũ thượng nguồn về;
- Nút giao: Xem xét điều chỉnh loại hình và vị trí cho nút giao trên tuyến trên nguyên tắc kết nối tách nhập là chính, hạn chế áp dụng loại hình nút giao hoa thị để giảm thiểu số trạm thu phí và phù hợp với địa hình tự nhiên. Điều chỉnh các vị trí và hình thức giao cắt với đường ngang có tham khảo ý kiến địa phương để giảm cao độ trắc dọc, thiết kế cao độ trắc dọc có tham khảo cao độ đường sắt;
- Hướng tuyến: Đồng ý về nguyên tắc như Tư vấn TEDI đó đề xuất điểm đầu của dự án tại km 0+000, giao cắt với quốc lộ 14B tại Đà Nẵng. Điểm cuối kết thúc dự án là điểm cuối tuyến cao tốc theo F/S của Nippon Koei thực hiện nối với QL1A (lý trình khoảng km1063+800- QL1A) dài khoảng 9,5km với quy mô cấp 3 đồng bằng. Các đoạn chỉnh tuyến km0+000– km16+000, km58 +000- km68 +000, km109 +000 - km129 + 000 đó được Bộ GTVT và các địa phương có dự án đi qua chấp thuận chủ trương trong giai đoạn điều chỉnh các đoạn chỉnh tuyến phải đạt được các tiêu chí sau:
+ Giảm thiểu tối đa chi phí đền bù GPMB, đặc biệt đất nông nghiệp.
+ Giảm thiểu tối đa các điểm giao cắt với đường điện 500kv.
+ Giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tới cụng trình văn hóa, tín ngưỡng và khu vực quân đội, an ninh quốc phòng.
- Hoàn thiện báo cáo về EIA, EMP và RAP: Yêu cầu Ban QLDA 85 khẩn trương triển khai công tác khảo sát cập nhật EIA, EMP, RAP, bảo tồn, bảo tàng cho Tư vấn môi trường tại các đoạn chỉnh tuyến km0+00 – km16+00, km58 +00 - km68 +00, km107 +00 - km129 + 00 và đoạn đấu nối từ cuối tuyến đến QL1A cần được để hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư của Dự án. Giao Vụ Môi trường khẩn trương thẩm định;
- Phê duyệt hồ sơ dự án đầu tư: Yêu cầu tư vấn TEDI khẩn trương hoàn thành báo cáo cuối cùng F/S (bao gồm cả RAP, EIA, EMP) vào tháng 12/2009, nộp dự thảo trước ngày 30/01/2010. Thời gian thẩm định báo cáo là 1 tháng kể từ khi bản thảo được trình nộp, kịp đoàn thẩm định của WB vào tháng 03/2010;
- Cơ chế tài chính: Giao vụ KHĐT soạn thảo văn bản để trình Thủ Tướng Chính phủ về cơ chế vay vốn (Ban QLDA 85 sẽ là cơ quan quản lý dự án); Đề nghị Ngân hàng Thế giới sớm tiếp cận để đánh giá năng lực của VEC cho phương án này (Chính phủ đứng ra vay vốn và sau đó sẽ cho VEC vay lại);
- Giao Ban quản lý 85 triển khai thủ tục cho Tư vấn TEDI thực hiện sớm các nội dung hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư nói trên của Dự án Đường cao tốc Đà Nẵng –Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tư vấn CPCS của WB và tổ công tác của Bộ GTVT để đảm bảo hồ sơ dự án đầu tư được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của WB và Chính phủ Việt Nam;
- Giao Vụ KHĐT hoàn thành xây dựng cơ chế huy động vốn cho đầu tư xây dựng mạng đường bộ cao tốc trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/2009.
Về cơ chế quản lý Nhà nước hệ thống đường cao tốc Việt Nam: Hiện Bộ GTVT đang xây dựng các phương án, đề xuất trình Chính phủ trong thời gian tới.
Thừa lệnh Lãnh đạo Bộ GTVT, Văn phòng Bộ xin thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.