BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 302/TB-BNN-VP |
Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2012 |
Ngày 01 tháng 02 năm 2012, Bộ trưởng Cao Đức Phát, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo tổng kết công tác năm 2011 và triển khai Kế hoạch công tác năm 2012. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.
Sau khi nghe Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo Tổng kết công tác năm 2011 và dự kiến Kế hoạch triển khai công tác năm 2012; báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp về Chương trình REDD+ và UN-REDD pha II; các ý kiến phát biểu của các thành viên Ban Chỉ đạo về công tác ứng phó BĐKH của các lĩnh vực phụ trách, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã kết luận như sau:
Năm 2011, các đơn vị thuộc Bộ đã nâng cao nhận thức về BĐKH và tích cực triển khai xây dựng, thực hiện các chương trình, dự án cụ thể, thiết thực; nghiên cứu khoa học hỗ trợ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn thích ứng tốt hơn với BĐKH; xây dựng một số cơ chế chính sách; thực hiện tốt Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng; rà soát quy hoạch thủy lợi, tăng cường năng lực phòng chống thiên tai; phát triển chăn nuôi và trồng trọt theo hướng tăng năng suất, giảm phát thải; kêu gọi và thực hiện các dự án viện trợ quốc tế nhằm giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.
Tuy vậy, các nhiệm vụ triển khai chưa đồng bộ và đồng đều; các thành viên Ban Chỉ đạo chưa chủ động chỉ đạo các hoạt động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực được giao phụ trách; Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo đã tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao, nhưng công tác điều phối còn chưa đạt hiệu quả cao.
Năm 2012, tiếp tục điều chỉnh nền nông nghiệp theo hướng các bon thấp (low carbon) và thích ứng thông minh với khí hậu (climate smart agriculture), đảm bảo đạt năng suất cao hơn và phát triển bền vững. Cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Lựa chọn ưu tiên, tăng nguồn lực để thúc đẩy nghiên cứu, làm rõ hơn tác động của BĐKH đến nông nghiệp, nông thôn (nước biển dâng, rét, úng, hạn hán, lũ quét …); nghiên cứu, chuyển giao công nghệ giảm phát thải khí nhà kính, công nghệ hấp thụ các bon; rà soát, điều chỉnh danh mục đề tài nghiên cứu, nhiệm vụ BĐKH để đáp ứng tốt hơn các vấn đề cấp bách, cần ưu tiên các đề tài, dự án cụ thể có ý nghĩa thực tiễn để giảm thiểu và thích ứng với BĐKH; công bố, chuyển giao các kết quả nghiên cứu cho nhân dân và các đơn vị áp dụng.
- Rà soát, điều chỉnh Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của Bộ phù hợp với Chiến lược quốc gia về BĐKH đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 12/2011; tiếp tục thực hiện lồng ghép BĐKH vào rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành, lựa chọn xây dựng dự án ưu tiên, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện.
- Triển khai một số hoạt động cụ thể:
+ Về Trồng trọt: xây dựng các quy trình sản xuất theo hướng hiện đại, đẩy mạnh thực hiện 3G3T; 1P5G; cánh đồng mẫu lớn; ứng dụng giống mới, phân bón công nghiệp, kỹ thuật canh tác tiến bộ … Hàng năm, thống kê số liệu về quy mô áp dụng, các biện pháp kỹ thuật mới.
+ Về Chăn nuôi: mở rộng chương trình Biogas, phát triển sản xuất thức ăn công nghiệp, ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ trong chăn nuôi nhằm giảm phát thải khí nhà kính.
+ Về Thủy sản: triển khai tốt chương trình xây dựng hiện đại hóa tàu cá; nghiên cứu giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sử dụng nước, thức ăn trong nuôi trồng thủy sản …
+ Về Lâm nghiệp: nghiên cứu kỹ hơn việc đánh giá trữ lượng các-bon, cơ chế mua bán tín chỉ các-bon (carbon credit) tăng cơ hội cho người trồng rừng … Thực hiện tốt Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng; ưu tiên trồng rừng ven biển và các khu vực phòng hộ xung yếu.
+ Về Thủy lợi: nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác các hệ thống công trình thủy lợi; phổ biến các công nghệ sử dụng nước tiết kiệm.
- Vụ Kế hoạch chủ trì, rà soát quy hoạch tổng thể ngành; chủ trì làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư về nguồn vốn ưu tiên đầu tư cho các dự án thích ứng BĐKH.
- Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì Diễn đàn ISG 2012 với chủ đề về BĐKH; chủ trì vận động tài trợ quốc tế cho các dự án BĐKH của ngành; chủ trì tổ chức các Hội nghị quốc tế, trước mắt tổ chức tốt Hội nghị quốc tế về An ninh lương thực và BĐKH vào tháng 5/2012.
- Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì rà soát điều chỉnh nhân sự Ban chỉ đạo; chỉ đạo xây dựng chương trình đào tạo kiến thức và nguồn nhân lực phục vụ chương trình thích ứng BĐKH.
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì rà soát, điều chỉnh bổ sung Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH cho phù hợp với Chiến lược quốc gia; đăng tải Đề án Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến 2020 lên Website Ban chỉ đạo và đăng ký với Chương trình phát triển Liên hiệp quốc để cộng đồng quốc tế biết và hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam trong giảm thiểu BĐKH.
- Thành viên Ban Chỉ đạo nắm rõ nội dung, trực tiếp chỉ đạo đề xuất các nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực phụ trách và thực hiện Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo BĐKH, có báo cáo bằng văn bản gửi Bộ (qua Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo - Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường) về kết quả thực hiện các nhiệm vụ và kế hoạch dự kiến thời gian tới (trong ngày 7/2/2012).
Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo tổng hợp, hoàn thiện báo cáo trình Bộ và phổ biến rộng rãi trong nước và quốc tế về các hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai chương trình ứng phó với BĐKH. Đề xuất văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường hoạt động giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.
- Thủ trưởng các đơn vị chủ động, tăng cường tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo chương trình, kế hoạch của Bộ, trong đó chú trọng việc tăng cường hợp tác, phối hợp để thực hiện lồng ghép các chương trình, đề án đảm bảo tính tổng thể, đồng bộ và thống nhất trong từng lĩnh vực cụ thể.
- Các đơn vị thực hiện tốt chế độ báo cáo, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan trong Bộ và Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo BĐKH.
Văn phòng Bộ thông báo để các đơn vị, cá nhân liên quan biết và triển khai thực hiện.
Nơi nhận: |
TL.
BỘ TRƯỞNG |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.