VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 460/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2024 |
KẾT LUẬN CỦA THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ TẠI CUỘC HỌP VỀ VIỆC TIẾP THU, GIẢI TRÌNH BỔ SUNG Ý KIẾN CỦA CÁC BỘ ĐỐI VỚI DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ
Ngày 27 tháng 9 năm 2024, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc tiếp thu, giải trình bổ sung ý kiến của các Bộ đối với dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng: Trần Hồng Hà, Hồ Đức Phớc, Lê Thành Long; lãnh đạo các bộ, cơ quan: Quốc phòng, Tư pháp, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe Bộ Quốc phòng báo cáo, ý kiến của các các bộ, cơ quan tham dự cuộc họp, phát biểu của các Phó Thủ tướng, Thường trực Chính phủ kết luận như sau:
1. Thống nhất về quan điểm xây dựng Nghị định theo đúng nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật “bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; dễ tiếp cận, dễ thực hiện…”, tuân thủ quy định của Luật Phòng thủ dân sự. Dự thảo Nghị định cần kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả và bổ sung các quy định mới để bảo đảm việc vận hành của các chủ thể được hài hòa, thông suốt; rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm; không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền; bảo đảm tính đồng bộ, hợp lý, hiệu quả và khả thi.
2. Bộ Quốc phòng nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thường trực Chính phủ, ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện theo hướng:
a) Các nội dung Luật Phòng thủ dân sự giao Chính phủ quy định cần được tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, chi tiết để bảo đảm cụ thể hóa, rõ quy trình, thủ tục, dễ thực hiện, có tính khả thi cao như các Phó Thủ tướng đã nêu (xử lý, tiếp nhận thông tin về sự cố, thảm họa; ban bố cấp độ phòng thủ dân sự; tổ chức bộ máy của các Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự từ trung ương đến địa phương, vai trò tham mưu trực tiếp của các cơ quan quản lý ngành trong các Ban chỉ đạo ...). Đặc biệt chú ý phân cấp mạnh hơn nữa cho các bộ, ngành, địa phương chủ động cắt giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”.
b) Tiếp tục rà soát kỹ nội dung Luật Phòng thủ dân sự giao Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ phòng thủ dân sự; việc điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa. Nghiên cứu, tham mưu, cân nhắc đề xuất xây dựng Nghị định quy định chi tiết về quỹ phòng thủ dân sự quốc gia do Bộ Quốc phòng quản lý, trong đó cần làm rõ cơ chế điều tiết giữa quỹ phòng thủ dân sự quốc gia và các quỹ có liên quan để đảm bảo vận hành linh hoạt, hiệu quả, thống nhất.
Giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan rà soát kỹ, bảo đảm các quy định của Luật Phòng thủ dân sự giao Chính phủ quy định phải cụ thể, đầy đủ, không bỏ sót, không có khoảng trống pháp luật; trên cơ sở đó hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng thủ dân sự, trình Chính phủ trong tháng 11 năm 2024.
Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo hoàn thiện dự thảo Nghị định này.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.