BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4633/TB-LĐTBXH |
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2009 |
Kính gửi: Đồng chí Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam
Thực hiện Quyết định số 1054/QĐ-LĐTBXH ngày 17 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Lao đọng - Thương binh và Xã hội về việc kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động và Luật Bảo hiểm xã hội tại một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Đoàn kiểm tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (do Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Cục Việc làm, Vụ Bảo hiểm xã hội, Vụ Lao động - Tiền lương và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam) đã tiến hành kiểm tra tại 9 doanh nghiệp từ ngày 21 tháng 9 năm 2009 đến hết ngày 28 tháng 9 năm 2009. Danh sách các doanh nghiệp được kiểm tra gồm:
1. Công ty cổ phần xây lắp và phát triển dịch vụ bưu điện Quảng Nam
2. Công ty TNHH Đông Phương
3. Công ty cổ phần Đồng Tâm Miền Trung
4. Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất Việt Hàn
5. Công ty cổ phần gỗ Cẩm Hà
6. Công ty cổ phần đầu tư - du lịch và kinh doanh hội nghị Gami
7. Công ty Cổ phần Vinaconex 25
8. Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Tam Kỳ.
9. Công ty xây lắp điện Quảng Nam
Trước khi đoàn kiểm tra tiến hành đợt kiểm tra, Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng khoáng sản Miền Trung có công văn xin được hoãn vào thời gian sau.
Đặc biệt trong quá trình kiểm tra vào ngày 29/9/2009 cơn bão số 9 đổ bộ vào Miền Trung trong đó tỉnh Quảng Nam là một trong những tỉnh chịu thiệt hại nặng nề, chính vì vậy Đoàn kiểm tra đã xin ý kiến chỉ đạo của Chánh Thanh tra Bộ xin phép được dừng đợt kiểm tra để tỉnh, các doanh nghiệp và người lao động khắc phục hậu quả sau cơn bão mặc dù vẫn còn 04 doanh nghiệp đã có kế hoạch kiểm tra đó là các doanh nghiệp:
1. Công ty TNHH Tân Bình
2. Công ty Cổ phần lương thực và dịch vụ Quảng Nam
3. Công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam
4. Công ty cổ phần xây dựng và cấp thoát nước Quảng Nam
Kết quả kiểm tra như sau (có biểu tổng hợp kèm theo):
1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP:
1.1. Các loại báo cáo định kỳ
- Có 4/9 doanh nghiệp đã chấp hành chế độ báo cáo định kỳ tình hình sử dụng và nhu cầu tuyển lao động với Sở LĐTBXH Quảng Nam.
- Có 7/9 doanh nghiệp đã thực hiện báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; về công tác bảo hộ lao động với Sở LĐTBXH Quảng Nam. Các doanh nghiệp chưa thực hiện quy định này gồm: Công ty kinh doanh nhà Tam Kỳ, Công ty Gami.
1.2. Dạy nghề và thử việc
Các doanh nghiệp đều thực hiện kèm cặp tại chỗ không có doanh nghiệp nào có hoạt động dạy nghề. Các doanh nghiệp áp dụng thời gian thử việc người lao động đúng quy định của pháp luật.
1.3. Hợp đồng lao động
- Tổng số lao động và người sử dụng lao động ở 9 doanh nghiệp được thanh tra là 5463 người, trong đó 39 người thuộc đối tượng không phải ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ), 5424 người thuộc đối tượng phải ký kết HĐLĐ.
- Số lao động đã ký kết HĐLĐ là 5424 người, trong đó đa số HĐLĐ đã ký kết là HĐLĐ không xác định thời hạn và có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
- Nội dung trong hầu hết các bản hợp đồng lao động của các doanh nghiệp còn chưa quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, đặc biệt là mục “công việc phải làm” chỉ ghi chức danh công việc, các mục bảo hộ lao động, ngày nghỉ hàng năm, bảo hiểm xã hội ghi chung chung “theo quy định của pháp luật hiện hành” hoặc theo quy định của Công ty.
