VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 397/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2022 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2022; DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT VỀ CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2023
Ngày 28 tháng 12 năm 2022, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022; dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Tham dự Hội nghị có các Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái; các đồng chí Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày Báo cáo, ý kiến của các đại biểu dự họp, phát biểu của các Phó Thủ tướng, Thường trực Chính phủ thống nhất kết luận như sau:
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến xác đáng tại cuộc họp để hoàn thiện dự thảo Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2023; trong đó lưu ý một số nội dung sau:
- Về kết quả đạt được của năm 2022, nhấn mạnh hơn việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; trong số 15 chỉ tiêu chủ yếu Quốc hội giao, đã vượt 8 chỉ tiêu, đạt 5 chỉ tiêu, xấp xỉ đạt 1 chỉ tiêu và không đạt 1 chỉ tiêu; làm rõ hơn kết quả đạt được trong chỉ đạo, điều hành và xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài qua nhiều năm. Trên cơ sở đó, rút ra các bài học kinh nghiệm cho công tác chỉ đạo điều hành trong thời gian tới.
- Về bối cảnh tình hình năm 2023, nhấn mạnh hơn các vấn đề sau: (i) yêu cầu cần tiếp tục giải quyết các vấn đề tồn đọng, hạn chế, yếu kém kéo dài nhiều năm, nhất là xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, các doanh nghiệp, dự án thua lỗ, kém hiệu quả; (ii) dự kiến khối lượng công việc phát sinh ngày càng nhiều do quy mô nền kinh tế tăng lên, tình hình thế giới, cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia còn diễn biến phức tạp; hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn; thiên tai, biến đổi khí hậu khó lường, tác động nặng nề đến đời sống người dân… đòi hỏi các cấp, các ngành phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa; (iii) một số vấn đề nổi lên thời gian qua cần tiếp tục được quan tâm chỉ đạo xử lý nhất là giải ngân vốn đầu tư; triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch theo quy định; bảo đảm thanh khoản, an ninh, an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.
b) Rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023; dự thảo Báo cáo về dự thảo Nghị quyết phục vụ Lãnh đạo Chính phủ trình bày tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương vào ngày 03 tháng 01 năm 2023 (Hội nghị), bảo đảm bám sát Kết luận của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 384/TB-VPCP ngày 21 tháng 12 năm 2022.
c) Trước 09 giờ ngày 29 tháng 12 năm 2022 có văn bản gửi xin ý kiến các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ về các dự thảo tại tiết a, tiết b nêu trên
d) Tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ để hoàn thiện các dự thảo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong ngày 30 tháng 12 năm 2022.
2. Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
a) Dành thời gian nghiên cứu, góp ý trực tiếp vào các dự thảo do Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện theo điểm 1 trên, gửi lại Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước 12 giờ ngày 30 tháng 12 năm 2022.
b) Tham dự và chỉ đạo các đồng chí Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan tham dự đầy đủ Hội nghị.
3. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam phối hợp chặt chẽ, hoàn thiện video phục vụ Hội nghị, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chậm nhất trong ngày 30 tháng 12 năm 2022; trong đó lưu ý một số nội dung sau: (i) Làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các chỉ đạo, điều hành, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả của các cấp, các ngành; sự tham gia của doanh nghiệp, người dân; sự hỗ trợ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; (ii) Có các số liệu cụ thể, đánh giá của các tổ chức quốc tế để so sánh, minh chứng các nhận định; (iii) Bảo đảm phản ánh tình hình một cách khách quan, trung thực, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, khí thế để các cấp, các ngành tiếp tục nỗ lực, phấn đấu, vươn lên, góp phần xây dựng đất nước hùng cường, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuẩn bị nội dung tham luận tại Hội nghị, bảo đảm ngắn gọn, chất lượng, không quá 3 trang A4, không quá 7 phút trình bày; gửi nội dung tham luận đến Văn phòng Chính phủ chậm nhất trong ngày 30 tháng 12 năm 2022 để tổng hợp, phục vụ Hội nghị.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, địa phương biết, thực hiện./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.