VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 479/TB-VPCP |
Hà Nội ngày 22 tháng 11 năm 2023 |
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG LÊ MINH KHÁI TẠI CUỘC HỌP VỀ VIỆC BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 151/2017/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
Ngày 16 tháng 11 năm 2023, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (dự thảo Nghị định). Tham dự cuộc họp có lãnh đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương.
Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tài chính, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái kết luận như sau:
1. Đánh giá cao Bộ Tài chính đã nghiêm túc thực hiện việc rà soát pháp luật, tổng kết, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Nghị định số 151/2017/NĐ-CP, tham vấn ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, các đối tượng chịu sự tác động của chính sách được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Nghị định và thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục xây dựng dự thảo Nghị định theo quy định.
2. Bộ Tài chính nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp để hoàn thiện dự thảo Nghị định nhằm tạo sự thống nhất cao, trình lại Chính phủ trong tháng 11 năm 2023; trong đó lưu ý các nội dung sau:
a) Việc hoàn thiện dự thảo Nghị định bảo đảm nguyên tắc: Những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn phải được xử lý triệt để; các vấn đề mới phát sinh chưa được quy định thì phải thể chế hóa bổ sung nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức PPP, pháp luật về đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, pháp luật về đấu thầu; những nội dung luật đã quy định nhưng chưa đủ điều kiện để thực hiện thì phải có lộ trình thích hợp.
b) Một số nội dung tập trung hoàn thiện:
- Rà soát các nội dung quy định về sử dụng tài sản công để tham gia vào các dự án PPP; trường hợp không còn phát sinh dự án PPP mới thì cần có quy định để xử lý chuyển tiếp các dự án, hợp đồng dở dang, bảo đảm tránh lãng phí, sử dụng hiệu quả tài sản.
- Rà soát để quy định chặt chẽ việc xử lý tài sản trên đất, linh hoạt trong việc khai thác, sử dụng hiệu quả đất đai, đồng thời bảo đảm không để thất thoát tài sản, thu hồi tối đa tài sản của nhà nước.
- Rà soát khoản nộp 2% trên doanh thu khi sử dụng tài sản gắn liền với đất vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để tránh chồng chéo với các trường hợp thuê đất và phải nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Tăng cường phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương, cơ sở trong việc quyết định và tổ chức quản lý tài sản công gắn với công tác kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực và đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
- Rà soát, đánh giá kỹ tác động hoàn thiện, bổ sung các quy định về thủ tục hành chính như ý kiến phát biểu tại cuộc họp, bảo đảm công khai, minh bạch, khả thi, hiệu quả.
- Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo số 471/TB- VPCP ngày 15 tháng 11 năm 2023 để bổ sung quy định về việc xử lý tài sản là kết quả của dự án sử dụng vốn nhà nước trong trường hợp dự án không xác định cụ thể đối tượng thụ hưởng vào dự thảo Nghị định.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.