- Có hai doanh nghiệp (Công ty Đông Phương, Công ty Việt - Hàn ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn đối với những người làm công việc có tính chất thường xuyên, ổn định trên 36 tháng mà không xác định được thời gian kết thúc. Đặc biệt Công ty kinh doanh nhà toàn bộ lao động của Công ty từ khi chuyển sang cổ phần hóa (năm 2004) chưa thực hiện ký kết lại hợp đồng lao động.
- Tất cả các doanh nghiệp chưa lập sổ lao động cho người lao động.
1.4. Thỏa ước lao động tập thể
- 7/9 doanh nghiệp đã xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể và đăng ký với Sở LĐTBXH Quảng Nam (trừ công ty kinh doanh nhà và Công ty Gami). Nội dung của các bản Thỏa ước chỉ sao chép lại các quy định của pháp luật lao động, một vài Thỏa ước có những thỏa thuận mới nhưng cũng chỉ là những quy định về hỏi thăm lúc ốm đau, hiếu, hỉ.
1.5. Tiền lương và trả công lao động
- Có 4/9 doanh nghiệp chưa xây dựng và đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương bao gồm: Công ty kinh doanh nhà, Công ty CP xây lắp bưu điện, Công ty Đông Phương và Công ty Gami.
- Công ty Cổ phần xây lắp điện Quảng Nam không thực hiện trả lương cho người lao động làm thêm giờ (bộ phận bảo vệ).
- Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Tam Kỳ chưa xây dựng định mức lao động.
- Tất cả các doanh nghiệp đều đã thực hiện lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo đúng quy định.
- Tiền lương được các doanh nghiệp trả đầy đủ, đúng hạn, thu nhập bình quân trung của các doanh nghiệp từ 1.700.000 đến 2.000.000 đồng/người/tháng. Có doanh nghiệp thu nhập bình quân 3.000.000 đồng/người/tháng (Công ty cổ phần xây lắp và phát triển dịch vụ bưu điện Quảng Nam).
- Tổng số có 688 lao động xin thôi việc đều đã được các doanh nghiệp trả trợ cấp thôi việc đầy đủ.
- Các doanh nghiệp không thực hiện việc phạt trừ lương người lao động.
1.6. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Các doanh nghiệp đều áp dụng chế độ làm việc 8 giờ/ngày, 44 hoặc 48 giờ/tuần đối với bộ phận trực tiếp sản xuất, làm việc theo ca; theo giờ hành chính đối với bộ phận gián tiếp sản xuất; huy động làm thêm giờ không quá 200 giờ/năm và thực hiện tốt các quy định của pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
1.7. Bảo hiểm xã hội
- Tất cả các doanh nghiệp đều đã thực hiện tốt việc tham gia bảo hiểm xã hội bảo hiểm thất nghiệp cho người thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chỉ có 02 doanh nghiệp còn nợ bảo hiểm xã hội (Công ty Vinacomex 25 và công ty Đồng Tâm).
- Các doanh nghiệp đều đã cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.
- Các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… đã được doanh nghiệp và các cơ quan chức năng thực hiện chế độ trợ cấp kịp thời, đầy đủ, theo quy định của pháp luật lao động.
1.8. An toàn lao động, vệ sinh lao động.
- 3/9 doanh nghiệp chưa thành lập Hội đồng Bảo hộ lao động (công ty Kinh doanh nhà, công ty Đồng Tâm và công ty Đông Phương).
- 2/9 doanh nghiệp chưa thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên (công ty Kinh doanh nhà và công ty Đông Phương).
- Chỉ có 03 doanh nghiệp xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm (công ty Vinaconex 25, công ty xây lắp bưu điện và công ty gỗ Cẩm Hà).
- 8/9 doanh nghiệp chưa thực hiện phân định trách nhiệm về công tác bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật (trừ công ty Vinaconex 25).
- Các doanh nghiệp đều đã thực hiện việc trang bị bảo hộ lao động đầy đủ cho người lao động.
- Chỉ có công ty kinh doanh nhà chưa thực hiện huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho 100% người lao động và người sử dụng lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.
- Có 2/9 doanh nghiệp (Công ty Đồng Tâm và Công ty Cổ phần gỗ Cẩm Hà) chưa thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại.
