VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 311/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2021 |
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG THƯỜNG TRỰC CHÍNH PHỦ PHẠM BÌNH MINH TẠI HỘI NGHỊ CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐẨY MẠNH PHÂN CẤP, PHÂN QUYỀN TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Chiều ngày 04 tháng 11 năm 2021, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã chủ trì hội nghị của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. Cùng chủ trì có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành và Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Tại trụ sở Chính phủ có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, đại diện Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đại diện Lãnh đạo các cơ quan: Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện Ban Tổ chức Trung ương; tại điểm cầu Bộ Tư pháp có Lãnh đạo Bộ Tư pháp; tại 63 điểm cầu địa phương có các đồng chí Lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại diện các Sở, ban, ngành liên quan.
Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Nội vụ báo cáo và ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự Hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh kết luận như sau:
1. Đánh giá cao quá trình tổng hợp, xây dựng báo cáo của Bộ Nội vụ; ý kiến tại Hội nghị của các Bộ, ngành, địa phương đã làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và các kiến nghị, đề xuất về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước,
2. Trong thời gian qua, việc phân cấp, phân quyền được triển khai trên quy mô rộng giữa các cấp, các ngành, các lĩnh vực, gắn với quá trình hoàn thiện thể chế và cải cách hành chính; góp phần kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, trong đó, Chính phủ, các bộ, ngành tập trung thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra; đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số, tăng tính công khai, minh bạch trong thực thi nhiệm vụ, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết các công việc của người dân, doanh nghiệp.
3. Bên cạnh đó, việc phân cấp, phân quyền còn có hạn chế, tồn tại như: việc ban hành các văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, thống nhất giữa các ngành, các cấp, các địa phương; một số văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế vẫn còn có xu hướng tập trung nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, ngành. Việc phân cấp, phân quyền chưa phù hợp với năng lực, nguồn lực của địa phương, nhất là những thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,...; chưa gắn với việc bảo đảm điều kiện thực hiện như bộ máy, nhân lực, tài chính ...
4. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Thực hiện đồng bộ giữa phân cấp, phân quyền với hoàn thiện thể chế; nghiên cứu, đô xuất sửa đổi các Luật, Pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật để tạo cơ sở pháp lý thực hiện phân cấp, phân quyền.
- Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí, điều kiện, định mức kinh tế - kỹ thuật; rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, loại bỏ các quy định phải có ý kiến thỏa thuận, chấp thuận hoặc xin ý kiến của cơ quan nhà nước cấp trên đối với những vấn đề đã được phân cấp, phân quyền.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phải đi đối với bảo đảm cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện. Chính quyền địa phương tập trung nâng cao năng lực tổ chức thực thi chính sách, pháp luật; tổ chức bộ máy và bố trí nguồn nhân lực phù hợp để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các công việc của người dân, doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, công khai với người dân và với cơ quan cấp trên trong thực hiện nhiệm vụ.
- Phân cấp, phân quyền phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, tạo thuận lợi cho các tỉnh, thành phố phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, các cơ chế, chính sách đặc thù, tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện làm cơ sở đề xuất hoàn thiện thể chế, chính sách về phân cấp, phân quyền.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
5. Bộ Nội vụ tổng hợp ý kiến phát biểu tại Hội nghị, các kiến nghị, đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước, lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, trình Chính phủ xem xét, ban hành.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan có liên quan biết, thực hiện./.
|
BỘ
TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.