VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 334/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2014 |
Ngày 06 tháng 8 năm 2014, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì Hội nghị giao ban, đánh giá tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tham dự có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; các thành viên Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ủy ban nhân dân: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng; các tập đoàn kinh tế và một số tổng công ty nhà nước.
Sau khi nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và phát biểu tổng hợp của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:
07 tháng qua, các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng, nghiêm túc thực hiện Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tải cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, đạt kết quả tích cực. Nhận thức về vai trò và sự cần thiết tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được thống nhất và nâng cao hơn. Các cơ chế chính sách quan trọng cơ bản được ban hành, tương đối đồng bộ, tạo khung pháp lý cho việc triển khai. Kết quả sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu năm đã có chuyển biến mạnh so với các năm gần đây. Đã sắp xếp 76 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 55 doanh nghiệp. Trong 432 doanh nghiệp cổ phần hóa, đã có 348 doanh nghiệp thành lập Ban chỉ đạo, 247 doanh nghiệp đang xác định giá trị doanh nghiệp, 88 doanh nghiệp đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp. Những việc đang được thực hiện này tạo tiền đề để 02 năm 2014 - 2015 cổ phần hóa được số lượng doanh nghiệp Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Giao thông vận tải, Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đạt được kết quả thực tế nổi rõ, nhiều kinh nghiệm phong phú về chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan trong xử lý khó khăn, vướng mắc có thể áp dụng chung.
Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ chế, chính sách chưa được ban hành kịp thời. Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Công Thương; thành phố: Hồ Chí Minh, Hải Phòng; các tỉnh: Bình Định, Nghệ An, Quảng Ninh, Tây Ninh; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, mặc dù, cũng tích cực chỉ đạo triển khai, nhưng kết quả cuối cùng chưa đáp ứng yêu cầu. số tiền thu được từ thoái vốn nhà nước gấp 3 lần so với cả năm 2013 và đều trên mệnh giá, nhưng vẫn còn chậm.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, tồn tại là: tình hình kinh tế còn khó khăn, thị trường chứng khoán chưa hồi phục mạnh; một số cơ chế, chính sách quan trọng chưa được ban hành kịp thời; nhiều noi chưa quyết liệt, chưa có biện pháp khả thi và báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc...
a) Chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để đạt, vượt mức kế hoạch năm 2014, đồng thời với tái cơ cấu doanh nghiệp một cách toàn diện, từ mô hình tổ chức, quản lý, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư, nguồn nhân lực, thị trường....Đặc biệt quan tâm việc tạo ra sản phẩm mới, tăng năng suất lao động, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh.
b) Tiếp tục quán triệt sâu rộng về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước trong các năm 2014 - 2015. Coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm cần khẩn trương và kiên quyết hoàn thành.
Các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có kết quả cổ phần hóa, thoái vốn thấp cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; có biện pháp phù hợp để khắc phục góp phần hoàn thành mục tiêu chung.
c) Về cơ chế, chính sách, phải hoàn thành các Đề án còn lại theo Chương trình công tác của Chính phủ, nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ đã giao, trong đó chú trọng những công việc sau:
- Bộ Tài chính:
+ Ngay trong tháng 8 năm 2014, hoàn chỉnh để Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định pháp quy hóa Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp và hướng dẫn thực hiện.
+ Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2013 về phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, để doanh nghiệp có điều kiện đầu tư phát triển.
+ Chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá đối với những nơi Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm để đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các quy định về thoái vốn nhà nước theo lô cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ theo hướng mỗi người lao động dôi dư được hưởng chế độ này 01 lần gắn với quy định chặt chẽ tiếp nhận lao động vào doanh nghiệp làm việc để có số lượng, cơ cấu ngành, tay nghề, bậc thợ hợp lý góp phần nâng cao năng suất lao động.
d) Các Bộ, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bám sát đề án tái cơ cấu, phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ và khẩn trương nhiệm vụ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.
Các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Dương, Bình Phước, Thanh Hóa, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Phú Thọ, Bến Tre... phải thành lập ngay Ban Chỉ đạo cổ phần hóa các doanh nghiệp chưa có Ban Chỉ đạo và triển khai xác định giá trị doanh nghiệp; phấn đấu trong Quý III năm 2015 công bố giá trị doanh nghiệp và phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.
Các tỉnh, thành phố: An Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Thuận, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hà Nội, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Lào Cai, Yên Bái, Long An, Quảng Ninh, Tiền Giang, Thái Bình, Thái Nguyên... chỉ đạo các Ban Chỉ đạo cổ phần hóa đã được thành lập, tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp, phấn đấu trong Quý I năm 2015 công bố được giá trị doanh nghiệp và phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.
- Các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp đang xác định giá trị đến Quý III năm 2014 công bố được giá trị doanh nghiệp và cuối Quý IV năm 2014 phê duyệt xong phương án cổ phần hóa.
- Những doanh nghiệp có điều kiện thì thực hiện IPO theo quy định hiện hành. Những doanh nghiệp chưa có điều kiện IPO ngay thì chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược (nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác nhằm thay đổi hình thức pháp lý doanh nghiệp, đa dạng hóa sở hữu, góp phần dân chủ hóa kinh doanh, tạo hàng hóa sẵn sàng cho thị trường. Trong Quý III năm 2014, Bộ Tài chính chủ trì hướng dẫn thực hiện nội dung này.
Để gắn chặt quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán, cần quy định cụ thể về thời gian thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán trong quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa của từng doanh nghiệp.
- Việc thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp phải được tiến hành chặt chẽ, có kế hoạch, theo lộ trình, bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý các khoản đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty tại công ty tài chính, ngân hàng thương mại gắn với việc tái cơ cấu các ngân hàng thương mại bảo đảm hiệu quả chung.
đ) Các Bộ, địa phương, tập đoàn kinh tế căn cứ tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước ban hành tại Quyết định số 37/2014/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, rà soát, bổ sung doanh nghiệp cần cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và lộ trình triển khai, trong Quý III năm 2014 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện.
Đối với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích như môi trường đô thị, cấp, thoát nước, nếu các nhà đầu tư trong nước có nhu cầu nắm giữ đa số vốn điều lệ thì khuyến khích, với điều kiện doanh nghiệp cam kết cung cấp tốt các dịch vụ công ích này cho nhân dân.
Khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình, kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 12 tháng 3 năm 2014 về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.
g) Đẩy mạnh truyền thông và công tác kiểm tra, đôn đốc, giám sát các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong tái cơ cấu doanh nghiệp cùng với thực hiện nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh được giao. Kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và các ngân hàng thương mại biết, thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.