- Có 02 doanh nghiệp sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã hết hạn kiểm định nhưng chưa kiểm định lại (Công ty Vinaconex 25 và Công ty TNHH Đông Phương)
- 5/9 doanh nghiệp chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc khám sức khỏe định kỳ đối với lao động.
- Công ty kinh doanh nhà và Công ty TNHH Đông Phương chưa cấp thẻ an toàn cho lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Có 2/9 doanh nghiệp (Công ty Cổ phần kinh doanh và Công ty cổ phần xây lắp điện) chưa thực hiện việc đo, kiểm tra môi trường lao động hàng năm.
- Các doanh nghiệp đã thực hiện tốt việc điều tra, khai báo các vụ tai nạn lao động. Từ ngày 01/01/2008 đến thời điểm kiểm tra tại 3/9 doanh nghiệp đã xảy ra 152 vụ tai nạn lao động, trong đó 149 vụ tai nạn lao động nhẹ, 03 vụ tai nạn lao động chết người (chết 3 người), trong đó có 2 vụ tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động.
1.9. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Trừ Công ty Cổ phần kinh doanh nhà chưa xây dựng nội quy lao động, tất cả các doanh nghiệp còn lại đều đã xây dựng nội quy lao động và đăng ký với Sở LĐTBXH Quảng Nam.
- Từ 01 tháng 01 năm 2008 đến nay, các doanh nghiệp xử lý kỷ luật lao động 177 người, trong đó khiển trách 116 người; chuyển công tác khác với mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng hoặc kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc cách chức 31 người; sa thải 30 người. Tất cả các hồ sơ xử lý kỷ luật lao động đã chứng minh rõ lỗi của người lao động nhưng cả 30 trường hợp sa thải các doanh nghiệp đều chưa thực hiện việc báo cáo với Sở LĐTBXH Quảng Nam
1.10. Tranh chấp lao động
- Trừ Công ty kinh doanh nhà, các doanh nghiệp khác đều đã thành lập Hội đồng hòa giải lao động cơ cở.
- Từ ngày 01/01/2008 đến thời điểm kiểm tra các doanh nghiệp đều không có tranh chấp lao động xảy ra.
1.11. Thực hiện các quy định riêng đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật, lao động cao tuổi, lao động là người nước ngoài.
- Các doanh nghiệp không sử dụng lao động chưa thành niên, lao động là người tàn tật, người nước ngoài.
- Các doanh nghiệp sử dụng 1394 lao động nữ và đã thực hiện tốt các quy định riêng đối với lao động nữ: không huy động lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 trở lên làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.
Từ những kết quả kiểm tra như trên, để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lao động trên địa bàn tỉnh, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và những nguy cơ về đình công, lãn công … có thể xảy ra, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan thực hiện tốt một số công việc sau:
1. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, huấn luyện cho người lao động và người sử dụng lao động về các nội dung cơ bản của pháp luật lao động, trong đó chú trọng các nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động, các nội dung mới về hợp đồng lao động, tiền lương … nhằm giúp doanh nghiệp hiểu và thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động.
2. Đôn đốc, hướng dẫn 9 doanh nghiệp được kiểm tra trong việc thực hiện các kiến nghị, đồng thời có văn bản khuyến cáo, hướng dẫn các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh nhằm tránh các sai phạm tương tự.
3. Hướng dẫn các doanh nghiệp khi xây dựng nội quy lao động phải thể hiện được ý chí quản lý của người sử dụng lao động; quy định cụ thể, tỉ mỉ và đầy đủ các hành vi vi phạm kỷ luật lao động có thể xảy ra tại doanh nghiệp và mức độ xử lý tương ứng đối với từng hành vi đó; hành vi nào chưa quy định trong nội quy lao động thì không được xử lý kỷ luật lao động. Phải quy định cụ thể tài liệu, tư liệu, số liệu được coi là bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh; quy định hành vi được coi là thiệt hại nghiêm trọng (nếu xảy ra) theo đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xử lý kỷ luật sa thải, không sao lại nguyên văn điểm a khoản 1 điều 85 Bộ luật lao động.
Nơi nhận: |
TL. BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.