VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 467/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2023 |
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG LÊ MINH KHÁI TẠI CUỘC HỌP VỀ VIỆC HỖ TRỢ KHẨN CẤP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI
Chiều ngày 10 tháng 11 năm 2023, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai ở một số địa phương theo đề nghị của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai tại Tờ trình số 40/TTr-QGPCTT ngày 01 tháng 11 năm 2023. Tham dự họp có lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn phòng Chính phủ và đại diện Bộ Tư pháp. Sau khi nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái kết luận như sau:
1. Chủ trương hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả mưa lũ đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Thông báo số 132/TB-VPCP ngày 09 tháng 8 năm 2023, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có cuộc họp với Ban Chỉ đạo và các Bộ, cơ quan để chỉ đạo hoàn thiện phương án hỗ trợ (Thông báo số 433/TB-VPCP ngày 24 tháng 10 năm 2023). Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo có Tờ trình số 40/TTr- QGPCTT nêu trên. Tại cuộc họp, các Bộ, cơ quan còn nhiều ý kiến đề nghị Ban Chỉ đạo làm rõ để tiếp tục hoàn thiện phương án hỗ trợ.
2. Ban Chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến bằng văn bản của các Bộ, cơ quan và ý kiến phát biểu tại cuộc họp để hoàn thiện nội dung trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16 tháng 11 năm 2023; trong đó lưu ý một số nội dung sau:
a) Về phạm vi hỗ trợ: thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 132/TB-VPCP ngày 09 tháng 8 năm 2023; đồng thời, cần báo cáo rõ lý do đề xuất tổng mức hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai năm 2023 cao hơn so với những năm gần đây (2021, 2022) trong khi mưa lũ, thiên tai năm 2023 không lớn hơn các năm trước.
b) Về nguyên tắc hỗ trợ: cần xác định rõ các nguyên tắc hỗ trợ; trong đó lưu ý việc hỗ trợ phải trên cơ sở thực tế thiệt hại, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách trung ương và bảo đảm công bằng giữa các địa phương.
c) Về điều kiện, đối tượng sử dụng nguồn dự phòng ngân sách trung ương: yêu cầu thực hiện nghiêm theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, Luật phòng chống thiên tai và các văn bản pháp luật liên quan. Các địa phương phải có văn bản cam kết đã sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu và chịu trách nhiệm về cam kết của mình; trên cơ sở đó Ban Chỉ đạo rà soát, đánh giá để đề xuất việc hỗ trợ từ dự phòng ngân sách trung ương, bảo đảm đúng quy định pháp luật.
d) Các địa phương chịu trách nhiệm quản lý, bố trí, sử dụng vốn ngân sách trung ương hỗ trợ theo đúng quy định pháp luật, đúng mục đích, đối tượng, tính chất khoản chi; chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực.
đ) Ban chỉ đạo, các địa phương liên quan chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và các cơ quan liên quan về nội dung, số liệu báo cáo đề xuất.
3. Ban chỉ đạo và các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện kiểm tra việc sử dụng dự phòng ngân sách trung ương của các địa phương đã được hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai năm 2021, 2022, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
4. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan, địa phương biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.