VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2022 |
Ngày 20 tháng 01 năm 2022, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai - Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tham dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan - Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, lãnh đạo và thành viên Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Sau khi nghe báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, ý kiến phát biểu của một số đại biểu dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã kết luận, chỉ đạo như sau:
Năm 2021, cả hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở phải tập trung phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời duy trì sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội. Công tác phòng, chống thiên tai, sự cố, tìm kiếm cứu nạn được đặt trong bối cảnh vừa phải bảo đảm an toàn phòng chống dịch, vừa phòng chống thiên tai.
Với sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan thông tin, truyền thông, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thiệt hại do thiên tai ở mức thấp nhất trong 20 năm qua.
Tổ chức, bộ máy của Ban chỉ đạo quốc gia và Ủy ban quốc gia đã được kiện toàn; Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia được sửa đổi, hoàn thiện; công tác dự báo thiên tai sớm, kịp thời, mức độ chính xác cao hơn; Lãnh đạo và thành viên Ban chỉ đạo quốc gia, Ủy ban quốc gia, đặc biệt là các Văn phòng thường trực của Ban chỉ đạo và Ủy ban quốc gia đã làm tốt vai trò, trách nhiệm của mình, chủ động tham mưu, điều phối, phối hợp với các ngành, địa phương triển khai nhiệm vụ kịp thời, hiệu quả, góp phần giảm thiệt hại do thiên tai, sự cố.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng còn một số tồn tại, hạn chế được nêu tại báo cáo tổng hợp cần được tập trung khắc phục, đặc biệt cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy chế hoạt động để bảo đảm công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia, Ủy ban quốc gia và chính quyền địa phương được kịp thời, hiệu quả; rà soát quy trình vận hành liên hồ chứa, phân cấp chỉ đạo vận hành xả lũ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, không để xả lũ hồ chứa gây lũ chồng lũ, đe dọa đến an toàn tính mạng của người dân.
Trước tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự nỗ lực, tập trung của cả hệ thống chính trị đối với công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó sự cố và tìm kiếm cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại tính mạng và tài sản của nhân dân. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cần tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục khó khăn, hạn chế, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Rà soát, hoàn thiện, triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế hoạt động nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia và Ủy ban quốc gia đối với công tác phòng, chống thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn; các thành viên của Ban chỉ đạo quốc gia, Ủy ban quốc gia cần triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm được phân công.
- Rà soát, khắc phục những tồn tại, bất cập trong việc vận hành xả lũ của hồ chứa thủy lợi, thủy điện, nhất là phối hợp giữa các ngành, địa phương, chủ hồ trong vận hành hồ chứa.
- Tập trung nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ thiên tai, sự cố, thông tin đầy đủ, kịp thời đến các ngành, các cấp và người dân để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, cập nhật và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với thiên tai, sự cố và tìm kiếm cứu nạn trước mùa mưa bão, bảo đảm phối hợp trong kiểm tra, tránh trùng lặp, chồng chéo. Ưu tiên bố trí nguồn lực để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, xử lý các trọng điểm đê điều, hồ đập xung yếu.
- Tăng cường truyền thông, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, nhận thức, kỹ năng ứng phó với các tình huống thiên tai, sự cố. Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
2. Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai
- Tổ chức trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Ban chỉ đạo xử lý mọi tình huống thiên tai, không để bị động bất ngờ.
- Chủ động xây dựng kịch bản, phương án ứng phó với các tình huống thiên tai, nhất là thiên tai lớn, diện rộng trong bối cảnh vừa phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, vừa phòng, chống thiên tai.
- Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, củng cố và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã theo Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 09 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực thi nhiệm vụ tại các địa phương thông qua Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống thiên tai.
- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chuẩn bị và tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống thiên tai.
3. Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- Tổ chức ứng trực tiếp nhận thông tin thiên tai, sự cố, huy động lực lượng, phương tiện, xử lý kịp thời mọi tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Tham mưu chỉ đạo nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo lực lượng cứu hộ, cứu nạn đảm bảo nội dung, chương trình, sát với thực tế. Kiểm tra thực hiện các kế hoạch ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, công tác huấn luyện, diễn tập; công tác phòng chống cháy nổ, cháy rừng, thực hiện quy chế ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố chất thải và tìm kiếm cứu nạn của một số tỉnh, thành phố.
- Phối hợp với Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chuẩn bị và tổ chức Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các cơ quan liên quan biết, thực hiện./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.